Trường ĐH Bách khoa HN chốt phương án tổ chức một bài thi kiểm tra tư duy
Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa chính thức chốt phương án thi bổ sung dưới hình thức một bài kiểm tra tư duy theo yêu cầu đặc thù của khối ngành kỹ thuật.
Ảnh minh họa
Nội dung bài thi được thiết kế gọn gồm 2 phần Toán và Đọc hiểu với thời gian làm bài 120 phút.
Thời gian thi được ấn định vào ngày 15/8, ngay sau kỳ thi THPT thay vì 25/7 như dự kiến ban đầu. Thí sinh được đăng ký dự thi tại một trong ba địa điểm: Hà Nội, Thanh Hóa hoặc Sơn La.
Điểm bài thi được sử dụng kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT (Toán-Lý hoặc Toán-Hóa) để xét tuyển.
Phương thức xét tuyển kết hợp này chỉ áp dụng cho khối ngành kỹ thuật và kinh tế (không áp dụng cho ngành Ngôn ngữ Anh) và dự kiến lấy từ 30% đến 35% chỉ tiêu tuyển sinh của Trường.
Bên cạnh đó, trường dành từ 10% đến 15% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, bao gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn đối với các học sinh trường chuyên (hệ chuyên các môn phù hợp), học sinh đạt giải thi HSG từ cấp tỉnh trở lên, học sinh có các chứng chỉ quốc tế và học sinh có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khác.
Năm nay, Trường tiếp tục thực hiện phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp truyền thống (A00, A01…) với tỉ lệ 50% đến 60% trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Như vậy, năm nay nhiều thí sinh sẽ có thêm 2 cơ hội lựa chọn để trở thành sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội: phương thức xét tuyển tài năng và phương thức xét tuyển kết hợp điểm bài kiểm tra tư duy với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.
Quy định chi tiết về các phương thức xét tuyển, kế hoạch và hướng dẫn đăng ký dự tuyển, đề cương nội dung bài kiểm tra tư duy và các ví dụ minh họa nhà trường sẽ công bố sớm cho thí sinh.
Những đại học nào tuyển sinh riêng sẽ có bài thi đánh giá, bài viết luận?
Năm 2020, nhiều trường sẽ tổ chức một kỳ thi để tuyển sinh bên cạnh các phương thức khác. Tùy từng trường dành 30-80% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này.
Năm 2020, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi để tuyển sinh bên cạnh các phương thức khác. Trường dành 50-80% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, thời gian thi được gói gọn trong chiều 25/7 tới, thí sinh có nguyện vọng vào khối ngành kỹ thuật, kinh tế sẽ thi ba môn Toán, Đọc hiểu và tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh).
Với ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh thi Toán, Đọc hiểu (trên giấy) và tiếng Anh (trên máy tính). Tất cả môn thi trắc nghiệm, riêng Toán 2/3 trắc nghiệm và 1/3 tự luận. Phạm vi kiến thức ra đề được gói gọn trong phần quy định của Bộ GD&ĐT; những phần đã được tinh giản sẽ không nằm trong đề thi.
Dự kiến, tuần đầu tháng 5, trường sẽ công bố khung kiến thức từng môn thi và có các ví dụ mẫu kèm theo. Trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng ở 3 tỉnh thành, thay vì chỉ ở Hà Nội như công bố trước đó, để giảm thiểu tác động đến học sinh, giúp các em thuận tiện hơn trong việc đi lại, ông nói.
Ngoài Hà Nội, nhà trường dự kiến tổ chức thi ở Sơn La và Thanh Hóa. Theo tính toán của trường, tổ chức tại 3 điểm trên, thí sinh các vùng đến dự thi đều rất gần. Trường cũng đã có phương án dự phòng nếu dịch COVID-19 bùng phát trở lại, không thể tổ chức kỳ thi này.
Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay cũng quay lại tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng sau 3 năm tạm dừng. Kỳ thi sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Ngoài các bài thi là các môn thí sinh được học ở phổ thông, năm nay, đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thêm một bài viết luận.
Bài luận là một dạng đề mở để thí sinh thể hiện khả năng viết luận về một chủ đề văn học, kinh tế, tự nhiên, xã hội dưới góc nhìn của một học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học viện Báo chí & Tuyên truyền vừa cho biết, năm 2020 Học viện có 4 điều chỉnh trong công tác tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, chỉ tiêu xét học bạ trung bình 3 năm THPT chiếm 50% tổng chỉ tiêu
Mở rộng đối tượng cộng điểm khuyến khích đối với các em tham gia thi cấp tỉnh.
Ở điều chỉnh thứ 3, về ưu tiên xét tuyển năm nay vào trường, sẽ tuyển tuyển thẳng nhóm ngành 3 đối với các thí sinh có: chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên; học lực khá trở lên; hạnh kiểm tốt.
Video đang HOT
Các thí sinh dự thi chuyên ngành báo chí ngoài các tiêu chí trên cần được trên 5 điểm bài thi năng khiếu báo chí.
Đại học Ngoại thương có 5 phương thức tuyển sinh, trong đó có phương thức kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Với kỳ thi này, thí sinh hoàn toàn có thể dự thi theo môn mà các em đã lựa chọn, học tập suốt thời gian qua.
Thí sinh tham gia xét tuyển theo các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07. Bài thi bao gồm Toán (90'), Văn (bài tự luận - 60'), Ngoại ngữ (60'), Lý-Hoá (60'), Lý (60'), Hoá (60').
Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A00 thì lựa chọn thi bài tổ hợp Lý - Hoá và bài thi môn Toán; thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A01 sẽ lựa chọn bài thi Lý, Anh, Toán; thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp D07 thì sẽ lựa chọn các bài thi Toán, Anh, Hóa. Nội dung bài thi phù hợp với kiến thức THPT và bài thi mẫu dự kiến được công bố từ ngày 10/5.
Năm 2020, ĐH Quốc Gia TP.HCM tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào tháng 5/2020 và tháng 8/2020 (Đã điều chỉnh do ảnh hưởng từ dịch Covid-19). Việc đăng ký dự thi hoàn toàn tự nguyện, thí sinh có thể đăng ký dự thi 1 đợt hoặc cả 2 đợt.
Chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức ĐGNL năm 2020 dự kiến chiếm tối đa 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành/chương trình. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học thành viên, khoa, viện trực thuộc của ĐHQG-HCM. Bên cạnh đó, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học và Cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG-HCM (không giới hạn số nguyện vọng) có sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh.
Cụ thể, bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút.
Năm 2020, ĐH Kinh tế TP.HCM tăng thêm 1 phương thức tuyển sinh so với năm ngoái. Cụ thể là có 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thực hiện theo đề án tuyển sinh của trường cho 30% chỉ tiêu các ngành đại trà và chất lượng cao, 100 chỉ tiêu cho chương trình cử nhân tài năng giảng dạy bằng tiếng Anh.
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dành 10% chỉ tiêu mỗi ngành chương trình đại trà và chất lượng cao xét học sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức.
Ở chương trình cử nhân tài năng, trường xét 100 chỉ tiêu học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên và tham gia kỳ thi đánh giá năng lực bằng tiếng Anh do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức năm 2020.
Phương thức 3: Xét dựa vào kết quả
ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tuyển 5.000 chỉ tiêu cho 22 ngành trong năm nay. Trong đó, một số ngành nhiều chỉ tiêu như: Tài chính-ngân hàng 950 chỉ tiêu, Kế toán 750 chỉ tiêu, Quản trị kinh doanh tuyển 600 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế tuyển 450 chỉ tiêu.
Tương tự, có hơn 40 trường đại học, cao đẳng khác gồm các khoa/ trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM và các khoa/trường ngoài sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển:
Danh sách các trường gồm:dụng kết quả đánh giá năng lực để xét tuyển:
Các khoa/ trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM
1. Trường ĐH Bách Khoa
2. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
3. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
4. Trường ĐH Kinh tế - Luật
5. Trường ĐH Công nghệ Thông tin
6. Trường ĐH Quốc tế
7. Trường ĐH An Giang
8. Khoa Y ĐHQG TP.HCM
9. Phân hiệu ĐHQG TP.HCM tại tỉnh Bến Tre
10. Viện Đào tạo Quốc tế
Các khoa/trường ngoài
1. Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng
2. Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng
3. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng
4. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng
5. Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng
6. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, ĐH Đà Nẵng;
7. Khoa Y Dược, ĐH Đà Nẵng
8. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Đà Nẵng
9. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
10. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
11. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
12. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
13. trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
14. Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM
15. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
16. Trường ĐH Nha Trang
17. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
18. Trường ĐH Lạc Hồng
19. Trường ĐH Thủ Dầu Một
20. Trường ĐH Bình Dương
21. ĐH Hùng Vương
22. ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu
23. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An
24. Trường ĐH Yersin Đà Lạt
25. Trường ĐH Văn Hiến
26. Trường ĐH Tây Đô
27. Trường ĐH Nam Cần Thơ
28. Trường ĐH Công nghệ Miền Đông
29. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
30. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn
31. Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ;
32. Trường ĐH Tây Nguyên
33. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
34. Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
35. Trường ĐH Giao thông Vận tải (CS2)
36. Trường ĐH Đồng Tháp
37. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
38. Trường ĐH Khánh Hòa
39. ĐH Văn Lang
40. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
41. Trường CĐ Viễn Đông
42. Cao đẳng Quốc tế TP.HCM
43. Trường CĐ Sài Gòn Gia Định
ĐỖ HỢP
ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi riêng tại 3 điểm, công bố đề cương ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi riêng tại 3 tỉnh, thành phố nhằm giảm bớt khó khăn trong việc đi lại cho thí sinh. PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng ở 3 tỉnh thành phố gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La, nhằm...