Trường đại học tuyển sinh bằng phỏng vấn ra sao?
Năm 2021, nhiều trường ĐH bổ sung các phương thức xét tuyển mới. Đáng chú ý trong đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp để xét thí sinh. Cách thức tuyển sinh này được các trường thực hiện ra sao?
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm nay trường này sử dụng hình thức phỏng vấn cho 1 – 5% tổng chỉ tiêu – ẢNH: HÀ ÁNH
Năm 2021, phương thức xét tuyển bằng phỏng vấn bắt đầu được một số trường ĐH sử dụng để tuyển thí sinh (TS) vào các ngành đào tạo bậc ĐH chính quy. Dù mỗi trường có cách làm khác nhau nhưng điểm chung là chỉ áp dụng thử nghiệm cho tỷ lệ nhỏ chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.
Áp dụng cho chương trình chất lượng cao và tiên tiến
Theo thông tin vừa công bố, năm 2021 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bắt đầu sử dụng hình thức phỏng vấn cho 1 – 5% tổng chỉ tiêu của trường (tương đương 50 – 250 người). Đây là năm đầu tiên trường sử dụng hình thức xét tuyển này trong tuyển sinh bậc ĐH.
Trường y có thể bổ sung tiêu chí phỏng vấn
Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) hiện đang trong quá trình xây dựng đề án tuyển sinh năm 2021. GS-TS-BS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa Y, cho biết: “Năm 2020 khoa dự định đưa tiêu chí này vào trong một khâu xét tuyển nhưng do tác động của Covid-19 nên chưa thực hiện được. Có khả năng năm nay sẽ đề nghị có thêm phần phỏng vấn trong quá trình xét tuyển TS ngành y”.
Tuy nhiên, theo ông Phước, nếu thực hiện trong năm 2021, đây chỉ là một trong các bước để tư vấn ngành nghề thêm cho TS đủ điều kiện về điểm số. Ông Phước nói: “Nếu thực hiện được bước này sẽ góp phần tránh tình trạng sinh viên trúng tuyển nhưng sau 1 – 2 năm phải đổi ngành vì lý do chưa phù hợp”.
GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng cho biết chưa thể thực hiện ngay trong năm 2021 nhưng hình thức phỏng vấn có thể được sử dụng trong tuyển sinh trường thời gian tới, bắt đầu có thể với ngành y khoa hoặc điều dưỡng – một ngành có số lượng TS tuyển vào ít nhất trường.
Video đang HOT
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trường thử nghiệm phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn nhằm gia tăng cơ hội cho TS và mở rộng các phương thức xét tuyển để đáp ứng tính đa dạng của năng lực người học.
Theo ông Thắng, phương thức này trước mắt áp dụng cho tuyển sinh chương trình chất lượng cao và tiên tiến (học bằng tiếng Anh) và những TS chuyển tiếp nước ngoài. Việc mở rộng hình thức xét tuyển ra các chương trình khác sẽ tính sau khi xem xét đối sánh kết quả người học phương thức này. Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà TS dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính… Ngoài ra, đây cũng là một thử nghiệm phương thức tuyển sinh khác để có thêm nguồn đối sánh với các phương thức truyền thống đang có.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM áp dụng hình thức xét tuyển bằng phỏng vấn cho các ngành chất lượng cao tiếng Anh gồm: nhóm ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật hóa dược, kỹ thuật môi trường, chuyên ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm/khoa học thực phẩm.
“Trường rất xem trọng hình ảnh của nhà trường khi chuyển tiếp sinh viên ra nước ngoài, và có nhu cầu gia tăng kết nối chặt chẽ với các trường hàng đầu thế giới để tăng cường hội nhập quốc tế. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng các hình thức liên kết kể cả ở bậc đào tạo cao hơn”, PGS-TS Bùi Hoài Thắng chia sẻ.
Về nội dung phỏng vấn, ông Thắng cho biết những câu hỏi tập trung tìm ra sự phù hợp về năng lực học tập, mức độ hiểu biết ngành nghề, kế hoạch học tập của TS… “Các câu hỏi này không liên quan nhiều đến kiến thức TS đã học ở bậc phổ thông. Nếu có chỉ là những câu hỏi kiểm tra tố chất liên quan ngành học”, ông Thắng nói thêm.
Đáng chú ý, hội đồng chuyên môn từng ngành học sẽ trực tiếp phỏng vấn TS và quá trình phỏng vấn này có thể diễn ra bằng tiếng Anh để giúp TS thể hiện sự sẵn sàng tham gia học tập trong môi trường tiếng Anh. Việc xét chọn TS sẽ dựa trên cả thành tích học tập, bài luận và phỏng vấn.
Nhiều cách làm khác nhau
Trong khi đó, một số trường ĐH khác hiện cũng có hình thức phỏng vấn trong xét tuyển theo các cách làm khác nhau.
Trước đây, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức thi tuyển kết hợp xét tuyển và phỏng vấn với TS có nguyện vọng theo học các ngành sư phạm kỹ thuật. Nhưng theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, hiện trường không còn đào tạo ngành sư phạm kỹ thuật. Tuy nhiên, hình thức phỏng vấn hiện đang áp dụng trong tuyển sinh chương trình thạc sĩ giáo dục học.
Trước đó, từ năm 2020 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên sử dụng hình thức xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn với tuyển sinh ĐH hệ chính quy. Theo đó, các trường hợp sau đây có thể đăng ký dự tuyển gồm: được tuyển thẳng nhưng không dự tuyển hoặc không trúng tuyển vào các ngành theo quy định; được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm…
Phương án tuyển sinh năm 2021 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng có xuất hiện hình thức phỏng vấn để xét tuyển. Theo thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu trường này, đây không phải phương thức mới mà được sử dụng trước nay cho xét tuyển các chương trình liên kết quốc tế.
“Việc áp dụng hình thức phỏng vấn theo đúng phương thức tuyển sinh các trường ĐH đối tác nước ngoài cho chương trình này”, ông Vũ cho hay.
Ngành nào xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn?
Một số trường như: ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM áp dụng phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn trong năm 2021.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021
PGS.TS Bùi Hoài Thắng- Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TPHCM cho biết: Phương thức này áp dụng cho tuyển sinh chương trình Chất lượng cao (học bằng tiếng Anh), đối với các thí sinh chuyển tiếp nước ngoài.
Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính, ...
Các ngành có tuyển sinh bằng phương thức này đang tạm thời giới hạn ở các ngành trường đang có hợp tác với các trường trên thế giới như ngành: Công nghệ Thông tin (nhóm ngành); Kỹ thuật Điện - Điện tử; Kỹ thuật Cơ Điện tử; Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Dầu khí; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Hóa Dược (chuyên ngành); Kỹ thuật Môi trường; Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành); Công nghệ Thực phẩm/ Khoa học Thực phẩm.
Về lưu ý cho các thí sinh nếu chọn phương thức phỏng vấn của trường, PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Nhà trường sẽ công bố chi tiết cách thức nộp hồ sơ sau, trên website tuyển sinh của trường.
Cơ bản là thí sinh cần nộp hồ sơ dự tuyển kèm các minh chứng về năng lực học tập (học bạ, chứng chỉ tiếng Anh, ...), bài luận nêu rõ mục tiêu học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, thuyết phục về khả năng chuyển tiếp, minh chứng về năng lực tài chính, ...
PGS TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Trường sẽ lập hội đồng chuyên môn để phỏng vấn nhằm xác định ứng viên phù hợp. Thí sinh cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần phỏng vấn để buổi phỏng vấn thành công.
Một số ngành của ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ được xét tuyển bằng phỏng vấn (Ảnh: ĐH Bách khoa TP.H.CM)
Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy và đại học liên kết quốc tế dự kiến năm 2021.
Năm 2021, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3280, bao gồm 3 chương trình đào tạo:
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm khoảng gần 80% chỉ tiêu, áp dụng cho 1925 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn, 570 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, 80 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Các phương thức mới được áp dụng trong năm 2020 vẫn tiếp tục được duy trì và tăng lên so với năm trước:
Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường chiếm khoảng 12% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, bao gồm: 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiếm khoảng 8% chỉ tiêu chuyển sinh áp dụng cho 240 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn và 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao.
Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
Tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn: Cơ hội để đánh giá toàn diện thí sinh Xu thế tự chủ tuyển sinh thời gian qua đã giúp các trường ĐH có cơ hội đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh, nâng chất lượng đầu vào. Hình thức phỏng vấn để tuyển sinh đã và đang trở thành một xu hướng được nhiều trường ĐH lựa chọn từ vài năm trở lại đây. Tuyển sinh bằng hình thức phỏng...