Trường ĐH, CĐ nhanh chóng lên phương án phòng ngừa Covid-19
Ban giám hiệu nhiều trường đại học đưa ra thông báo và các lưu ý với cán bộ, giảng viên, sinh viên những thay đổi liên quan đến việc giảng dạy, học tập trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tiến hành đo thân nhiệt tất cả mọi người vào trường – ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN
Có thể xin hoãn thi
Ngày 27.7, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết sinh viên (SV) của trường bắt đầu thi học kỳ từ khoảng 1 tuần trước và tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Vì vậy sẽ rất hiếm có trường hợp SV đang tham gia thi học kỳ về quê Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu có trường hợp SV về Đà Nẵng và quay lại TP.HCM để thi học kỳ nhưng phải tự cách ly thì có thể thông báo với nhà trường để dời buổi thi vào lúc khác. Cách giải quyết tương tự với Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Ngày 27.7, lãnh đạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng thông báo đến viên chức, người lao động và người học, đề nghị khai báo y tế và thực hiện theo quy định của đơn vị y tế đối với trường hợp viên chức, người lao động và người học trở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày tính đến ngày 27.7. Lãnh đạo nhà trường cũng quy định tất cả mọi người đeo khẩu trang khi làm việc và học tập tại trường.
Để đảm bảo an toàn chung, nhà trường đã phát hành phiếu điều tra y tế trực tuyến để cán bộ, giảng viên, công nhân viên và SV truy cập khai báo. Yêu cầu trong khoảng thời gian từ 1.7 đến nay nếu ai đi Đà Nẵng phải tự cách ly ở nhà, không đến trường
Thạc sĩ NGÔ THỊ QUỲNH XUÂN, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn
Lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Tài chính – Marketing yêu cầu tất cả cán bộ, giảng viên, SV, học viên đi từ Đà Nẵng đến TP.HCM từ ngày 1.7 phải khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Y tế, đồng thời tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày, không đến trường học tập và làm việc cho đến khi có thông báo mới…
Sinh viên đeo khẩu trang khi đến Trường ĐH Sài Gòn – ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN
Hủy các hoạt động thực địa, thực tế
Ngay trong ngày 27.7, PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã ký văn bản khẩn gửi đến toàn thể cán bộ, giảng viên, SV. Ngoài việc đề nghị khai báo y tế, tự cách ly nếu đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc người có nguy cơ, hạn chế đi đến vùng dịch…, trường bắt buộc tất cả mọi người đến trường phải đeo khẩu trang.
Lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng ra quy định hạn chế, tạm dừng các chuyến công tác, học tập, du lịch đến vùng đang có nguy cơ dịch (Đà Nẵng, Quảng Ngãi).
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng đã hủy tất cả các chuyến thực địa, thực tế dự kiến tổ chức trong thời gian này. Trong cùng ngày, lãnh đạo trường cũng có riêng thông báo về việc đeo khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt khi đến trường.
Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn chuẩn bị nước sát khuẩn ngay lối vào – ẢNH: MỸ QUYÊN
Có thể thay đổi phương án tổ chức lễ tốt nghiệp
Tại Trường ĐH Luật TP.HCM, SV đã hoàn tất thi học kỳ và đa số đã về quê trong đợt này. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường lên phương án tuần thứ 3 của tháng 8 sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp.
Theo thạc sĩ Lê Thế Tài, Phó trưởng phòng Công tác chính trị – SV nhà trường, hiện tại trường đang lên 2 phương án cho lễ tốt nghiệp. Một là vẫn tổ chức lễ trong toàn trường nếu tình hình bình thường. Hai là nếu tình hình dịch căng thẳng, phức tạp, trường sẽ khảo sát lấy ý kiến SV, sau đó có phương án tổ chức phù hợp hơn. Chẳng hạn sẽ tổ chức theo từng khoa chứ không tổ chức chung như dự kiến.
Bộ GD-ĐT thông báo vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch Covid-19
Trong ngày 27.7, lãnh đạo Trường ĐH Luật TP.HCM cũng có văn bản yêu cầu viên chức, người lao động, SV thực hiện nghiêm việc giám sát thân nhiệt của tất cả mọi người khi vào trường. Các viên chức đi Đà Nẵng về TP.HCM từ ngày 18.7 đến nay đều phải khai báo với nhà trường để lập danh sách theo dõi sức khỏe. Báo cáo với hiệu trưởng để có hướng xử lý từng trường hợp cụ thể.
Nhà trường cũng yêu cầu phòng công tác SV và tổ phản ứng nhanh chuẩn bị phương án cho SV từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi vào học lại từ ngày 24.8.
Toàn bộ học sinh Đà Nẵng nghỉ học vì có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
Đề phòng các loại dịch bệnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Ngày 28.7, theo thông tin từ Sở GD-ĐT Kon Tum, đã có nhiều phương án chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, Sở GD-ĐT Kon Tum đã chuẩn bị 190 phòng thi tại 12 điểm thi. Mỗi phòng thi có 24 chỗ ngồi, đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh theo quy định. Ngoài ra, Sở cũng bố trí phòng thi dự phòng tại các điểm thi để phục vụ trong tình huống khẩn cấp. Ngành y tế Kon Tum sẽ đáp ứng đủ số lượng cán bộ y tế phục vụ tại các điểm thi, xây dựng phương án đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh.
Để hỗ trợ các học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là con em dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách, Sở GD-ĐT Kon Tum đã vận động các tổ chức, cá nhân được hơn 166 triệu đồng. Sở đã chỉ đạo các trường nội trú bố trí chỗ ăn ở, tổ chức nấu ăn cho học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình thi.
Đức Nhật
Xây dựng kịch bản học trực tuyến
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng trở lại, các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp lập tức họp bàn lên kế hoạch ứng phó.
Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, cho biết: “Thời gian này tại trường có những lớp đang đi thực tập ở các điểm du lịch như đồng bằng sông Cửu Long, Nha Trang, có lớp nghỉ hè, có lớp vẫn đang học. Để đảm bảo an toàn chung, trường phát hành phiếu điều tra y tế trực tuyến để cán bộ, giảng viên, công nhân viên và SV của trường truy cập khai báo. Yêu cầu trong khoảng thời gian từ 1.7 đến nay nếu ai đi Đà Nẵng phải tự cách ly ở nhà, không đến trường”.
Theo thạc sĩ Quỳnh Xuân, trường cũng kiểm tra lại các thiết bị phục vụ phòng chống dịch để bổ sung nếu thiếu, như nước sát khuẩn, xà bông, khẩu trang. “Trong trường hợp tình hình nguy cấp phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thì trường sẽ xây dựng kịch bản đào tạo linh hoạt, một số môn cho SV học trực tuyến trở lại”, thạc sĩ Quỳnh Xuân thông tin thêm.
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho hay mọi hoạt động trong trường đều phải đặt mục tiêu phòng chống dịch Covid-19 lên hàng đầu và trường đã có phương án linh hoạt để dự phòng nếu phải giãn cách xã hội. Theo đó, có thể trường sẽ sắp xếp cho SV học trực tuyến các môn lý thuyết rồi xen kẽ học thực hành trên cơ sở đảm bảo giãn cách theo quy định.
Trong khi đó, tại Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex, dù thời gian này chưa nghỉ hè nhưng trường vẫn cử cán bộ đến từng lớp cho SV khai báo y tế, tuyên truyền SV đeo khẩu trang, theo dõi thân nhiệt.
“Mới đây có 2 SV về nhà ở Quảng Ngãi giải quyết công việc gia đình, trường cũng đã đề nghị 2 em tự theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt cần báo ngay với nhà trường. Bên cạnh đó, trường đã chuẩn bị nước sát khuẩn, khẩu trang để phát cho SV nếu em nào chưa có”, tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho hay.
Các trường CĐ, trung cấp khác trên địa bàn TP.HCM cũng đều thông báo tới toàn bộ SV, cán bộ, giảng viên về việc nâng cao ý thức phòng chống dịch, sẵn sàng các tình huống ứng phó nếu dịch có diễn biến phức tạp hơn.
TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 người đến từ Đà Nẵng từ ngày 1.7
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bỏ kỳ thi vẽ khi tuyển sinh ngành kiến trúc
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) không tổ chức kỳ thi vẽ để tuyển sinh ngành kiến trúc - đây là một điểm mới trong đề án tuyển sinh của trường năm nay.
Thí sinh tham dự kỳ thi vẽ tại một trường ĐH - HÀ ÁNH
Sáng 26.5, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM duyệt.
Trong đó, một thay đổi đáng chú ý là trường không tổ chức kỳ thi môn năng khiếu (thi môn vẽ) và cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường khác để xét tuyển ngành kiến trúc.
Thay vào đó, trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp: A01 (toán, lý, tiếng Anh) và C01 (toán, văn, lý).
Ngoài ra, ngành kiến trúc còn dành chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác như: ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Nói về sự thay đổi này, theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, thay đổi này nằm trong lộ trình đổi mới phương thức tuyển sinh với ngành kiến trúc mà trường đã dự định từ trước theo hướng phù hợp với chuẩn thế giới. Sau khi trúng tuyển, trường sẽ bố trí kiểm tra lại năng lực vẽ kiến trúc của sinh viên để xếp lớp rèn luyện phù hợp.
"Theo dự kiến, năm sau trường sẽ mở ngành kiến trúc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến theo học", ông Thắng thông tin thêm.
Trong đề án tuyển sinh mới này, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu các phương thức xét tuyển theo hướng tăng chỉ tiêu xét điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Cụ thể, trong số 5.000 chỉ tiêu năm nay, trường sẽ xét tuyển điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 30-60% tổng chỉ tiêu (thay vì 30-50% chỉ tiêu như trước đó).
Bên cạnh đó, trường xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 30-70% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% - 25%; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT từ 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài từ 1-5%.
Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương thức tuyển sinh 2020 như: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn... Trong đó, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vẫn duy trì việc tổ chức kỳ thi vẽ để xét tuyển vào các ngành có xét môn năng khiếu.
Trường ĐH tốp trên tuyển sinh ra sao? Do không kịp chuẩn bị kỳ thi riêng nên rất nhiều trường ĐH tốp trên phải xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT dù kỳ thi này khó bảo đảm đủ độ phân hóa để chọn thí sinh giỏi Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này...