Trường đại học ưu tiên thí sinh ‘đóng tiền giữ chỗ’
Trường ĐH FPT thông báo ưu tiên xét tuyển những thí sinh đã đóng tiền giữ chỗ 4,6 triệu đồng. Trường khẳng định việc này nhằm nhằm ràng buộc trách nhiệm và tính nghiêm túc trong việc chọn trường của thí sinh.
Tìm hiểu thông tin tuyển sinh của Trường ĐH FPT – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cụ thể, trong thông báo kết quả xét tuyển gửi cho thí sinh, Trường ĐH FPT cho biết thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển bằng hình thức xét học bạ, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là chính thức trúng tuyển vào trường. Đây là những thí sinh đang học THPT, chưa thi tốt nghiệp THPT 2020.
Nộp phí giữ chỗ
Thông báo cũng nêu rõ để trở thành sinh viên của trường, thí sinh cần hoàn thành các thủ tục nhập học theo quy định của trường. Theo đó, khi chưa tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể đăng ký giữ chỗ và nộp phí giữ chỗ 4,6 triệu đồng và nhiều thủ tục khác. Khi đã có kết quả tốt nghiệp THPT, thí sinh làm thủ tục nhập học.
Video đang HOT
Thí sinh được lưu ý: trường ưu tiên các thí sinh đã giữ chỗ cho đến khi hết chỉ tiêu. Phí giữ chỗ được chuyển thành phí nhập học khi thí sinh nhập học chính thức. Những thí sinh đã đóng tiền giữ chỗ nhưng không đủ điều kiện đầu vào (ví dụ rớt tốt nghiệp THPT – PV), phí này sẽ được hoàn trả. Những thí sinh đã đóng phí giữ chỗ, đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không nhập học sẽ không được hoàn phí.
Quy định thí sinh giữ chỗ bằng cách đóng phí 4,6 triệu đồng có được nêu trong đề án tuyển sinh của trường? Những thí sinh đạt điều kiện trúng tuyển nhưng không đóng tiền giữ chỗ, nếu trường đã xét đủ chỉ tiêu – từ những thí sinh đã giữ chỗ – thí sinh này sẽ bị loại? Như vậy có đúng quy chế lấy từ cao xuống thấp và công bằng cho thí sinh?
Ràng buộc trách nhiệm thí sinh
Trả lời những câu hỏi này, bà Vũ Thu Chinh – trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH FPT – cho biết năm 2020, lần đầu tiên trường tuyển sinh theo ngưỡng chất lượng SchoolRANK – chỉ nhận các thí sinh trong TOP 50 học sinh THPT toàn quốc và áp dụng cho cả bốn cơ sở đào tạo tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. SchoolRANK được tính dựa theo phương pháp của Úc, sử dụng số liệu thống kê và kết quả học tập, thi cử toàn diện của học sinh.
Theo quy định của trường, thí sinh có SchoolRANK đạt ngưỡng chất lượng và tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện nhập học. Khi nhận đủ chỉ tiêu, trường sẽ ngừng nhận hồ sơ và kết thúc tuyển sinh. Quy định tuyển sinh của Trường ĐH FPT đảm bảo công khai, minh bạch. Khi nhận đủ hồ sơ theo chỉ tiêu sẽ ngừng nhận đăng ký cho nên không vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT về việc lấy từ cao xuống thấp.
“Sẽ không có thí sinh điểm cao bị loại và điểm thấp thì đậu. Chỉ có thể có khả năng thí sinh điểm cao nộp hồ sơ sau khi đã khóa sổ sẽ có khả năng không được vào học. Nhưng đây cũng là quy tắc tuyển sinh mặc định của tất cả các trường ĐH” – bà Chinh nói thêm.
Việc Trường ĐH FPT quy định và quản lý tiền giữ chỗ, bà Chinh cho biết điều này nhằm ràng buộc trách nhiệm và tính nghiêm túc trong việc chọn trường của thí sinh. Nếu không có những ràng buộc nhất định thì trong tình hình hiện nay sẽ có rất nhiều hồ sơ ảo.
Và số hồ sơ ảo này không chỉ làm phức tạp cho việc tuyển sinh của trường, mà quan trọng hơn là sẽ chiếm chỗ hợp pháp của các thí sinh khác khi trường nhận đủ hồ sơ đăng ký và khóa sổ. Khoản kinh phí không hoàn lại với các hồ sơ ảo được xem như phí tuyển sinh dùng để phục vụ việc xử lý các hồ sơ ảo và tuyển sinh bổ sung.
Cũng theo bà Chinh, năm 2020 cũng là năm đặc biệt, có nhiều biến động do dịch bệnh COVID-19. Những quy định của Trường ĐH FPT cũng nhằm mục đích rút ngắn thời gian tuyển sinh năm 2020, để bắt đầu năm học 2020-2021 theo thời gian như các năm trước.
Nữ giảng viên ĐH FPT đam mê nghiên cứu khoa học giáo dục
Với nhiều năm kinh nghiệm dạy tiếng Anh, cô Lê Thị Duyên (giảng viên Trường ĐH FPT) cho rằng, nghiên cứu khoa học giúp giảng viên đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Đầu năm, nghiên cứu của cô Duyên đã được xuất bản bởi Tạp chí khoa học Language Teaching Research. Theo Scimago, đây là tạp chí Q1 có chỉ số SJR 2.6, được xếp hạng 13/806 tạp chí về ngôn ngữ, và xếp hạng 30/1222 trong danh sách tạp chí về giáo dục trên thế giới. Hiện không nhiều giảng viên ngôn ngữ trong nước có bài đăng trên tạp chí này.
Cô Lê Thị Duyên trong quá trình chinh phục tấm bằng tiến sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Nottingham (Anh).
Giảng dạy tại Trường ĐH FPT lâu năm, cô Duyên hiểu rõ những khó khăn của sinh viên khi tiếp cận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt với những sinh viên không thuộc khối ngành ngôn ngữ, các em thường không có động lực học tập, dễ nảy sinh tâm lý chán nản khi gặp khó. Bởi vậy, việc duy trì luyện tập tiếng Anh thường xuyên với các em này là một thách thức không nhỏ.
Mang trăn trở đó chinh phục tấm bằng tiến sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Nottingham (Anh), cô Duyên tìm đến những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về phương thức tạo động lực học tập cho sinh viên học ngôn ngữ thứ hai thông qua việc ứng dụng một cách hệ thống và khoa học các công cụ tâm lý động lực và hình ảnh não bộ trong môi trường lớp học. Qua tìm hiểu, cô nhận ra đây là một lĩnh vực còn nhiều sơ khai, tạo điều kiện cho những người đến sau như cô có thể đào sâu để tạo ra một nghiên cứu khác biệt, nhằm "lấp những khoảng trống" trong lĩnh vực này trong nghiên cứu về ngôn ngữ học và giảng dạy ngôn ngữ thứ hai trên thế giới.
Nghĩ là làm, cô bắt tay thực hiện luận án giáo dục học về phương pháp tạo động lực học tiếng Anh cho sinh viên Trường ĐH FPT. Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng phần mềm phân tích ngôn ngữ để phân tích tài liệu giảng dạy và lọc ra các trọng tâm ngôn ngữ cho mục đích nghiên cứu, sau đó dựa vào các nguyên lý khoa học về tâm lý động lực học và hình ảnh não bộ để thiết kế một bộ công cụ dưới dạng các hoạt động học tác động vào não của người học nhằm đánh giá tác động của các nguyên lý này trong quá trình học ngoại ngữ. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả và phân tích dữ liệu để đưa ra được kết luận cuối cùng.
Tổng thời gian cô Duyên dành cho nghiên cứu này là 5 năm (2015 - 2020), trong đó 3 năm cho việc thiết kế công cụ, thu thập và phân tích dữ liệu. Đây cũng chính là thách thức lớn nhất với cô trong suốt quá trình làm luận án.
Chia sẻ về động lực của bản thân trong những thời điểm khó khăn, cô Duyên bày tỏ: "Riêng với tôi, mục đích của nghiên cứu là cho ra đời một sản phẩm khoa học có giá trị, được công nhận rộng rãi trên cộng đồng nghiên cứu ngôn ngữ học quốc tế. Nghiên cứu này còn để thử xem khả năng mình đến đâu, dù đôi khi còn không chắc mình có thành công hay không".
Sau khi bảo vệ luận án, nghiên cứu của cô cũng tiếp tục trải qua một quãng đường dài trước khi được chấp nhận xuất bản. Cô Duyên nhớ lại, quy trình xét duyệt bài của các tạp chí khoa học rất chặt chẽ, và trước khi được Language Teaching Research chấp nhận thì cô cũng từng bị từ chối bởi một vài tạp chí khác. "Bởi vậy khi nhận được tin chính thức thì mình cũng như các giáo sư hướng dẫn rất vui. Thầy cô tới tấp chúc mừng, còn tôi thì thực sự không thể diễn tả nổi cảm xúc lúc đó", cô Duyên nói.
Nghĩ đến nghề giáo, nhiều người chỉ biết đến công việc giảng dạy. Nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cô Duyên khẳng định nghiên cứu khoa học luôn giữ vai trò quan trọng. "Giáo viên có kiến thức sâu về một vấn đề nào đó thì những ứng dụng của họ sẽ mang tính chất khoa học và bài bản hơn. Có nền tảng và tư duy khoa học, giảng bài hay ra đề thi, hay làm bất cứ điều gì, giáo viên cũng sẽ có những tiêu chí nhất định để đảm bảo chất lượng của công việc", cô Duyên khẳng định.
Chỉ tiêu và học phí ngành Công nghệ thông tin Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn cao nhất tại nhiều trường ĐH. Hiện mức học phí tối thiểu đối với ngành này là 11,7 triệu đồng/năm. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhóm ngành Công nghệ thông tin gồm nhiều ngành/ chương trình đào tạo. Cụ thể: Khoa...