Trường đắt nhất nước Mỹ: Học sinh thích học kiểu nào cũng chiều, nhưng học phí bao nhiêu?
Trong khi nhiều trường học ở Mỹ và các nước khác trên thế giới đang chưa biết nên mở hay đóng cửa trong năm học mới, thì trường học đắt đỏ nhất nước Mỹ đã có kế hoạch cho học sinh thích học kiểu gì cũng được.
Nhiều trường học ở khắp nước Mỹ vẫn đang đau đầu không biết nên mở cửa hay chưa, bởi có trường vừa mở cửa đã ghi nhận học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng có một trường vẫn bình tĩnh như không!
Trường Avenues, cơ sở New York.
Đó là trường học đắt đỏ nhất nước Mỹ: Avenues. Dù đại dịch đang hoành hành, họ vẫn sẵn sàng mở cửa cho học sinh đến trường học, hoặc học từ xa, học qua vệ tinh, ai thích học thế nào thì chọn thế đó. Thậm chí, cơ sở trường Avenues ở New York còn mở thêm chi nhánh ở khu nhà giàu Hamptons dành riêng cho những gia đình vốn ở thành phố nhưng đang về đây để có một “nơi trú ẩn sang trọng” giữa giai đoạn khủng hoảng COVID-19. Mà chi nhánh này sẽ chỉ dành cho khoảng 60 học sinh trong năm học 2020 – 2021.
Avenues được gọi là trường học đắt nhất nước Mỹ, dành cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Còn với những học sinh thích học online thì cũng được, nhưng việc học online của trường Avenues cũng hơi “khác người”. Học sinh được tạo điều kiện tối ưu, giờ học thoải mái, và thậm chí gia đình học sinh cũng có thể chọn sự trợ giúp là sẽ có một giáo viên hằng ngày đến tận nhà để giảng bài thêm. Mỗi học sinh ở đây cũng được cung cấp một chiếc iPad hoặc máy MacBook Air ngay khi vào trường.
Video đang HOT
Khu ngồi chơi của học sinh. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Tất nhiên, điều kiện học tập tốt cũng đi kèm một cái giá tương xứng. Học phí học tại trường ở cơ sở New York là 58.700 đôla/ năm học (gần 1,4 tỷ đồng). Học phí chỉ học online là 30.000 đôla/ năm (700 triệu đồng), và nếu muốn có một giáo viên đến nhà mỗi ngày thì học phí tăng lên thành 65.000 đôla/ năm (hơn 1,5 tỷ đồng).
Căn-tin mở cả ngày cho học sinh ăn uống. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Trong trường có cả nhà bếp đầy đủ dụng cụ để thầy cô dạy học sinh nấu ăn. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Học phí cao như vậy nhưng họ không thiếu học sinh. Bố mẹ của những học sinh ở đây đều là những quản lý cấp cao, những người nổi tiếng hoặc các triệu phú, tỷ phú công nghệ. Suri Cruise, con gái của Katie Holmes và Tom Cruise, cũng học ở đây.
Dãy ô tô hạng sang của phụ huynh chờ đón học sinh sau buổi học. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Trong khi các trường khác trầy trật với việc cho học sinh đến lớp hay không, rồi có trường lại sợ thiếu học sinh, thì trường đắt đỏ nhất lại đã có chương trình thích nghi đầy đủ. Và điều quan trọng là với học phí ngất ngưởng nhưng họ vẫn yên tâm, vì dù đại dịch đang gây nhiều khó khăn kinh tế, nhưng số học sinh ghi danh cho năm học tới đã cao hơn năm trước rồi.
Mỹ: Thách thức khi dạy trực tuyến cho HS có nhu cầu đặc biệt
Học từ xa được cho là đã mang lại nhiều thách thức đối với những sinh viên có nhu cầu đặc biệt. Không ít giáo viên chia sẻ, họ không biết bắt đầu từ đâu khi không thể truyền đạt trực tiếp tới người học.
Một giáo viên Mỹ dạy trực tuyến cho học sinh có nhu cầu đặc biệt.
Giáo viên giảng dạy người học có nhu cầu đặc biệt được cho là đã dành nhiều năm để "mài giũa" sự kiên nhẫn và lạc quan vào một trong những công việc đòi hỏi sự khắt khe nhất trong ngành Giáo dục.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và dạy trực tuyến trở thành phương pháp hữu hiệu, hàng loạt nhà giáo dục kỳ cựu tại Mỹ chia sẻ đang cảm thấy lo lắng, kiệt sức và thậm chí là bất lực hơn bao giờ hết trong quá trình làm việc. Không ít người học có nhu cầu đặc biệt cần được hướng dẫn từng bước một trong quá trình học tập trực tuyến.
"Giảng dạy người học có nhu cầu đặc biệt vốn dĩ đã là một thách thức. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, phải cố gắng đáp ứng hiệu quả thông qua một chiếc máy tính là điều gần như không thể. Thật sự khó khăn để biết được nên bắt đầu từ đâu", Estella Owoimaha-Church - giáo viên tiếng Anh ở Los Angeles hiện giảng dạy một số học sinh có nhu cầu đặc biệt, cho biết.
Trong khi nhiều học sinh đang gặp khó khăn bởi việc học tập từ xa, những trở ngại đối với nhân viên giáo dục giảng dạy trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật được cho là vô cùng đáng ngại. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục tại Mỹ được yêu cầu tuân thủ Đạo luật Giáo dục Người khuyết tật Liên bang, nhằm cung cấp các dịch vụ cụ thể và đáp ứng mục tiêu cụ thể trong một khung thời gian nhất định cho bất kỳ trẻ em nào được coi là đủ điều kiện hưởng nền giáo dục đặc biệt. Do đó, không chỉ học giả, mà các dịch vụ liên quan như nghề nghiệp, thể chất và lời nói cũng là những yếu tố cần thiết để giáo dục những người học này.
Tất cả các chi tiết này được trình bày trong Chương trình Giáo dục cá nhân của học sinh (I.E.P). Theo Bộ Giáo dục Mỹ, có bảy triệu trẻ em từ 3 - 21 tuổi, tương đương 14% học sinh thuộc trường công lập tại nước này được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt như vậy.
Tuy nhiên, Leah Murphy - một quan chức điều trần ở bang New York và là người chủ trì các vụ án giáo dục đặc biệt nhận định, phụ huynh của những học sinh đó có quyền kiện khu học chánh nếu con họ không đạt được tiến bộ. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, giáo viên và quản trị viên không chỉ lo lắng về việc giúp học sinh học tập trong những trường hợp đặc biệt, mà còn cần đáp ứng các nhiệm vụ pháp lý.
Marci Levins - giáo viên giảng dạy 16 học sinh từ 18 - 22 tuổi trong một lớp giáo dục đặc biệt ở thành phố Cerritos, bang California chia sẻ: "Cách dạy của tôi yêu cầu sự thực hành cao. Đối với các mục tiêu học tập của IEP, tôi có thể thực hiện chúng trên máy tính. Tuy nhiên, tôi không thể đáp ứng các mục tiêu nghề nghiệp, cũng như học hỏi kỹ năng".
Chia sẻ về quá trình giảng dạy trước khi đại dịch bùng phát, Levins cho biết, cô thường để học sinh tham gia phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ đến nơi làm việc tại những cửa hàng địa phương. Đôi khi, người học của cô có thể đến một trung tâm mua sắm gần đó - phương pháp giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh về sự thay đổi và cách tìm một mặt hàng nào đó.
"Đối với các sinh viên trong chương trình này, có một thành phần cộng đồng như vậy, và cộng đồng đó giờ đây đã biến mất", cô Levins nói.
Tuần cuối cùng trước khi trường học đóng cửa vào giữa tháng 3 do Covid-19, cô Levins đã dành toàn bộ thời gian để dạy cho học sinh cách sử dụng iPad, nhằm phục vụ cho việc học từ xa.
Hà Nội bớt môn thi lớp 10, phụ huynh "đỡ được gánh lo" Việc Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ 4 tuyển sinh vào lớp 10 năm nay trong bối cảnh dịch Covid-19, khiến không chỉ các học sinh mà cả các phụ huynh như "đỡ đi được một gánh lo". Mới đây, UBND TP Hà Nội đã quyết định bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm...