Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khai giảng năm học mới
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng có 1.300 thí sinh nhập học vào 16 chuyên ngành đào tạo, đạt 100% chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng trao học bổng cho sinh viên.
Ngày 10/10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại cơ sở 2 ở Khu đô thị đại học Đà Nẵng.
Mùa tuyển sinh năm 2022, điểm trúng tuyển vào một số ngành của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ cơ điện tử… tăng từ 0,5 đến 2 điểm so với năm 2021. Điểm trúng tuyển các ngành này của nhà trường nằm trong tốp 10 trường đào tạo lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật cả nước. Điểm trung bình đầu vào xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT của các ngành này lần lượt là 25,5 điểm, 24 điểm và 23,5 điểm. Số thí sinh đạt điểm thi THPT trên 22, 23 và 24 điểm lần lượt là 62%, 40% và 37%. Điểm trung bình tuyển sinh của cả trường là 22,5 điểm.
Năm học 2021-2022, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật đã thành lập thêm một số đơn vị mới phục vụ công tác cải tiến chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động như: Viện Nghiên cứu Sáng tạo Khởi nghiệp và Tổ Công nghệ Thông tin; thành lập khoa Công nghệ số.
Nhà trường đã xây dựng và ban hành hơn 100 quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, với hơn 1600 trang tài liệu. Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến 2030 đã triển khai trong thực tế, xây dựng các hệ thống hỗ trợ quản lý, đánh giá phân loại viên chức, đào tạo trực tuyến, thư viện số…
PGS.TS Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm học 2021 – 2022, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng thầy và trò nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích. Sinh viên đạt giải Nhất Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học thành phố Đà Nẵng và Đại học Đà Nẵng năm 2021; đạt Giải Ba và giải Khuyến khích Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2021; đạt giải Nhất chương trình bình chọn “Câu chuyện không rác” của Liên minh không rác Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.
Giảng viên của trường cũng đạt được nhiều thành tích trong khoa học. Số lượng đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, thành phố tăng lên so với các năm trước; đã công bố 130 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, vượt hơn 30% so với năm trước”
Trong Lễ khai giảng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng đã trao gần 200 triệu đồng học bổng cho các sinh viên là thủ khoa, á khoa đầu vào, sinh viên đạt thành tích xuất sắc ở 16 ngành tuyển sinh; trao học bổng tiếp sức đến trường cho tân sinh viên.
Năm học 2022-2023, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng đưa vào sử dụng cơ sở 2 tại Khu đô thị đại học Đà Nẵng, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn gồm 1 khối nhà làm việc 5 tầng; 1 khối nhà học A3 (4 tầng) trên diện tích khu đất 7,3 hecta; góp phần tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm chất lượng và phát triển cơ sở vật chất.
Video đang HOT
Kết thúc tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Bộ GD-ĐT có làm thay việc các trường?
Tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 năm 2022 đã kết thúc vào ngày 30/9. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản ánh Bộ GD-ĐT đang làm thay các cơ sở đào tạo, nên trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học (ĐH) và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (CĐ) năm 2022.
Trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường?
Việc xác nhận nhập học tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 năm 2022 đã kết thúc vào ngày 30/9. Điểm mới đột phá năm nay đó là hệ thống công nghệ, thực hiện tất cả quy trình tuyển sinh trên môi trường số (có kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia). Đây cũng là một phần nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án 06/QĐ-TTg (phần tổ chức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đã được triển khai trước đó trong tháng 4, tháng 5/2022).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đến thời điểm này, có thể khẳng định kỳ tuyển sinh ĐH,CĐ năm nay đã rất thành công, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả đúng như kỳ vọng, đó là công bằng, hiệu quả và minh bạch.
Cụ thể, số lượng thí sinh trúng tuyển đạt 567.000, tỉ lệ trúng tuyển đạt trên 91% (tính trên số thí sinh đăng ký xét tuyển), số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỉ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.
Tuy nhiên, trước các ý kiến phản ánh về việc Bộ GD-ĐT làm thay các cơ sở đào tạo (CSĐT), nên trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các CSĐT, hay hệ thống phần mềm chưa được thử nghiệm, có nhiều lỗi.
Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, do hệ thống tuyển sinh năm nay đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, vì vậy cũng có những CSĐT sẽ không tuyển sinh được số lượng như các năm trước (đơn giản là do thí sinh không chọn) sẽ không hẳn đồng thuận với những điều chỉnh kỹ thuật của năm nay.
Về quyền tự chủ tuyển sinh, Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã quy định định rõ các CSĐT được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GDĐT.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích thêm, Quy chế tuyển sinh mới có thể sẽ khiến các CSĐT bớt tự do hơn, bớt chủ động hơn trong một số trường hợp nhưng quyền tự chủ của các CSĐT hoàn toàn được tôn trọng.
Khi xây dựng quy chế tuyển sinh và nâng cấp hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến góp ý của các CSĐT, trong đó thống nhất đề cao nguyên tắc công bằng và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của thí sinh.
Điều này cũng tạo điều kiện tốt hơn cho các CSĐT bởi nếu thí sinh có quyền lựa chọn nhiều hơn và cơ hội trúng tuyển cao hơn, công bằng hơn thì các CSĐT cũng có cơ hội tuyển sinh tốt hơn về số lượng và chất lượng.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: "Dưới góc độ quản lý, mặc dù các CSĐT có quyền tự chủ trong việc đưa ra và chủ động thực hiện các phương thức tuyển sinh, nhưng Bộ GD-ĐT phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tình trạng đăng ký xét tuyển, kết quả trúng tuyển và nhập học (theo Luật GDĐH giao Bộ GD-ĐT xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học).
Trên cơ sở dữ liệu này, Bộ GD-ĐT sẽ có những phân tích, nhận định để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước và hỗ trợ các CSĐT trong việc xác định phương thức xét tuyển phù hợp, công bằng và đảm bảo chất lượng.
Nếu như các CSĐT có nhiều phương thức xét tuyển phức tạp, không đảm bảo quyền lợi, sự công bằng giữa các thí sinh hoặc xét tuyển vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu thì Bộ GD-DT có căn cứ và công cụ để điều chỉnh.
Đây cũng là cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia xử lý các thủ tục hành chính công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (thí sinh đăng kí dự thi THPT, xét tuyển ĐH, CĐ, nộp lệ phí, xác nhận nhập học ...).
Sai sót khó tránh khỏi
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đây là năm đầu tiên đổi mới mạnh mẽ nên một số thí sinh cũng còn bỡ ngỡ và thiếu cẩn trọng khi thao tác trên hệ thống, dẫn tới sai sót, nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng.
Đối với toàn hệ thống bao gồm hơn 300 CSĐT (bao gồm cả phân hiệu trường đại học và trường cao đẳng), 18.000 mã xét tuyển (theo ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh), 620.000 thí sinh đăng ký xét tuyển và 3,1 triệu nguyện vọng, việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi, dù là thực hiện trực tuyến trên một hệ thống hay trên nhiều hệ thống riêng của các CSĐT.
Mặc dù quy trình đăng ký rất chặt chẽ (buộc thí sinh phải cân nhắc kỹ và xác nhận), thời gian đăng ký kéo dài hơn một tháng, vẫn có một tỉ lệ nhất định thí sinh mắc sai sót, nhầm lẫn.
Bộ GDĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời để tổ kỹ thuật và các CSĐT phối hợp giải quyết hầu hết các trường hợp sai sót, nhầm lẫn của thí sinh; đến thời điểm hiện tại đã xử lý hết các trường hợp.
Kết quả tuyển sinh năm 2022 đến thời điểm đầu tháng 10/2022
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đưa lên Hệ thống để xử lý nguyện vọng là 1.259.645.
Tổng số thí sinh được xét trúng tuyển đợt 1: 567.399 (trong đó 3.580 trúng tuyển CĐSP) đạt 97,03% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu toàn quốc năm 2022 tăng khoảng 60.000 tương đương với 12% so với năm 2021).
Số lượng trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển như sau:
Trung bình số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển so với số nguyện vọng đạt (số thí sinh trúng tuyển) sau khi xử lý nguyện vọng (lọc ảo) là 2,22 lần, trong đó có những cơ sở đào tạo có tỷ lệ ảo gấp gần 6 lần (như Khoa Y dược - Đại học Đà Nẵng). Chỉ có các trường thuộc khối ngành Công an, Quân đội do chỉ xét tuyển NV1 nên không gặp phải hiện tượng ảo như các cơ sở đào tạo khác.
Số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển so với số nguyện vọng đạt sau khi xử lý nguyện vọng các phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ THPT, các phương thức khác lần lượt là: 2,6; 1,80 và 1,99.
Bộ GD-ĐT cho biết, qua quá trình xử lý nguyện vọng, đã có 567.000 thí sinh được xác định trúng tuyển, cao hơn cả số thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2021 (516.000). Số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỉ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.
Đặc biệt, có tới 75% số CSĐT có tỉ lệ nhập học vượt 80%, trong khi chỉ có 6% số CSĐT có tỉ lệ nhập học dưới 50%; đây là những con số thể hiện tỉ lệ thí sinh ảo đã giảm rất nhiều.
Hơn 91% thí sinh trúng tuyển đợt 1 kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 Kết thúc xét tuyển đợt 1 kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 đã có 567.018 thí sinh trúng tuyển, đạt tỉ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển.