Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bỏ kỳ thi vẽ khi tuyển sinh ngành kiến trúc
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) không tổ chức kỳ thi vẽ để tuyển sinh ngành kiến trúc – đây là một điểm mới trong đề án tuyển sinh của trường năm nay.
Thí sinh tham dự kỳ thi vẽ tại một trường ĐH – HÀ ÁNH
Sáng 26.5, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM duyệt.
Trong đó, một thay đổi đáng chú ý là trường không tổ chức kỳ thi môn năng khiếu (thi môn vẽ) và cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường khác để xét tuyển ngành kiến trúc.
Thay vào đó, trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp: A01 (toán, lý, tiếng Anh) và C01 (toán, văn, lý).
Ngoài ra, ngành kiến trúc còn dành chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác như: ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Video đang HOT
Nói về sự thay đổi này, theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, thay đổi này nằm trong lộ trình đổi mới phương thức tuyển sinh với ngành kiến trúc mà trường đã dự định từ trước theo hướng phù hợp với chuẩn thế giới. Sau khi trúng tuyển, trường sẽ bố trí kiểm tra lại năng lực vẽ kiến trúc của sinh viên để xếp lớp rèn luyện phù hợp.
“Theo dự kiến, năm sau trường sẽ mở ngành kiến trúc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến theo học”, ông Thắng thông tin thêm.
Trong đề án tuyển sinh mới này, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu các phương thức xét tuyển theo hướng tăng chỉ tiêu xét điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Cụ thể, trong số 5.000 chỉ tiêu năm nay, trường sẽ xét tuyển điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 30-60% tổng chỉ tiêu (thay vì 30-50% chỉ tiêu như trước đó).
Bên cạnh đó, trường xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 30-70% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% – 25%; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT từ 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài từ 1-5%.
Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương thức tuyển sinh 2020 như: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn… Trong đó, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vẫn duy trì việc tổ chức kỳ thi vẽ để xét tuyển vào các ngành có xét môn năng khiếu.
Trường ĐH tốp trên tuyển sinh ra sao?
Do không kịp chuẩn bị kỳ thi riêng nên rất nhiều trường ĐH tốp trên phải xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT dù kỳ thi này khó bảo đảm đủ độ phân hóa để chọn thí sinh giỏi
Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và hy vọng đề thi có độ phân hóa như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thông tin vì không còn thời gian chuẩn bị cho phương án thi riêng. Câu hỏi được đặt ra là tuyển sinh dựa trên xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT có bảo đảm tuyển được những thí sinh như các trường mong muốn?
Trông chờ đề thi có độ phân hóa
Trường ĐH Ngoại thương - một trong những trường ĐH có điểm xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia hằng năm cao hàng đầu cả nước - quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với ĐHQG Hà Nội phục vụ việc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020. Quyết định này của trường khiến không ít người băn khoăn liệu với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, trường có tuyển được những thí sinh giỏi như các kỳ tuyển sinh năm trước?
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội sau nhiều lần thay đổi cũng đã lựa chọn phương án tuyển sinh cuối cùng là xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT của bộ. ĐHQG Hà Nội cũng không tổ chức thi năng lực như phương án ban đầu. Các trường ĐH khối y dược cũng loại bỏ phương án tổ chức kỳ thi chung của các trường khối y dược để tuyển sinh trên cơ sở xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thông tin Bộ GD-ĐT đưa ra thì đề thi vẫn bảo đảm độ phân hóa để các trường ĐH có thể sử dụng xét tuyển nên năm nay trường vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH chứ chưa có phương án thi riêng, mà có muốn thi riêng thì lúc này chuẩn bị cũng không kịp.
PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho rằng ban đầu Bộ GD-ĐT thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ để xét tốt nghiệp khiến các trường ĐH rơi vào thế bị động vì từ đầu năm học, bộ thông tin là năm nay vẫn tổ chức kỳ thi cho 2 mục đích xét tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường xét tuyển. Tuy nhiên, sau khi có thông tin tổ chức kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp thì các trường ĐH có kiến nghị duy trì kỳ thi 2 mục đích nên bộ đã điều chỉnh, vì vậy đề thi năm nay vẫn bảo đảm độ phân hóa. Do vậy, Trường ĐH Y Dược TP HCM vẫn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp chứ không có phương án khác. Hy vọng đề thi phân hóa tốt để các trường thuận lợi trong tuyển sinh.
Mở rộng tuyển thẳng
Đại diện ĐHQG Hà Nội cho hay trường này sẽ mở rộng các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định, hướng dẫn của ĐHQG Hà Nội. Đồng thời, xét tuyển những thí sinh sử dụng các chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, IELTS và các tiêu chí phụ 2. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2020 song song với xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với tỉ lệ từ 30%- 50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
GS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhìn nhận trường vẫn tự tin với việc sẽ tuyển được những thí sinh tốt nhất. Theo bà Hoa, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển những thí sinh chất lượng cao theo các quy định của trường. Những đối tượng này đều là các thí sinh tốp đầu nên có thể tự tin về chất lượng. Bên cạnh đó, bà Hoa cũng cho rằng vì kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn bảo đảm chất lượng.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cũng tự tin sẽ không gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Năm nay, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng, xét tuyển thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải cấp tỉnh/TP và hệ chuyên. Trường cũng xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT dành cho hệ chuyên và hệ không chuyên, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Bách khoa TP HCM nhận định theo định hướng của Bộ GD-ĐT, đề thi năm nay vẫn bảo đảm phân hóa để các trường ĐH xét tuyển. Phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với tỉ lệ 30%-50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển...
Đề thi dễ, điểm chuẩn sẽ cao
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng cho biết không quá lo ngại khi đề thi năm nay dễ hơn các năm trước. Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng đề thi vẫn phân hóa. Đề dễ thì điểm chuẩn sẽ cao, ngược lại đề khó thì điểm chuẩn thấp.
3 đầu điểm bài thi tổ hợp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tính điểm ra sao? Trước quyết định vẫn tính 3 đầu điểm với mỗi bài thi tổ hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến quay về sử dụng tổ hợp cũ. Thí sinh dự thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2019 - ĐÀO NGỌC THẠCH Trong cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...