Trường Đại học Y khoa Vinh khai giảng năm học 2022-2023
Năm học 2022-2023, Trường Đại học Y khoa Vinh tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học; thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo, môi trường làm việc và học tập năng động, nghiêm túc.
Toàn cảnh Lễ khai giảng năm học 2022-2023 của Trường Đại học Y khoa Vinh. Ảnh: Thành Chung
Sáng 18/10, Trường Đại học Y khoa Vinh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bùi Đình Long – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; các đơn vị y tế trong tỉnh… cùng các sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh.
Các đại biểu tham dự lễ khai giảng năm học 2022-2023. Ảnh: Thành Chung
Trường Đại học Y khoa Vinh là trường đại học công lập, được thành lập vào ngày 13/7/2010 theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An (tiền thân là Trường Y sĩ Nghệ An thành lập vào năm 1960).
Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược; cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Vinh đọc diễn văn khai giảng năm học mới. Ảnh: Thành Chung
Năm học 2022-2023, Trường Đại học Y khoa Vinh có gần 800 tân sinh viên, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên hơn 4.500 sinh viên. Các sinh viên đang theo học các chuyên ngành đại học và sau đại học như: Y khoa, y học dự phòng, điều dưỡng, y tế công cộng, dược học, kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa 1 nội khoa, thạc sĩ y tế công cộng và nhiều mã ngành khác.
Trong năm học này, Trường Đại học Y khoa Vinh tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học; thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo, môi trường làm việc và học tập năng động, nghiêm túc, trong sạch, không có tiêu cực, thái độ phục vụ thân thiện.
Video đang HOT
Đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đánh trống khai giảng năm học 2022-2023. Ảnh: Thành Chung
Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bày tỏ mong muốn Trường Đại học Y khoa Vinh tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; tổ chức thực hiện chuẩn chương trình đào tạo và các giải pháp đảm bảo chất lượng; tăng cường phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy lâm sàng; triển khai quy chế kết hợp Viện – Trường thực chất, hiệu quả; quan tâm mở rộng quy mô đào tạo theo hướng mở thêm các mã ngành đào tạo sau đại học… đảm bảo tiêu chuẩn về đầu ra nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
Lẵng hoa của Ủy ban nhân tỉnh Nghệ An tặng hoa chúc mừng thầy và trò Trường Đại học Y khoa Vinh nhân Lễ khai giảng năm học 2022-2023. Ảnh: Thành Chung
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng bày tỏ mong muốn các em sinh viên ra sức rèn luyện, học tập, nghiên cứu, tích cực trau dồi kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp để gặt hái nhiều thành công trong năm học mới và sớm có mặt trong đội ngũ “Lương y như từ mẫu” thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trường Đại học Y khoa Vinh khen thưởng các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2021-2022. Ảnh: Thành Chung
Dịp này, Trường Đại học Y khoa Vinh đã tôn vinh, khen thưởng cho thủ khoa đầu vào và các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2021-2022./.
Hải Dương: Thiếu giáo viên, có hiệu phó phải dạy tăng 18 tiết/tuần
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một số trường học tại Hải Dương đã phải phân công cán bộ quản lý dạy tăng tiết, có hiệu phó dạy tăng thêm 18 tiết/tuần.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, năm 2022, toàn tỉnh tuyển dụng 1.737 chỉ tiêu giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục công lập, nhưng chỉ có 1.443 thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2.
Tại ngày thi viết bài nghiệp vụ chuyên ngành vào ngày 9/10/2022, cũng chỉ có 1.298 thí sinh đến thi (145 thí sinh đủ điều kiện dự thi không tham gia thi).
Qua thống kê, thành phố Chí Linh có số thí sinh không dự thi nhiều nhất tỉnh với 29 thí sinh, huyện Nam Sách vắng 18 thí sinh, huyện Thanh Miện vắng 15 thí sinh, thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà vắng 14 thí sinh... Huyện Gia Lộc có số thí sinh vắng ít nhất tỉnh (vắng 2 thí sinh).
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, số lượng thí sinh dự thi thấp hơn chỉ tiêu tuyển dụng là do không có nguồn để tuyển dụng.
Việc này khiến cho ngành giáo dục tỉnh thêm đau đầu bởi tình trạng thiếu giáo viên càng trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, sĩ số học sinh các lớp đều tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, chuyên môn cũng như chất lượng dạy và học.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tuấn Việt (huyện Kim Thành) đang dạy tăng thêm 13 tiết/tuần (Ảnh: LT)
Đứng trước thực trạng đó, nhiều đơn vị trường học đã phải "giật gấu, vá vai" tìm mọi cách khắc phục để bảo đảm việc dạy và học.
Tại Trường Tiểu học Tiên Động (huyện Tứ Kỳ), năm học 2022-2023, nhà trường có 677 học sinh được chia thành 21 lớp.
Tuy nhiên, với toàn trường có 28 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó chỉ có 16 giáo viên văn hóa, nên trong năm học này, nhà trường đã dồn học sinh từ 21 lớp xuống còn 20 lớp.
Với số lớp hiện tại thì Trường Tiểu học Tiên Động đang thiếu 4 giáo viên làm chủ nhiệm các lớp còn lại và giảng dạy. Trong khi đó, mới đây 1 giáo viên hợp đồng của trường lại xin nghỉ việc.
Do thiếu giáo viên nên lãnh đạo Trường Tiểu học Tiên Động đều đang tham gia giảng dạy tăng tiết so với quy định.
Cô giáo Ngô Thị Vân Chi, Phó Hiệu trưởng nhà trường dạy tăng 18 tiết/tuần và tham gia chủ nhiệm 1 lớp.
Trường cũng đang phải hợp đồng với 3 giáo viên đã nghỉ hưu. Các giáo viên này vừa giảng dạy vừa chủ nhiệm lớp.
"Việc cán bộ quản lý phải dạy tăng tiết làm công tác quản lý vất vả. Ngoài giảng dạy, mọi công việc chuyên môn khác đều phải tranh thủ làm thêm ngoài giờ hành chính, làm buổi tối ở nhà và cả ngày nghỉ cuối tuần.
Nếu có giáo viên nghỉ thai sản, ốm đau thì nhà trường còn vất vả hơn trong việc bố trí giáo viên dạy thay", cô Chi nói.
Tại Trường Tiểu học Tuấn Việt (huyện Kim Thành), năm học này trường có 1.216 học sinh, 52 cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với bậc tiểu học mỗi lớp không quá 35 học sinh thì trường sẽ có 37 lớp.
Nhưng do thiếu giáo viên nên trường đã dồn học sinh khối lớp 3 và khối lớp 5, nên toàn trường chỉ còn 35 lớp, sĩ số nhiều lớp lên đến gần 40 học sinh.
Theo cô giáo Đồng Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tuấn Việt, hiện trường đang thiếu 8 giáo viên theo chỉ tiêu biên chế giao và đã hợp đồng được với 5 giáo viên.
Khó khăn nhất là thiếu 1 giáo viên tiếng Anh và 1 giáo viên văn hóa do 2 vị trí này không có nguồn tuyển; 1 giáo viên hợp đồng dạy môn văn hóa chưa đủ điều kiện dự thi tuyển giáo viên năm nay do chưa có bằng đại học.
"Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường đã phân công giáo viên phải dạy tăng từ 5-8 tiết/tuần, hiệu trưởng dạy tăng 5 tiết/tuần, còn 2 Phó Hiệu trưởng, 1 người dạy tăng 8 tiết/tuần, người còn lại dạy tăng 13 tiết/tuần.
Hai giáo viên tiếng Anh của trường đã dạy tăng tối đa 10 tiết/tuần nhưng vẫn không dạy đủ số tiết theo quy định đối với khối lớp 4 và lớp 5.
Ngoài ra, trường cũng đang phải hợp đồng với 1 giáo viên đã về hưu. Do giáo viên dạy vượt giờ nên ít có thời gian nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông mới", cô Hương chia sẻ.
Trường Trung học cơ sở An Phụ (thị xã Kinh Môn) đang có 629 học sinh chia thành 15 lớp với 28 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Năm học này tăng lên 2 lớp, dự kiến năm học tới còn tăng tiếp 2 lớp. Trường đang thiếu 3 giáo viên nhưng chưa được giao tăng thêm chỉ tiêu biên chế.
Để khắc phục, nhà trường đang nhờ 2 giáo viên của Trường Tiểu học An Phụ, 1 giáo viên của Trường Tiểu học Thượng Quận (cùng ở thị xã Kinh Môn) tham gia giảng dạy cho trường.
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ các trường ở trên mà nhiều trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng đang trong tình trạng "giật gấu, vá vai" khi thiếu giáo viên.
Có trường phải hợp đồng với giáo viên đã về hưu, có trường phải huy động cán bộ quản lý và giáo viên đều dạy vượt giờ; có nhà trường phải hợp đồng giáo viên dạy liên trường, hợp đồng với giáo viên mới ra trường...
Khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị B166 Ngày 18/10, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang) khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị B166 (hệ không tập trung) năm 2022. Quang cảnh lễ khai giảng ThS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng trao quyết định phân công giáo viên chủ nhiệm lớp Lớp có 80 học viên là trưởng, phó...