Trường dành cho trẻ nhiễm HIV ở Trung Quốc
Tại ngôi trường dành cho trẻ em nhiễm HIV ở Trung Quốc, các em nhỏ học tập, vui chơi, điều trị trong tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc ấm áp của thầy cô.
Theo shanghaiist, trường Ruy băng Đỏ Lâm Phần ở tỉnh Sơn Tây dành riêng cho học sinh nhiễm HIV ở Trung Quốc. Trường hoạt động từ tháng 12/2011. Hiện tại, 32 trẻ em nhiễm HIV/AIDS đang học tập, điều trị miễn phí tại đây.
Cô Lưu bế bé Hồng Mai. “Lần đầu gặp, Hồng Mai và anh trai đều lấm lem, bẩn thỉu nhưng sau khi tắm rửa, hai bé thực sự đáng yêu”, cô Lưu cho biết. Phần lớn học sinh trường là trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi vì nhiễm HIV.
Năm 2014, bà Bành Lệ Viện – vợ Chủ tịch Tập Cận Bình – gửi thư động viên thầy trò trường Lâm Phần. “Dù bất hạnh mang căn bệnh thế kỷ, các em vẫn có quyền hưởng hạnh phúc và hy vọng vì rất nhiều người trong xã hội sẵn sàng giúp đỡ các em. Chúng ta biết ơn họ, lạc quan đối mặt hiện thực, tin tưởng vào tương lai, dũng cảm theo đuổi ước mơ và cố gắng hết khả năng để thực hiện chúng”, bà viết.
Tại trường Lâm Phần, các em được quan tâm và hưởng thụ tình cảm ấm áp. Hiệu trưởng Quách Tiểu Bình thường chơi đùa với học sinh trong thời gian rảnh. “Các em muốn gọi thầy là bố nhưng thầy không đồng ý. Thầy Quách cho rằng, dù đối xử tốt đến mấy, thầy vẫn không thể thay thế bố mẹ ruột của học trò. Tuy nhiên, cách xưng hô không quan trọng, các em luôn nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ tốt nhất”, cô Lưu chia sẻ.
Tiêu Phàn, 17 tuổi, học guitar cùng thấy giáo Lý Chung. Từ năm lên 3, cậu và em trai sống cùng bà ngoại sau khi mẹ qua đời vì căn bệnh thế kỷ. Trước đó, bố cậu mất trong một vụ tai nạn xe.
Không chỉ học kiến thức theo chương trình giáo dục chung của Bộ Giáo dục, các học sinh trường Ruy băng Đỏ Lâm Phần còn được phát triển năng khiếu. Các em có thể lựa chọn học chơi nhạc cụ hoặc vũ đạo.
Video đang HOT
Tiêu Sơn, 13 tuổi, chơi đùa cùng em trai Tiêu Giang, 8 tuổi, trong phòng ngủ. Mẹ của hai em là người Myanmar, đã qua đời vì HIV. Trước đây, vì không có hộ khẩu, hai anh em không được hưởng các chính sách hỗ trợ dành cho trẻ mồ côi hay bệnh nhân HIV.
Các tình nguyện viên ăn trưa cùng học sinh trường Lâm Phần. Vì trường hoàn toàn miễn phí, sự hỗ trợ từ các tổ chức thiện nguyện đóng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động của trường.
Vào ngày mưa, những học sinh thiếu may mắn không thể ra ngoài chơi. Các em tụ tập trong phòng giáo viên, quây quần bên nhau xem TV.
Các bé học cách ra dấu từ “Mẹ”. Thầy Quách cho biết, phần lớn học sinh là trẻ mồ côi, nhiều em thậm chí không biết tên thật của mình.
Từ khi trường bắt đầu hoạt động đến nay, chỉ một học sinh qua đời. Mỗi lần nhắc đến em, thầy cô đều không cầm nổi nước mắt. Thầy Quách cho biết, chăm sóc những phận đời thiếu may mắn là điều ý nghĩa nhất thầy làm được, giúp chính bản thân thầy sống không hối tiếc.
Trường Lâm Phần cấp thuốc điều trị HIV miễn phí cho học sinh. Trung Quốc có khoảng 575.000 người mắc căn bệnh thế kỷ, trẻ em và thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ cao. Nước này bắt đầu cung cấp liệu pháp điều trị, kìm hãm virus phát triển cho tất cả công dân mắc bệnh nhưng trường Lâm Phần vẫn là trường học duy nhất dành riêng cho trẻ nhiễm HIV.
Bé Vi Vi, 10 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Đông. Mẹ em qua đời vì HIV khi em mới 6 tuổi. Kỷ vật duy nhất về mẹ là bức ảnh lưu trên điện thoại. Mỗi lần ai đó hỏi em nhớ mẹ không, Vi Vi đều không nói gì và hôn màn hình điện thoại.
Theo Zing
Mê mẩn bóng hồng của cơ quan an ninh FSIN Nga
Mặc dù làm việc trong một môi trường đặc biệt nhưng các nữ quản giáo Nga vẫn giữ được tính cách hồn nhiên vô tư của mình.
Công tác bảo vệ và quản lý an ninh tại các trại giam của Nga đều do Cục Quản lý trại giam Nga (FSIN) thực hiện và ngoài lực lượng quản giáo là nam thì FSIN cũng còn các quản giáo là nữ. Và mặc dù phải làm việc trong môi trường đặc biệt nhưng các nữ quản giáo Nga vẫn giữ được cho mình tính cách như bao người phụ nữ bình thường khác. Trong ảnh là các nhân viên nữ của FSIN tham gia hoạt động thể thao ngoài trời. Tuy nhiên trong công việc họ lại những người cực kỳ nghiêm túc. Cùng với tỷ lệ tội phạm khá cao ở Nga hiện nay, FSIN đang phải duy trì một số lượng lớn nữ quản giáo tại các trại giam trên khắp nước Nga. Công việc quản lý an ninh tại các trại giam không khiến các nữ quản giáo của FSIN mất đi nét nữ tính vốn có của mình. Gương mặt như thiên thần của một nữ quản giáo Nga. Hồn nhiên tạo dáng với một áp phích quảng cáo bên đường. Các nữ quản giáo của FSIN hầu như đều phải thực hiện mọi công việc mà một quản giáo nam phải làm. Trong đó kể cả việc sử dụng súng. Trong ảnh là các học viên đang theo học tại các học viện của FSIN và sau này họ sẽ là các quản giao tương lai. FSIN cũng là ngôi nhà chung của nhiều dân tộc đang sinh sống trên khắp nước Nga. Một học viên của FSIN với chú cảnh khuyển của mình.
Công tác bảo vệ và quản lý an ninh tại các trại giam của Nga đều do Cục Quản lý trại giam Nga (FSIN) thực hiện và ngoài lực lượng quản giáo là nam thì FSIN cũng còn các quản giáo là nữ. Và mặc dù phải làm việc trong môi trường đặc biệt nhưng các nữ quản giáo Nga vẫn giữ được cho mình tính cách như bao người phụ nữ bình thường khác.
Trong ảnh là các nhân viên nữ của FSIN tham gia hoạt động thể thao ngoài trời.
Tuy nhiên trong công việc họ lại những người cực kỳ nghiêm túc.
Cùng với tỷ lệ tội phạm khá cao ở Nga hiện nay, FSIN đang phải duy trì một số lượng lớn nữ quản giáo tại các trại giam trên khắp nước Nga.
Công việc quản lý an ninh tại các trại giam không khiến các nữ quản giáo của FSINmất đi nét nữ tính vốn có của mình.
Gương mặt như thiên thần của một nữ quản giáo Nga.
Hồn nhiên tạo dáng với một áp phích quảng cáo bên đường.
Các nữ quản giáo của FSIN hầu như đều phải thực hiện mọi công việc mà một quản giáo nam phải làm.
Trong đó kể cả việc sử dụng súng.
Trong ảnh là các học viên đang theo học tại các học viện của FSIN và sau này họ sẽ là các quản giao tương lai.
FSIN cũng là ngôi nhà chung của nhiều dân tộc đang sinh sống trên khắp nước Nga.
Một học viên của FSIN với chú cảnh khuyển của mình.
Theo_Kiến Thức