Trường Đại học Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên đào tạo bác sĩ nội trú
Mới đây, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành quyết định công nhận trúng tuyển hệ bác sĩ nội trú khoá đầu tiên chuyên ngành Ngoại khoa và Ung thư.
Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã tổ chức thi tuyển thành công khóa Bác sĩ đầu tiên và bắt đầu triển khai đào tạo từ năm 2022. (Ảnh: VNU)
Ngày 9-7-2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3359/QĐ-BYT về việc giao cho Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN tổ chức đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành ngoại khoa và ung thư từ năm 2021. Sau đó, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã tổ chức thi tuyển thành công khóa Bác sĩ đầu tiên và bắt đầu triển khai đào tạo từ năm 2022.
Đào tạo bác sĩ nội trú là phương thức đào tạo đặc biệt của ngành y khoa giúp học viên có kiến thức chuyên sâu hơn trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu. Bác sĩ nội trú là nền tảng để xây dựng đội ngũ lực lượng y tế chủ chốt tại các bệnh viện.
Bác sĩ nội trú là cái đích đến của nhiều sinh viên ngành Y sau khi tốt nghiệp, là chương trình đào tạo y khoa trình độ cao về thực hành lâm sàng. Đào tạo bác sĩ nội trú là thời gian để các học viên lĩnh hội được các kiến thức chuyên môn sâu, thực hành kỹ lưỡng về chuyên môn mà một bác sĩ cần có trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1666/QĐ-TTG ngày 27-10-2020 Thành lập Trường ĐH Y Dược trên cơ sở kế thừa Khoa Y Dược, ĐHQGHN. Mặc dù là một cơ sở đào tạo đại học y dược còn non trẻ, nhưng được sự quan tâm đầu tư và chiến lược phát triển dựa trên nguồn lực sẵn có về đội ngũ và cơ sở vật chất dùng chung của ĐHQGHN, chỉ sau 2 năm thành lập, Trường Đại Học Y Dược đã hoàn thiện về cơ bản các điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo, tuyển sinh và tổ chức giảng dạy các khóa đầu tiên của 2 ngành Y (Bác sĩ) đa khoa và Dược học.
Hiện tại, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đang triển khai 6 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học, bao gồm: Y Đa khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng. Đối với chương trình đào tạo sau đại học trong nước hiện có 4 mã ngành: thạc sĩ Nhi khoa, Mắt (nhãn khoa), Răng – Hàm – Mặt, Ngoại khoa và 2 mã ngành Bác sĩ nội trú về Ngoại khoa và Ung thư.
Dự kiến trong thời gian tới, dựa trên căn cứ nguồn lực của nhà trường và nhu cầu xã hội, Trường Đại học Y Dược sẽ đăng ký với Bộ Y tế nhận nhiệm vụ đào tạo Bác sĩ nội trú của 7 chuyên ngành: Nội khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Nhãn khoa, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức.
Khi được Bộ Y tế phê duyệt và cho phép đào tạo thêm 7 mã ngành bác sĩ nội trú, ĐHQGHN cũng sẽ phê duyệt cho Trường Đại học Y Dược 6 chương trình đào tạo thạc sĩ gồm các chuyên ngành tương ứng: Nội khoa, Sản khoa, Nhãn khoa, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức. Sau tốt nghiệp, ĐHQGHN cho phép Trường Đại học Y Dược cấp bằng thạc sĩ cho học viên Bác sĩ nội trú sau tốt nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho Bác sĩ nội trú trong việc học các bậc học cao hơn.
Hà Nội có 4 "ông lớn" THPT, điểm chuẩn mỗi năm đều cao ngất ngưởng: Học sinh đạt 8,5 điểm/môn vẫn trượt như thường!
Học sinh cần tham khảo điểm chuẩn hàng năm của các trường để có quyết định nộp hồ sơ chính xác nhất.
Video đang HOT
Mới đây, Hà Nội chốt 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đồng ý với phương án trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên theo phương thức thi tuyển với ba bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài là 60 phút với nhiều mã đề để đảm bảo trong một phòng thi hai thí sinh liền kề sẽ không trùng mã đề.
Lịch thi dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 10/6- 20/6.
Ảnh minh họa.
Khoảng thời gian này, học sinh cuối cấp không chỉ ôn tập các môn thi hết tốc lực mà còn phải tham khảo điểm chuẩn từng năm của các trường THPT ở Hà Nội. Từ đó đưa ra quyết định nộp hồ sơ chính xác nhất.
Tại Hà Nội, có 4 trường THPT có điểm chuẩn hàng năm cao ngất ngưởng. Học sinh nếu không chắc chắn đạt 9 điểm/môn thì chớ dại nộp vào.
1. THPT Chu Văn An
- Địa chỉ: 10 Đ. Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời, cơ sở vật chất cổ kính với chất lượng giảng dạy học tập thuộc dạng top đầu Hà Nội.
Các lớp được chia thành hai nhóm lớp chuyên và không chuyên. Nhóm lớp chuyên có các lớp: Toán, Tin, Nhật, Anh, Văn, Sử, Địa, Pháp 1, Pháp 2 (tăng cường), Lý, Hóa, Sinh. Nhóm lớp không chuyên có các lớp: A1, A2 theo định hướng khối A và D1, D2, D3 theo định hướng khối D.
Điểm chuẩn đầu vào của trường cao nhất trong các trường THPT trực thuộc Bộ Giáo Dục & Đào tạo ở Hà Nội (không tính khối trường chuyên) để đảm bảo chất lượng học sinh có thể theo học tại trường.
Kết quả đầu ra của trường luôn ở top cao với xấp xỉ 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và 2/3 trong số đó đỗ đại học với điểm cao.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 53,3 điểm. Năm 2021, học sinh Hà Nội thi lớp 10 với 4 môn: Toán, Ngữ Văn, Anh và Lịch sử. Theo cách tính điểm xét tuyển của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh và Lịch sử hệ số 1), những thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chu Văn An với điểm chuẩn 53,3 phải đạt trung bình 8,88 điểm mỗi môn. Nếu không có điểm ưu tiên thì kể cả đạt mức điểm giỏi là 8 điểm/môn, các thí sinh vẫn trượt.
2. THPT Kim Liên
- 1 Ng. 4C P. Đặng Văn Ngữ, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Trường THPT Kim Liên được coi là đối trọng đáng nể so với trường Chu Văn An, là một trong 5 trường công lập top đầu ở Hà Nội; thường xuyên xếp thứ 2 trong top 10 trường có điểm chuẩn cao nhất.
Trường được thành lập cách đây hơn 40 năm, nhưng cơ sở vật chất của trường luôn được cải tiến liên tục để đảm bảo học sinh được học tập thoải mái nhất. Tại mỗi lớp được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh, bàn ghế tiêu chuẩn, lớp học luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Trường luôn nằm trong top đầu về thành tích học tập cũng như chất lượng giảng dạy trong bảng xếp hạng các trường PTTH trên cả nước.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 50,25 - tức là học sinh phải đạt trung bình 8,38 điểm/môn mới đỗ.
3. THPT Yên Hòa
- Địa chỉ: 251 Đ. Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cùng với THPT Kim Liên, THPT Yên Hòa cũng thường xuyên cạnh tranh vị trí số 2. Thường thì 2 trường này thường hoán đổi vị trí thứ 2 và thứ 3 cho nhau. Trường phổ thông cấp II - III Yên Hoà được thành lập năm 1960 , năm học đầu tiên trường chỉ có hai lớp 8. Năm 1961 trường chính thức mang tên Trường phổ thông cấp III Yên Hoà.
Ngoài những hoạt động dạy và học đạt kết quả cao trong suốt hơn 50 năm phát triển của mình, trường Yên Hòa còn nổi bật với những hoạt động ngoại khóa bồi dưỡng kỹ năng mềm, tài năng đặc biệt cho các em học sinh trong trường.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 50 - tương đương điểm chuẩn trung bình mỗi môn là 8,33.
THPT Yên Hòa.
4. THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
- Địa chỉ:4 Nhuệ Giang, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông không phải là "thành viên thường trực" trong top 4. Năm 2019, điểm chuẩn của trường là 45,25, đứng thứ 6. Năm 2020, điểm chuẩn của trường là 40, tiếp tục đứng thứ 6. Tuy nhiên đến năm 2021, điểm chuẩn của trường 49,4 - lọt top 4, trung bình 8,23/môn mới đỗ.
Dù không phải "thành viên thường trực" của top 4 nhưng 3 năm qua, trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông liên tiếp vào top 10. Học sinh khi quyết định nộp hồ sơ vào trường cần có năng lực học tập tốt để chắc suất thi đỗ.
Quảng Ngãi tuyển sinh lớp 10 theo hai hình thức Thí sinh dự thi vào Trường trung học phổ thông Chuyên Lê Khiết được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng. Ngày 22/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi cho biết, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 sẽ áp dụng tuyển sinh theo hai hình thức là xét tuyển hoặc thi tuyển. Quảng Ngãi...