Trường dành riêng cho trẻ bị bắt nạt tại Anh
Sau nhiều năm thành lập, trường Northleigh House đã giúp hàng trăm học sinh vực dậy tinh thần và vượt qua thời gian khó khăn.
Zing trích dịch bài đăng trên BBC, ABC News nói về ngôi trường dành cho trẻ em từng bị bắt nạt tại Anh. Với những phương pháp dạy đặc biệt, đây là nơi giúp học sinh phục hồi sang chấn tâm lý và lấy lại sự tự tin của mình.
Theo cuộc khảo sát toàn cầu với khoảng 260.000 giáo viên vào năm 2019, Anh là một trong những quốc gia có tình trạng bắt nạt trong trường học tồi tệ nhất thế giới.
Nạn bắt nạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý và quá trình học tập của học sinh. Những đứa trẻ bị bắt nạt thường rơi vào trạng thái lo âu dẫn đến tự ti, không muốn đi học, thậm chí là tự hành hạ bản thân, kết liễu đời mình.
Nhằm giúp đỡ nạn nhân từ những vụ bắt nạt, cặp vợ chồng nghỉ hưu Viv và Fred Morgan đã thành lập ngôi trường Northleigh House. Bà Viv – hiệu trưởng đương nhiệm – mong muốn đây sẽ là “ngôi nhà thứ hai” dành riêng cho những đứa trẻ chịu nhiều tổn thương được tiếp cận với môi trường vừa học tập, vừa trị liệu.
Tỷ lệ bạo lực học đường tăng cao ở Anh.
Nạn bắt nạt trong trường học
Ýtưởng này đến với vợ chồng Morgan sau khi ông bà vô tình đọc được bài báo về Simone Grice, một cô gái 15 tuổi đã tự kết liễu đời mình sau khi bị bắt nạt.
Sau 8 năm thành lập, trường đã giúp hàng trăm học sinh từ 11-17 tuổi vực dậy tinh thần và vượt qua thời gian khó khăn.
“Ở Anh, có 16.000 trẻ em không đến trường vì nạn bắt nạt. Chúng tôi cần làm điều gì đó cho những đứa trẻ này bởi chúng đều có thể trở thành người cho có ích cho xã hội”, bà Morgan nói.
Khoảng một nửa học sinh trước khi nhập học tại đây từng cố gắng làm hại bản thân và không thích nghi được với ngôi trường cũ. Nhiều em phải trải qua cảm giác bị tẩy chay khỏi cộng đồng.
Trẻ em bị bắt nạt thường trải qua những ký ức xấu về thời đi học.
Lily Povey (19 tuổi) là một trong số đó. Thời tiểu học, cô từng chuyển trường 4 lần do bị bắt nạt.
Ký ức tồi tệ nhất của Lily là một lần bị bạn cùng lớp nhổ nước bọt vào đĩa thức ăn khi được người khác xúi giục. Trong suốt quãng thời gian ở trường cũ, cô không hề nhớ được một chuyện vui vẻ nào.
“Tôi sống khá khép kín nên cũng không trò chuyện cùng các bạn khác. Nhiều đứa trẻ bắt đầu có hành vi bắt nạt từ năm 8 tuổi”, Lily nói với BBC.
Những trò chơi xấu của bạn bè khiến Lily không muốn đến trường và phải tìm mọi cách để được ở nhà. Cô gái 19 tuổi cho biết khi lên cấp 2, một số nữ sinh từng bắt nạt cô hồi nhỏ tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người khác để hành hạ tinh thần cô.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ mình không thể đi học được nữa, mỗi lần nghĩ đến là tôi lại thấy phát bệnh”, Lily nói.
Aaron Kirsch (20 tuổi) cũng lâm vào trường hợp tương tự như Lily. Kirsch lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở hạt Warwickshire. Vào năm 11 tuổi, khi phải chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở, anh cảm thấy lo lắng về chứng khó đọc của mình và sợ không theo kịp khối lượng bài vở trên trường.
Sự căng thẳng của Kirsch ngày càng trầm trọng hơn khi anh vừa phải vật lộn để thích nghi với ngôi trường mới, vừa bị bắt nạt trên xe buýt từ trường về nhà.
Aaron Kirsch từng chật vật một thời gian dài khi bị bạn mới bắt nạt.
Một nhóm học sinh đã cố tình xô ngã Kirsch khi không có giáo viên giám sát. Dần dần, anh không dám sử dụng phương tiện này nữa mà phải nhờ bố mẹ đưa đón.
“Tôi thậm chí không muốn ra khỏi nhà, mỗi lần đến trường là một cuộc đấu tranh với tôi. Đôi khi tôi phải chặn đầu xe để khỏi phải đi học”, anh nói.
Gần kết thúc học kỳ đầu tiên, Kirsch bị một giáo viên đưa đến văn phòng, khóa cửa lại và yêu cầu anh mở khóa từ bên trong để trở về lớp khi cảm thấy sẵn sàng. Lúc đó, anh rơi vào trạng thái hoảng loạn khi bị bỏ lại một mình.
Cuối cùng, Kirsch đã gọi điện cho bố để kể lại mọi việc. Gia đình Kirsch đến đón anh ngay sau đó và không bao giờ cho con trai quay lại trường học nữa.
Cha mẹ Kirsch nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để đăng ký vào trường Northleigh House. Kirsch là một trong những học sinh đầu tiên nhập học tại nơi này.
“Hạnh phúc trước, học tập sau”
Ngôi trường này tọa lạc ở Hatton, gần Warwick. Kể từ khi mở cửa, vợ chồng Morgan đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người dân và các doanh nghiệp địa phương. Năm 2017, sau khi ông Fred mất, bà Viv tự quản lý trường một mình.
Đối với Kirsch, việc nhập học tại trường Northleigh House là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh.
“Ở đây như có một ngọn lửa được thắp sáng, khiến tôi cảm thấy an toàn và ấm áp. Các thầy cô sẽ không bắt tôi làm điều gì đó nếu tôi chưa sẵn sàng. Họ đối xử với chúng tôi một cách tôn trọng và hiểu rằng học sinh sẽ học tập tốt khi có tinh thần tốt”, Kirsch chia sẻ.
Học sinh ở Northleigh House được tự do khám phá sở thích của mình.
Nikki Perks – nhân viên lễ tân – cho biết nhiều học sinh mới đến đây lo lắng đến mức không chịu ra khỏi xe. Điều ý nghĩa nhất mà cô cảm nhận được khi làm việc ở đây là nhìn thấy học sinh ngày càng tự tin vào chính mình.
Tiêu chí để được nhận vào trường là “phải đang vật lộn và không muốn đi học”. Giá trị cốt lõi mà Northleigh House muốn truyền đạt là sự tử tế và tôn trọng. Với phương châm “hạnh phúc trước, học tập sau”, trường tổ chức nhiều buổi tư vấn để khuyến khích học sinh thổ lộ các vấn đề của mình.
Bà Morgan cũng loại bỏ một số hình thức rập khuôn của giáo dục chính thống. Học sinh được học tập theo nhịp độ riêng, tập trung vào các môn học yêu thích và không bao giờ bị la mắng.
Làm mộc và chụp ảnh là một trong những môn học phổ biến nhất.
Vị hiệu trưởng khẳng định phương pháp học này không hề tạo ra sự bất cập nào. Tất cả phòng học đều được gắn đồng hồ và học sinh phải đến lớp đúng giờ.
“Chúng tôi điều chỉnh theo khả năng của các em và chúng đều đang làm rất tốt”, bà Morgan nói.
Năm 2012, Ofsted (Cơ quan thẩm định các tiêu chuẩn về Giáo dục, Dịch vụ và Kỹ năng cho trẻ em) đánh giá Northleigh House đạt yêu cầu về chất lượng giáo dục qua sự tiến bộ rõ rệt của từng học sinh.
Ngôi trường này còn cung cấp chương trình giảng dạy GSCE và một số nội dung thuộc chứng chỉ A-level.
Nhiều thanh thiếu niên sau khi học tại đây đã lấy lại sự tự tin của mình.
Đối với Lily, trường Northleigh House đã giúp cô mở lòng hơn và thoát khỏi cảm giác cô đơn khi phải ăn trưa một mình. Lily kể ban đầu cô rất tự ti về bản thân nhưng nhờ sự giúp đỡ của các giáo viên, cô dần vượt qua tất cả.
“Tôi luôn nhớ về người cố vấn của mình. Cô đã liên tục trấn an tôi hãy tin tưởng vào bản thân và cho tôi sự tự tin để làm bất cứ điều gì tôi muốn”, Lily bày tỏ.
Cô gái 19 tuổi đã tìm thấy niềm đam mê với bộ môn nhiếp ảnh và thích chụp lại những khoảnh khắc đẹp về cuộc sống.
Không chỉ vậy, Lily còn tìm được “nửa kia” của mình, Kirsch. Cả hai đã hẹn hò được gần 2 năm. Tuy đã rời khỏi Northleigh House, đôi trẻ không bao giờ quên được những ký ức đẹp về ngôi trường này.
Lily và Kirsch đã rời khỏi Northleigh House và đang theo đuổi ước mơ của mình.
Lily đang học thêm về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Còn Kirsch thì khám phá ra niềm yêu thích với nghiên cứu khoa học – môn học mà trước đây anh từng rất ghét.
Kirsch trở thành sinh viên ngành tâm lý học vào năm 2016. Tháng 9/2019, anh học tiếp môn Hóa trong chương trình A-level để theo đuổi ngành dược.
“Nếu không có Northleigh House, tôi sẽ không lấy được chứng chỉ GCSE. Thành thật mà nói, tôi không biết mình sẽ ở đâu nếu không biết đến ngôi trường này”, anh nói.
Thủ khoa từng vượt định kiến để chọn ngành sư phạm
Nguyễn Thị Diệu Khanh từng có lúc tự ti, hoang mang, nhận nhiều lời "bàn lùi" từ người ngoài, khi cô lựa chọn ngành sư phạm.
Nguyễn Thị Diệu Khanh là cử nhân ngành Sư phạm Ngữ văn hệ Chất lượng cao, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nữ sinh nằm trong top 5 thủ khoa đầu ra của Đại học Sư phạm Hà Nội khóa 2016-2020. GPA trung bình đạt 3.88/4, tốt nghiệp bằng xuất sắc. Khanh cũng thuộc diện tuyển thẳng vào trường với giải nhì môn Ngữ văn cấp Quốc gia.
Học giỏi, đa tài nhưng có lúc, Khanh hoang mang, mất phương hướng khi chọn theo nghiệp sư phạm. Nữ sinh nhớ lại ngày cầm tấm giấy báo trúng tuyển trên tay, lòng nửa vui nửa buồn. Vui vì hoàn thành mục tiêu đỗ đại học; buồn khi nghe những lời bàn lùi từ người xung quanh: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", "Học sư phạm khó xin việc", "Làm giáo viên biết bao giờ mới giàu"...
"Ngày mình chọn vào sư phạm, nhiều người bất ngờ và thấy tiếc. Họ nói học giỏi vậy sao theo nghề giáo? Nhiều lúc, mình cũng tự hỏi, tại sao có người lại khắt khe với ngành giáo dục đến thế? Nhưng rồi mình nhận ra, cái gì càng quan trọng thì càng được yêu cầu cao. Vai trò của giáo dục và giá trị của người thầy luôn được đề cao, cho dù xã hội có thay đổi thế nào", Khanh nói với Zing.
Sau này, cha mẹ ủng hộ, Khanh có thêm động lực phấn đấu, kiên định với lựa chọn. 9X hiểu rằng năng lực chính là chìa khóa thành công, dù ở bất kỳ môi trường nào. Nữ sinh thường có thói quen đặt ra mục tiêu, từ đó có kế hoạch phù hợp.
"Từ năm thứ nhất, mình đã đặt ra mục tiêu tốt nghiệp trong top 10% sinh viên xuất sắc toàn trường. Khi mục tiêu trở thành hiện thực, và còn lọt top 5 thủ khoa đầu ra, mình cảm thấy khá hài lòng", tân cử nhân chia sẻ.
4 năm đại học, nữ sinh giành giải thưởng Đỗ Hữu Châu dành cho sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, giải thưởng Nghiệp vụ sư phạm, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Tự nhận bản thân là người năng động, thích giao tiếp, Khanh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Nữ sinh từng giữ chức Phó bí thư liên chi Đoàn khoa Ngữ văn nhiệm kỳ 2017-2019; Bí thư, Phó bí thư chi đoàn Chất lượng cao khóa 66; đại biểu tham dự các kỳ đại hội của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội, cũng như Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tham gia nhiều hoạt động, Khanh chưa bao giờ cảm thấy áp lực về thời gian. Nữ sinh thường xuyên gọi điện thoại về nhà tâm sự với cha mẹ, đi du lịch, tham gia các chương trình, dự án cộng đồng. Thời gian rảnh, Khanh học piano, đọc sách, dự triển lãm nghệ thuật..., vừa để giải trí, vừa nâng cao kỹ năng.
Nói về dự định tương lai, Diệu Khanh cho biết cô học cao học. 9X quan niệm muốn đi dạy, trước hết phải học. Nữ sinh muốn nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp dạy học, tâm lý học để phục vụ nghề.
"Lạm phát" giấy khen... Có một vấn đề không lớn cũng không nhỏ, chẳng mới mà cũng chưa cũ, nhưng mỗi mùa hè đến lại gây xôn xao với những tranh luận trái chiều, đó là câu chuyện ghi nhận thành tích phấn đấu và rèn luyện của học sinh gắn liền với những tấm giấy khen rực rỡ. Tôi còn nhớ như in những kỷ niệm...