Trường Đại học Thái Bình chú trọng đào tạo gắn liền với thực hành
Với hơn 4.000 sinh viên hiện có, Trường Đại học Thái Bình luôn đổi mới phương pháp giáo dục, chú trọng đào tạo gắn liền với thực hành cho các học viên.
Năm học 2019-2020, Trường Đại học Thái Bình đã tuyển sinh được trên 800 học sinh, sinh viên, trong đó hệ đại học là 400 em, đưa tổng số sinh viên nhà trường lên hơn 4.000 người.
Với tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm trên 80%, Trường Đại học Thái Bình tích cực đổi mới chương trình và phương thức đào tạo.
Một nét mới rất cơ bản là trường chú trọng đào tạo theo 5 kỹ năng, rèn luyện học sinh, sinh viên theo 5 chuẩn mực đạo đức.
Xây dựng chuẩn đầu ra tất cả các ngành. Thực hiện quy chế tín chỉ – một phương thức đào tạo tiên tiến hiện nay.
Trường Đại học Thái Bình chú trọng đào tạo gắn liền với thực hành cho các học viên (Ảnh: CTV)
Bên cạnh đó, nhiều mô hình hay của học sinh, sinh viên được kiến tạo và hoạt động hiệu quả như: câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp, câu lạc bộ tiếng Anh, cùng nhiều câu lạc bộ học thuật.
Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Mỗi năm, trường có ít nhất 10 đề tài cấp trường và nhiều đề tài, sáng kiến cấp khoa phòng, cấp ngành, cấp tỉnh.
Video đang HOT
Thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước, nhiều mã ngành có sức thu hút lớn đã được mở như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử…
Cùng với đó, các mã ngành phục vụ kịp thời nhu cầu nhân lực cho các tập đoàn đầu tư vào nông nghiệp Thái Bình như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, du lịch sinh thái,…
Nhà trường tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để đưa sinh viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế.
Trường Đại học Thái Bình luôn đổi phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho sinh viên (Ảnh: CTV)
Qua các thời kỳ, nhà trường đã bồi dưỡng hàng vạn cán bộ kinh tế, kỹ thuật, cung cấp cho tỉnh Thái Bình và cả nước.
Đồng thời, liên kết với Học viện Nông nghiệp đào tạo gần 3.000 cán bộ cho các xã phường, thị trấn. Hơn 80% học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay.
Trường Đại học Thái Bình phấn đấu đến năm 2020 thuộc nhóm 50 trường đại học top đầu Việt Nam và đến năm 2030 trở thành cơ sở giáo dục đại học có uy tín được xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á về đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng và thực hành.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
An Giang: Trồng thứ mận ngon, trái đỏ như son, bán đắt hàng
Chủ động nghiên cứu, tìm tòi kỹ thuật trồng trọt, nông dân Trương Thành Phương (ngụ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả để lập vườn trồng mận An Phước trong nhà lưới.
Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
Hướng dẫn chúng tôi thăm vườn mận An Phước đang thu hoạch nghịch vụ, ông Phương cho biết, từ trước đến nay gia đình chỉ trồng lúa, ngoài ra không biết trồng cây gì khác. Có dịp đi tham quan vườn mận An Phước của người bà con ở TP. Cần Thơ, ông nhận thấy cây mận An Phước có giá trị kinh tế cao và thị trường luôn có nhu cầu, dễ tiêu thụ.
Ông Phương nhận định, nếu biết kỹ thuật chăm sóc, cây mận An Phước sẽ là cây trồng mang lại thu nhập khá cho gia đình. Sau khi tìm hiểu kỹ và học hỏi cách trồng, ông Phương mua hơn 300 cây mận giống về trồng trên 5 công đất nhà. Sau thời gian chăm sóc, cây mận An Phước phát triển tốt và bắt đầu cho trái.
"Giống mận này có đặc điểm là dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, phân bón ít nên chi phí đầu tư thấp, ra trái quanh năm. Ưu điểm là trái to, ngọt, giòn và mọng nước...nên được thị trường ưa chuộng. Với giá bán dao động từ 12.000-25.000 đồng/kg (tùy mùa thuận, nghịch) và đầu ra ổn định nên thu nhập tăng gấp nhiều lần so với trước đây" - ông Phương chia sẻ.
Theo ông Phương, cây mận An Phước nếu được chăm sóc tốt chỉ 2 năm là cho trái, cây khỏe có thể thu hoạch đến 4 vụ/năm. Thời điểm ra hoa chính vụ của mận An Phước bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 (âm lịch) năm sau, chất lượng trái ngon nhất vào mùa xuân.
Về kỹ thuật trồng mận khá đơn giản, cây có thể cho trái quanh năm, tuy nhiên gặp điều kiện thời tiết bất lợi, trái mận có thể bị nhiều loại sâu bệnh làm giảm chất lượng trái, hoặc bị rụng trái không thu hoạch được, đó là do sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh thán thư, bệnh thối trái...nhưng bệnh này rất dễ trị bằng các loại thuốc thông thường.
Khi xử lý ra hoa thì sâu ăn trái và bệnh rụng trái quyết định tính sống còn của vườn, do đó phải theo dõi và phun thuốc điều trị kịp thời. Giống mận An Phước từ khi ra hoa đến ngày thu hoạch hơn 2 tháng.
Muốn mận cho trái tròn lớn, ngọt, màu sắc bắt mắt, phải chú ý làm giàn đỡ, cắt tuyển trái non để trái không bị chèn ép và phân bố đều trên các tán cây. Chùm mận An Phước trung bình khoảng 8 trái/kg, loại to khoảng 4-6 trái/kg.
Ngoài ra, ông Phương còn mạnh dạn đầu tư mua màng lưới bao phủ cả vườn mận. Với cách làm mới, ông Phương dùng lưới bao phủ vườn mận quanh năm, kể cả khi thu hoạch xong. Dùng màng lưới mùa thuận có thể không cần dùng túi ny-lon để bao trái, tiết kiệm chi phí nhân công.
Mặt khác, nhiệt độ trong vườn giảm so với môi trường bên ngoài, vì vậy rất thích hợp cho mận An Phước phát triển, trái mận vẫn ngon ngọt và to đẹp. Theo ông Phương, đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng cho màng lưới diện tích hơn 5 công mận, nhưng thời hạn sử dụng lên đến 4 năm, nếu tính ra chi phí này thấp hơn so với thuê nhân công bao trái mỗi vụ.
"Khi bao phủ vườn mận bằng màng lưới sẽ tiết kiệm được hơn 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, số lần phun xịt giãn ra rất nhiều, phòng trừ hiệu quả nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, vì lớp lưới cách nhiệt sẽ giúp vườn giữ ẩm tốt, tiết kiệm khoảng 30-40% nước tưới. Từ đó, vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có thể bán cho người tiêu dùng sản phẩm sạch và an toàn" - ông Phương chia sẻ.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Nhuận Nguyễn Quốc Hận cho biết, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới của anh Phương là một trong những mô hình mới phát triển, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới, Hội Nông dân xã Vĩnh Nhuận sẽ tiếp tục kiến nghị các cấp, ngành chuyên môn tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn cũng như kỹ thuật cho các hộ nông dân phát triển những mô hình vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao.
"Phát triển mô hình vườn cây ăn trái còn phù hợp với mục đích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Bên cạnh đó, hội sẽ hướng dẫn các tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân...", ông Nguyễn Quốc Hận.
Theo Trọng Tín (Báo An Giang)
Giải oan cho 'tai nghe không dây làm tăng nguy cơ ung thư' Tai nghe không dây bluetooth tỏa ra bức xạ nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe không lớn. Cộng đồng Mỹ đang lan truyền thông tin tai nghe không dây là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Theo Health, thông tin bắt đầu từ bài viết trên Medium với tựa đề "Liệu tai nghe không dây thực sự an toàn", trong đó trích lời...