Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng
Trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội là một trong số ít các trường ĐH tại Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng. Người học sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được.
Sự trở lại với những giá trị cốt lõi của nhân loại
Đặc trưng mô hình giáo dục khai phóng là đào tạo linh hoạt, chú trọng cả chiều rộng và chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng cường khả năng lựa chọn cho sinh viên. Lợi ích của mô hình giáo dục này là tư duy mở, khả năng thích nghi cao và cách nhìn vấn đề toàn diện, nhiều khía cạnh. Từ một ngành, sinh viên có thể làm rất nhiều nghề, một nghề có thể đến từ nhiều ngành học khác nhau.
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội xác định đào tạo trình độ ĐH theo mô hình giáo dục khai phóng bởi đây là xu hướng trở lại với những giá trị cốt lõi của nhân loại, đề cao tính nhân văn, tinh thần dân chủ trong cải cách, canh tân giáo dục. Xu hướng giáo dục khai phóng tạo sự thay đổi trong tư duy về chức năng của trường ĐH.
Sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội được học thực hành tại trường theo hướng ứng dụng nghề nghiệp. Ảnh: HNMU.
Theo đó, trường ĐH không thuần túy là môi trường học thuật hàn lâm mà phải gắn kết nhiều hơn nữa với cộng đồng và thực tiễn phát triển của xã hội. Khi đào tạo theo mô hình này, hoạt động của trường ĐH sẽ thông thoáng, cởi mở hơn, làm tiền đề cho tự chủ ĐH những năm tiếp theo, tạo bước chuyển quan trọng trong hoạt động phát triển chương trình đào tạo của nhà trường.
Với mô hình giáo dục khai phóng, nhà trường đào tạo hai giai đoạn nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức nền rộng, kết hợp với các kiến thức liên ngành để có cơ sở lựa chọn ngành và phát triển các kiến thức ngành một cách sâu sắc. Từ đó, nhà trường cũng cần thay đổi tư duy về đối tượng, chương trình đào tạo, giúp người học phát huy tối đa năng lực, sở thích và nguyện vọng cá nhân trong lựa chọn ngành nghề.
Đặc biệt, trường ĐH Thủ đô Hà Nội muốn khẳng định hơn nữa vị thế của mình, muốn có những tác động hữu ích đến hệ thống giáo dục ĐH quốc gia thì cần có sản phẩm đào tạo mang tính khác biệt và có nhiều ưu thế.
Sinh viên học một ngành, làm nhiều nghề
Theo TS. Đỗ Hồng Cường – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô Hà Nội, “người Việt Nam thường nghĩ rằng giữa ngành với nghề là quan hệ “một – một”, nghĩa là học một ngành và ra làm chỉ một ngành đó. Tuy nhiên, giáo dục khai phóng góp phần phá vỡ mối quan hệ “một – một” đó.
Từ một ngành, sinh viên có thể làm rất nhiều nghề, một nghề có thể đến từ nhiều ngành học khác nhau. Trường ĐH Thủ đô xây dựng chương trình đào tạo theo tinh thần khai phóng với 2 giai đoạn đào tạo. Đó là những bước chuẩn bị cho sinh viên thích ứng thật tốt những thay đổi trong môi trường công việc đầy biến động.
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội là một trong số ít các trường ĐH tại Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Ảnh: HNMU.
Video đang HOT
Để thực hiện đào tạo ĐH theo tinh thần giáo dục khai phóng, theo PGS.TS. Bùi Văn Quân – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô Hà Nội, nhà trường cần xây dựng một đề án “Phát triển chương trình đào tạo trình độ ĐH theo định hướng giáo dục khai phóng” nhằm đặt ra lộ trình và mục tiêu thực hiện. Trong đó, chương trình đào tạo được thực hiện theo khung lí thuyết: Giáo dục cơ bản, hướng nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp, nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản, hướng nghiệp có thời lượng không quá 1,5 năm đào tạo để sinh viên có kiến thức nền rộng, kiến thức nhóm ngành hữu ích làm điểm tựa cho phát triển giá trị sống, giá trị nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, thích ứng, có nhiều điều kiện thuận lợi học tập chuyên sâu, hình thành, phát triển các kĩ năng bậc cao.
Giai đoạn giáo dục chuyên nghiệp, nghề nghiệp với thời lượng không quá 2,5 năm đào tạo nhằm mục tiêu hình thành năng lực nghề nghiệp, phát triển các kĩ năng bậc cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và nhà tuyển dụng.
“Từ ý tưởng của giáo dục khai phóng và những bài học rút ra về đào tạo hai giai đoạn của giáo dục ĐH Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn đào tạo đại cương cũng như thực tiễn và bối cảnh phát triển của trường, tôi tin tưởng và hy vọng trường ĐH Thủ đô Hà Nội hoàn toàn có cơ sở để tổ chức đào tạo theo tinh thần của giáo dục khai phóng”, PGS. TS Bùi Văn Quân nhận định.
Đại học Văn Lang tiên phong mô hình đại học truyền cảm hứng
Gần đây, Đại học Văn Lang tuyên bố định hướng phát triển mới theo mô hình đại học truyền cảm hứng.
Sau 25 năm đột phá thành công chuyển mình từ đại học dân lập sang tư thục và đạt nhiều thành tựu nhất định, gần đây, Đại học Văn Lang tuyên bố định hướng phát triển mới theo mô hình đại học truyền cảm hứng để hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á vào năm 2030.
Đại học truyền cảm hứng
Tại các nước tiên tiến trên thế giới, mô hình giáo dục đại học phát triển ngày một đa dạng hơn. Điển hình như mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ, mô hình giáo dục của Nhật Bản, mô hình giáo dục đại học chủ trương tư nhân hóa của Anh, tập đoàn hóa ở Singapore... Tất cả nhằm đáp ứng điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi đất nước trong từng thời kỳ.
Trong kỷ nguyên công nghệ, người học được tự do phát triển bản thân và hướng đến tinh, gọn. Ở các nước phát triển, nhiều đại học đã giảm tải, tinh gọt chương trình đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, yếu tố cảm nhận của người học, những yêu cầu về đời sống tại trường cũng được bộ máy quản lý giáo dục các nước quan tâm và phát triển.
Mô hình đại học truyền cảm hứng cho phép sinh viên có nhiều giờ thực hành, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Đại học truyền cảm hứng có nhiều điểm tương đồng với đại học khai phóng: chi phí học tập cao, người học nhận được nhiều hỗ trợ tài chính và học bổng; chương trình đa dạng, tăng tính tương tác; có nhiều khóa học và dễ dàng tiếp xúc với doanh nghiệp, tạo thêm cơ hội làm việc.
Ngoài ra, đại học truyền cảm hứng đặc biệt chú trọng đến cung cấp trải nghiệm cho sinh viên thông qua các giờ thực hành, thực tế cũng như sinh hoạt trong quá trình học đại học, từ đó khơi gợi cảm hứng trong người học, hướng người học đến mục tiêu phát triển toàn diện, có khả năng học tập bền vững suốt đời.
Cải tiến tổ chức hoạt động cho sinh viên
Với tiêu chí tạo nguồn cảm hứng thúc đẩy người học hành động, đại học truyền cảm hứng loại bỏ các yếu tố thừa gây nhàm chán, bắt tay tổ chức hoạt động với chiến lược lấy người học là trung tâm.
Từ rất lâu, tại các nước phát triển, nhiều trường đại học đã cải cách hoạt động chào đón tân sinh viên bằng cách đổi mới bài phát biểu, bổ sung yếu tố thu hút người tham dự như âm nhạc, bố trí sân khấu hay cách tổ chức, sắp xếp chương trình.
Tháng 10-11 vừa qua, sau các hoạt động khai giảng, chào đón tân sinh viên, hay Lễ Nhập môn của các Khoa, Đại học Văn Lang đã nhận lại nhiều phản hồi tích cực từ sinh viên.
Sinh viên được giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhà trường để tìm hiểu sâu về công việc học tập, trường lớp và nghề nghiệp.
Các bạn được truyền cảm hứng và kinh nghiệm từ cựu sinh viên, từ những nhân vật thành công trong xã hội, từ đó có nhận thức đúng đắn và thiết thực về ngành nghề mình sẽ theo đuổi.
Sinh viên Văn Lang được trải qua tuần học đầu tiên đầy cảm hứng với những buổi sinh hoạt công dân, chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước.
Học tập thông qua trải nghiệm
Đại học truyền cảm hứng không chỉ kết nối người truyền cảm hứng với sinh viên mà còn là môi trường giúp sinh viên có được cảm hứng trong chính đời sống học tập cá nhân.
Với phương châm học tập thông qua trải nghiệm, Trường Đại học Văn Lang tăng giờ thực hành để sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế; tối giản các lớp kiến thức chưa cần thiết; tiết kiệm thời gian đến lớp; liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước.
Việc ký kết hợp tác mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên có những khóa học trao đổi, chủ động tiếp xúc với doanh nghiệp ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hỗ trợ tối đa cho công việc tương lai.
Sinh viên ngành Thiết kế Nội thất Đại học Văn Lang cộng tác cùng Nhà Văn hóa Thanh niên trong dự án thiết kế "Lễ hội Tết Việt 2021 - Con đường Thanh niên".
Nguồn cảm hứng đến từ cộng đồng
Một trong những mục tiêu lớn của đại học truyền cảm hứng là đào tạo nên thế hệ người học có tác động tích cực và quay trở lại truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Trong năm 2020, hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng của Đại học Văn Lang tạo sức ảnh hưởng và cảm hứng lớn.
Thông qua những hoạt động như trao tặng 2000 máy thở chống dịch Covid-19 cho Chính phủ Việt Nam, ủng hộ hơn 500 triệu cho đồng bào miền Trung, các chương trình tổ chức cùng sinh viên gây qũy giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp xây dựng quỹ gia đình Văn Lang,...
Trường Đại học Văn Lang đang hiện thực hóa một trong những triết lý giáo dục quan trọng của mình là truyền cảm hứng và đem lại những giá trị tích cực cho xã hội, nuôi dưỡng tinh thần chia sẻ và trả nghĩa cho đời trong mỗi người học.
Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang bàn giao đợt 1 gồm 250 máy thở MV20 cho bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - T hành phố Hồ Chí Minh.
Sinh hoạt và học tập tại đại học trong mơ
Ngày nay, cơ sở vật chất và trải nghiệm sinh hoạt sẽ có được trong 4 năm đã trở thành yếu tố quan trọng được phụ huynh và sinh viên quan tâm khi lựa chọn đại học.
Với mức đầu tư rất lớn cho campus đại học tại Cơ sở 3, Đại học Văn Lang đáp ứng nhu cầu về campus hiện đại bậc nhất thành phố hiện nay.
Ngôi trường này còn được biết đến qua những hoạt động phong trào sôi nổi với 52 câu lạc bộ, đội, nhóm giúp người học phát triển bản thân, làm phong phú đời sống sinh viên.
Toàn cảnh cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang.
Trường Đại học Văn Lang vừa tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động của Nhà nước.
Trường đại học này cũng đã đặt ra 10 mục tiêu chiến lược cho giai đoạn phát triển kế tiếp, để thực hiện sứ mạng "Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội."
Sứ mạng này sẽ được trả lời bằng chính thế hệ sinh viên được Trường Đại học Văn Lang đào tạo trong vài năm tới.
Sách giáo khoa không nên để sai sót Tính đến nay, giáo dục Việt Nam đã trải qua 4 cuộc cải cách lớn vào các năm 1950, 1956, 1979 và 2013 với nhiều nhóm nội dung để cải cách trong đó việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa (SGK) luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân. Tháng 9/2020, ngành giáo dục bắt đầu triển khai chương...