Trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên ở Singapore
Với chiếc đuôi xinh đẹp được nhập khẩu từ Đức, học viên tại trường dạy làm tiên cá đầu tiên ở Singapore học cách di chuyển, nhảy múa, biểu diễn dưới nước.
Năm 2015, Syrena mở trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên ở Singapore, theo CNN. Cô cũng là nghệ sĩ đầu tiên tại quốc đảo sư tử vào vai nhân vật này để biểu diễn.
“Tôi muốn tạo ra một cộng đồng, nơi những người cùng sở thích có thể chia sẻ với nhau”, Syrena, còn được biết đến với nghệ danh Cara Nicole Neo, nói.
Lớp học sẽ bắt đầu với lý thuyết nàng tiên cá. Các học viên ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà.
Syrena truyền đạt tinh thần nàng tiên cá tới người học: “ Thế giới lạnh lùng và khắc nghiệt. Nhưng tại đây, chúng ta tìm thấy hòa bình và hữu nghị. Chúng ta từ bỏ nỗi đau, sự cạnh tranh. Chúng ta lựa chọn chấp nhận, mạnh mẽ, tự do và dũng cảm”.
Theo cô, việc mang nội tâm của một nàng tiên cá cũng quan trọng như khả năng bơi thành thạo với một cái đuôi. Vì thế, các học viên sẽ học về văn hóa, lịch sử và thần thoại nàng tiên cá.
Trước khi trường học được cấp phép hoạt động, Syrena đã lên giáo trình gồm 4 giai đoạn, từ trình độ Đồng cho người mới bắt đầu đến Bạc, Vàng và Bạch kim. Ở trình độ cuối cùng, học viên sẽ học vũ đạo dưới nước.
Trường tuyển sinh tất cả những người biết bơi và hứng thú với nàng tiên cá. Học phí cho một khóa học khoảng 490 USD (gần 11 triệu đồng), chưa bao gồm phí thuê đuôi.
Video đang HOT
Theo Syrena, khóa học đào tạo nàng tiên cá giúp học viên phát triển thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Họ có thể giữ dáng, tăng cường sức khỏe, thư giãn và kết bạn với những người có chung sở thích.
Một nàng tiên cá biểu diễn tại công viên giải trí Weeki Wachee Springs ở bang Florida, Mỹ. Ảnh: CNN.
Để tạo cảm hứng cho học viên, Syrena tìm kiếm những “tiên cá” từ khắp nơi trên thế giới. Trường nhập khẩu đuôi từ Đức. Chúng được làm bằng nhựa dẻo phủ lớp sợi nhân tạo có thể co giãn.
Ở dưới nước, chúng giống như những chiếc đuôi cá bình thường. Hai chân người dùng bị buộc chặt với nhau. Mọi chuyển động đều phụ thuộc phần eo.
“Bạn phải tự nhắc nhở mình không cong đầu gối. Đây là phần khó nhất khi tập luyện”, Natalie, một học viên, chia sẻ.
Đối với cựu vận động viên bơi lội cấp quốc gia Nicole, việc hóa thân thành nàng tiên cá giống quá trình thoát ly thực tế hơn.
Mặc dù trường mới chỉ hoạt động trong thời gian vài tháng, số lượng học viên còn ít, Syrena hy vọng trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên tại Singapore có thể truyền tình yêu đến mọi người.
“Khi học cách khám phá vẻ đẹp nội tâm và biết yêu quý bản thân, bạn sẽ có trách nhiệm lan tỏa tình yêu ấy đến những người xung quanh. Đây không phải là một cộng đồng tiên cá ích kỷ, tự coi bản thân là trung tâm. Chúng tôi muốn tạo ra sự thay đổi”, cô nói.
Theo Zing
Hàng loạt trường trung cấp, cao đẳng 'thoi thóp'
Năm học 2015-2016, nhiều trường cao đẳng (CĐ), trung câp chuyên nghiệp (TCCN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối mặt nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên.
Nhiều công trình được đầu tư hàng chục tỷ đồng đành đóng cửa phơi nắng, nhiều hạng mục xuống cấp chỉ sau vài năm sử dụng.
Tại Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh (số 85 đường Nguyễn Quý Đức), mặc dù trường mới xây dựng năm 2005 nhưng chỉ hoạt động dạy học ổn định được hai năm. Liên tiếp những năm sau đó, trường luôn trong tình trạng thiếu hụt thí sinh.
Tòa nhà đồ sộ 5 tầng đóng cửa im lìm, nhiều hạng mục xuống cấp, hoen ố do phơi nắng lâu dài. Phía ngoài cổng trường treo một bảng thông tin với nội dung trường tạm ngừng hoạt động.
Liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng phòng Đào tạo của trường, được biết trường chính thức ngưng hoạt động từ ba năm nay do lượng thí sinh đăng ký học chỉ vài chục người.
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh đóng cửa ba năm nay do không tuyển đủ thí sinh. Anh: Tiên Phong.
Ông Ánh cho biết, việc đóng cửa hoạt động của trường là thực tế chung nhiều trường hiện nay, dù không muốn nhưng cũng đành chấp nhận.
Trong khi đó, tại trường Cao đẳng Đức Trí, lãnh đạo trường đang phải "đỏ mắt" tìm thí sinh. Ông Lương Duy Thảo - Phó hiệu trưởng trường CĐ Đức Trí cho biết, năm nay, trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh hơn 1.500 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm này, số lượng đăng ký mới chỉ đạt 150 sinh viên, chưa kể thí sinh ảo.
Để thu hút thí sinh, trường tung ra các "chiêu" thu hút như miễn phí chi phí ở ký túc xá, cam kết có việc làm ngay cho sinh viên sau khi ra trường... nhưng cũng không khả quan.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng GDCN-GDTX (Sở GD&ĐT Đà Nẵng), cho biết, tính đến nay, Đà Nẵng có 3 trường tạm ngừng hoạt động gồm Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh, Trung cấp Nghề Việt Á, Kinh tế - Kỹ thuật miền Trung.
Hàng loạt các trường khác như Trung cấp Xây dựng miền Trung, CĐ Việt Tiến, Trung Cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Thăng Long,... cũng đang đối mặt nguy cơ đóng cửa.
Theo ông Dũng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng khan hiếm sinh viên là do nhiều trường ĐH hiện nay mở thêm nhiều ngành, nghề hệ trung cấp. Phụ huynh, thí sinh có tâm lý thích học hệ trung cấp trong trường ĐH hơn thay vì học chuyên ngành tại trường trung cấp.
Mặt khác, năm nay, việc xét chỉ tiêu các trường dựa theo học bạ, chỉ cần thí sinh đạt mức điểm trung bình là đậu, điều này sẽ dẫn đến tình trạng "cướp" các suất thí sinh tiềm năng cho các trường CĐ, TCCN.
Theo Đao Phan/Tiên Phong
Nghịch cảnh tuyển sinh 'vét' Ngày 20/10, mùa tuyển sinh ĐH, CĐ khép lại nhưng hiện đa số các trường đã dừng xét tuyển từ đợt 3 nhưng chỉ còn một vài trường CĐ vẫn kiên trì với hy vọng "vớt" được thí sinh. Nhiều trường không thể tìm đủ sinh viên Câu hỏi thí sinh năm nay đi đâu được đặt ra với không ít trường, cả...