Trường Đại học Phenikaa khai giảng năm học mới
Ngày 15/10, Trường Đại học Phenikaa khai giảng năm học mới 2022-2023, chào đón gần 5.000 tân sinh viên K16.
Các thủ khoa, á khoa xuất sắc khóa 16 của Trường Đại học Phenikaa được vinh danh tại lễ khai giảng.
Chia sẻ của hiệu trưởng, GS.TS Phạm Thành Huy, năm học 2022-2023 có ý nghĩa đặc biệt với nhà trường. Đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2022-2027 với mục tiêu phát triển Trường Đại học Phenikaa thành một đại học định hướng đổi mới sáng tạo uy tín trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Chất lượng năm học 2021-2022 vừa qua đã tạo lập nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới của nhà trường.
Chia sẻ cụ thể, GS.TS Phạm Thành Huy cho biết: Chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường đã tăng một cách ấn tượng. Mùa tuyển sinh năm 2022, tổng số sinh viên nhập học của trường tăng hơn 30% so với năm 2021.
Cùng với đó, chất lượng hoạt động hỗ trợ sinh viên được nâng cao. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và nâng cao tính khách quan thông qua ngân hàng đề thi. 5 ngành đào tạo thuộc khối ngành kỹ thuật của trường được triển khai kiểm định theo chuẩn kiểm định uy tín hàng đầu của quốc tế ABET.
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa phát biểu tại lễ khai giảng.
Video đang HOT
Nghiên cứu khoa học tiếp tục được khẳng định là một thế mạnh của Trường Đại học Phenikaa với gần 400 công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín. Đặc biệt, với gần 80 sáng chế, giải pháp hữu ích đăng ký và một số hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất, Trường Đại học Phenikaa được vinh danh trong TOP 10 IPSTAR – ngôi sao sáng chế Việt Nam giai đoạn 2016-2021…
Đây cũng là năm học mà nhiều sinh viên của Trường đã tham gia và đạt nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic sinh viên như Vật lý, Tin học, sinh viên nghiên cứu khoa học và nhiều cuộc thi khoa học kỹ thuật của sinh viên.
Niềm vui của các tân sinh viên Trường Đại học Phenikaa.
Năm học 2022-2023 là năm thứ ba liên tiếp Trường Đại học Phenikaa triển khai Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí với tổng giá trị 50 tỷ đồng. Tất cả học sinh đỗ vào Trường năm 2022 sẽ được hỗ trợ giảm 20% học phí.
Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích thí sinh có thành tích học tập tốt, Trường còn trao 4 loại học bổng: Chairman’s scholarship, Tài năng, Xuất sắc và Chắp cánh tương lai.
Với học bổng “Chairman’s scholarship”, sinh viên được miễn phí toàn khóa học, đồng thời nhận tài trợ chi phí sinh hoạt 20 triệu đồng/năm (trị giá 160 – 645 triệu đồng).
Với học bổng “Tài năng”, sinh viên sẽ được miễn học phí toàn khóa (trị giá từ 80 – 525 triệu đồng).
Với học bổng “Xuất sắc”, sinh viên sẽ được miễn học phí 2 năm đầu tiên, tương đương giá trị học bổng 40 – 165 triệu đồng. Còn học bổng “Chắp cánh tương lai” sẽ miễn phí năm học đầu tiên trị giá 20 – 75 triệu đồng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: TP.HCM nên mở rộng cơ chế tín dụng cho sinh viên
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị TP.HCM cần hỗ trợ các trường đại học thông qua cơ chế hỗ trợ sinh viên, thí điểm, mở rộng cơ chế tín dụng đối với sinh viên.
Chiều 13-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội.
Trao đổi với lãnh đạo TP, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, không nên xem giáo dục chỉ là một lĩnh vực xã hội.
"TP nên coi giáo dục là lĩnh vực đầu tư phát triển. Việc quan tâm hơn nữa cho giáo dục chính là quan tâm tới tăng trưởng với những mục tiêu cao cả của TP"- Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sơn cho rằng, TP.HCM là địa phương tăng dân số cơ học nhanh, vì vậy cần tiếp tục quan tâm hơn nữa tới việc hoàn thiện mạng lưới trường lớp, nhất là tại các khu công nghiệp bảo đảm sĩ số học sinh theo quy định, đồng thời tuyển dụng tốt hơn đội ngũ giáo viên.
Ông nhìn nhận, TP.HCM đã có quan tâm tới hệ thống giáo dục đại học trong thời gian qua và đặt mục tiêu TP sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu sáng tạo, thu hút nhân tài. TP.HCM cũng đã có những cơ chế hỗ trợ sinh viên đó là xây dựng ký túc xá.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng không nên xem giáo dục chỉ là một lĩnh vực xã hội. Ảnh: TTBC
Trên cơ sở đó, ông đề nghị TP cần hỗ trợ các trường đại học thông qua cơ chế hỗ trợ sinh viên, thí điểm, mở rộng cơ chế tín dụng đối với sinh viên.
Hiện, Chính phủ đã ban hành cơ chế tín dụng sinh viên, tuy nhiên còn hạn chế về đối tượng, phạm vi về lĩnh vực.
Ông cũng mong muốn TP.HCM nghiên cứu kỹ để xây dựng cơ chế tốt hơn trong việc thu hút tài năng, đặc biệt là các nhà khoa học, các giáo sư ở nước ngoài.
Đặc biệt, cần có cơ chế về giấy phép lao động, nhà ở, bảo hiểm cho các nhà khoa học, chuyên gia người Việt Nam về tham gia giảng dạy và cùng nghiên cứu tại các trường đại học tại TP.
Cạnh đó, TP cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đối với giới trẻ, tài năng trẻ và hỗ trợ cơ chế kết nối với các trường đại học, qua đó giúp các trường đóng góp tốt hơn kết quả nghiên cứu ra bên ngoài.
Trên cơ sở đó, có thể hình thành các công ty, doanh nghệp mới, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc sống.
Giải pháp nào gỡ khó cho thí sinh và nhà trường trong mùa tuyển sinh năm tới? Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học không lường trước được lượng 'thí sinh ảo' ở nhiều phương thức, dẫn đến đưa ra mức điểm cao để rồi không tuyển đủ chỉ tiêu. Theo quy trình tổ chức, xử lý nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022, từ ngày 1/10, cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh đợt...