Trường đại học ở TP.HCM chưa vội mở cửa, dạy online đến học kỳ II
TP.HCM đã nới lỏng giãn cách nhưng di chuyển liên tỉnh vẫn chưa thông suốt, tỷ lệ sinh viên tiêm vaccine thấp nên các trường đại học chưa có dự định mở cửa đón người học.
Từ ngày 1/10, TP.HCM bắt đầu nới lỏng giãn cách, cho phép một số lĩnh vực được hoạt động trở lại. Đối với hoạt động giáo dục, thành phố cho phép các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vaccine có thể diễn ra trực tiếp nếu đảm bảo tiêu chí an toàn theo quy định nhưng phải bố trí các hoạt động lệch ca, lệch giờ, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người tập trung theo quy định.
Khác với học sinh phổ thông, sinh viên nằm trong độ tuổi được tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, tình hình phủ vaccine cho sinh viên còn thấp cộng điều kiện đi lại giữa các địa phương khó khăn khiến các trường đại học chưa vội đón người học.
Sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Nhật Tiên.
Chờ tình hình phủ vaccine ở các tỉnh
PGS Nguyễn Trường Thịnh, người phụ trách ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết hiện các giảng viên, nhân viên của trường đã trở lại làm việc trực tiếp khi thành phố bắt đầu nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, trường chưa thể đón sinh viên trở lại vào lúc này.
Nhân viên của trường cũng sửa chữa lại cơ sở vật chất, phòng thực hành, thí nghiệm để luôn sẵn sàng đón sinh viên đi học trực tiếp khi có thể.
Thống kê của trường, hơn 90% giảng viên, cán bộ, nhân viên đã tiêm vaccine đủ 2 mũi. Khoảng 2.000 sinh viên của trường ở TP.HCM đã được tiêm vaccine đầy đủ nhưng chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng số sinh viên của trường (25.000 em). Số còn lại đều đang kẹt ở các tỉnh, thành khác. Tỷ lệ được tiêm vaccine của những em này không đồng đều. Một số em đã được tiêm mũi 1 nhưng cũng nhiều em chưa được tiêm vaccine. Chính điều này cản trở việc sắp xếp kế hoạch đón sinh viên quay lại.
Do đó, phải chờ đến gần cuối năm, khi tình hình phủ vaccine ở các địa phương đã tốt hơn, nhà trường mới tự tin cho sinh viên tới lớp học trực tiếp. Với đặc thù trường kỹ thuật, số lượng học phần thực hành nhiều, đây là một điều bất lợi. Chắc chắn, sau khi có thể dạy học trực tiếp, giảng viên và sinh viên phải tăng tốc, chạy đua để chương trình đào tạo không bị kéo dài quá nhiều.
“Khi nào TP.HCM cho phép người học được vào lại thành phố, trường sẽ cho các lớp thực hành, thí nghiệm, kỹ năng nghề được đi học trực tiếp trước theo các tiêu chuẩn an toàn của ngành y tế. Còn các môn lý thuyết, trường xác định dạy online đến hết học kỳ I”, PGS Thịnh thông tin.
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM có 12.000, trên tổng số 15.000 sinh viên, đang ở TP.HCM. Số này bao gồm cả những sinh viên quê thành phố và những em kẹt lại. 99% sinh viên ở TP.HCM đã tiêm vaccine mũi 1, nhiều em đã tiêm đủ 2 mũi. 100% giảng viên ở TP.HCM của trường cũng đã được tiêm đủ vaccine 2 mũi. Dù vậy, trường chưa có kế hoạch đón sinh viên trở lại.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết dù TP.HCM đã cho phép một số ngành nghề hoạt động trở lại và có thể ngày càng nới lỏng giãn cách nhưng đây vẫn chưa phải thời điểm thích hợp để triển khai dạy học trực tiếp với các trường đại học.
Trước mắt, việc giao thông liên tỉnh đi, đến TP.HCM vẫn chưa thông suốt. Sinh viên chắc chắn không thể trở lại TP.HCM dễ dàng. Giả sử lưu thông ổn định, việc quay trở lại học trực tiếp sẽ tạo ra làn sóng di chuyển lớn. Trong khi đa số sinh viên ở các tỉnh chưa được tiêm vaccine đầy đủ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho những em này.
“Dù số lượng sinh viên đã được tiêm vaccine khá nhiều nhưng trường không thể bỏ lại những em đang kẹt ở quê. Do đó, nhà trường đang mong chờ chính sách đi lại thuận tiện và kế hoạch tiêm vaccine cho người có nhu cầu quay lại TP.HCM học tập, làm việc”, thạc sĩ Phạm Thái Sơn nói.
Sinh viên ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM học online. Ảnh: HUFI.
Xác định bắt đầu học kỳ II bằng hình thức online
TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin nhà trường chưa có kế hoạch dạy học, làm việc trực tiếp trong thời gian tới. Các hoạt động họp, hội thảo, dạy học, kiểm tra học kỳ đều được xác định diễn ra bằng hình thức trực tuyến cho đến hết học kỳ I.
Trong kế hoạch của trường, học kỳ II cũng sẽ bắt đầu bằng hình thức trực tuyến. Kể cả tân sinh viên cũng bắt đầu sinh hoạt công dân, bước vào năm học mới bằng hình thức online từ ngày 4/10 tới đây.
Sắp tới, việc thi kết thúc học kỳ I cũng được thực hiện bằng hình thức trực tuyến dựa trên sự đáp ứng của giảng viên và sinh viên. Nếu sinh viên không có đủ điều kiện để thi online, trường sẽ sắp xếp cho thi trực tiếp khi có thể.
Đến nay, gần 100% giảng viên, cán bộ, nhân viên của ĐH Nông Lâm TP.HCM đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi. Từ ngày 1/10, trường đã yêu cầu khoảng 30% nhân sự đến trường làm việc trực tiếp. Khoảng 400 sinh viên ở ký túc xá cũng đã được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi trường có đến 20.000 sinh viên.
“Phần lớn sinh viên của trường đang ở quê, tình hình tiêm vaccine của các địa phương lại khác nhau. Trường chưa có thống kê đầy đủ nhưng nhìn chung tỷ lệ sinh viên được tiêm vaccine ở quê của trường thấp”, TS Lý cho biết.
ĐH Công nghiệp TP.HCM là trường có số lượng sinh viên đông nhất nhì ở TP.HCM với khoảng 32.000 em. Hiện có khoảng 1.800 sinh viên đã được tiêm vaccine mũi 1, trong đó hơn 400 em đã tiêm đủ 2 mũi. Đây là những sinh viên đang ở tại TP.HCM, được nhà trường tổ chức tiêm cùng giảng viên. 100% giảng viên của trường đã tiêm vaccine đầy đủ (1.400 người).
“Trường chưa có kế hoạch dạy học tập trung vì số lượng sinh viên đang ở quê quá lớn. Do đó, trường xác định học kỳ I vẫn phải dạy học online toàn bộ. Các học phần thực hành sẽ tổ chức học tập trung sau. Tùy vào tình hình đi lại và tiêm vaccine của sinh viên, trường sẽ có kế hoạch tiếp theo”, TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay.
Tương tự, ĐH Công nghệ TP.HCM tiếp tục tổ chức dạy học online. Từ ngày 11/10, nhà trường bắt đầu cho 50% giảng viên, nhân viên quay lại làm việc trực tiếp để vừa hỗ trợ dịch vụ sinh viên, vừa giảng dạy trực tuyến, chuẩn bị các khâu cần thiết để tổ chức dạy trực tiếp và hỗ trợ sinh viên ngày đi học trở lại.
Để sớm đón sinh viên quay lại, nhà trường đang chủ động tìm các nguồn vaccine cho sinh viên. Đại diện nhà trường cho biết đã gửi công văn đến UBND TP.HCM và đang chờ phản hồi để được mua 30.000 liều vaccine cho sinh viên.
TP.HCM sau ngày 30.9: Sinh viên mới trúng tuyển có tới trường học tập trung?
Sinh viên trúng tuyển năm 2021 sẽ bắt đầu năm học mới trong tháng 10. Trong bối cảnh mới của TP.HCM sau ngày 30.9, khi nào sinh viên tới trường học tập trung?
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trở lại trường sau đợt nghỉ phòng dịch Covid-19 năm ngoái - NGỌC DƯƠNG
Nhiều trường ĐH có thông báo "mở" về việc học tập trung
Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã chính thức kết thúc năm tuyển sinh 2021. Sinh viên trúng tuyển bắt đầu thực hiện các bước nhập học, sinh hoạt đầu khóa và chính thức bước vào năm học đầu tiên bậc ĐH. Trong bối cảnh mới của TP.HCM những ngày dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các trường ĐH đều đưa ra thông báo "mở" về việc sinh viên tới trường học tập trung.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM bắt đầu tổ chức chuyên đề sinh hoạt công dân đầu khóa cho sinh viên từ ngày 27.9 đến 2.10. Theo kế hoạch, trường sẽ đồng loạt triển khai giảng dạy theo hình thức trực tuyến học kỳ 1 năm học 2021-2022 từ ngày 4.10. Thông báo của trường nêu rõ: "Các học phần lý thuyết dạy trực tuyến từ đầu học kỳ cho đến khi có thông báo mới. Khi có lệnh của các cấp chính quyền cho phép sinh viên trở lại trường học tập, trường sẽ dành ít nhất 2 tuần để sinh viên chuẩn bị. Trường hiện chưa triển khai các học phần thực hành và thực tập, sinh viên chờ thông báo. Trong thời gian này, sinh viên sẽ không đến trường...".
Thông báo của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tới sinh viên về kế hoạch học tập năm học mới - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng ký ban hành kế hoạch tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Trong đó, giai đoạn 1 triển khai các chuyên đề sinh hoạt trực tuyến bắt đầu từ 27.9. "Trong quá trình triển khai, tại một thời điểm nào đó, nếu điều kiện thực tế cho phép tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập bình thường tại trường, ban tổ chức có thể chuyển đổi sang hình thức sinh hoạt trực tiếp", thông báo ghi.
Ở giai đoạn 2, từ ngày 30.10 trở đi, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM triển khai các chuyên đề sinh hoạt trực tiếp (nếu đến trường), trực tuyến (nếu chưa đến trường). Ở giai đoạn này, trường lưu ý việc tổ chức theo hình thức sinh hoạt trực tiếp chỉ thực hiện khi các điều kiện thực tế cho phép. Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục kéo dài và TP.HCM vẫn áp dụng giãn cách, ban tổ chức có thể chuyển đổi sang hình thức sinh hoạt trực tuyến.
Cùng với thông báo về việc học trực tuyến học kỳ 1 năm học 2021-2022, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM còn đề nghị sinh viên, học viên chưa đến trường để học tập trung từ nay cho đến khi có thông báo mới của trường.
Bản tin Covid-19 ngày 27.9: Cả nước 9.362 ca nhiễm mới | TP.HCM xin mã số cho 150.000 F0 từ test nhanh
Học giáo dục quốc phòng... trực tuyến
Không chỉ sinh hoạt đầu khóa, một số trường ĐH còn triển khai dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh cho tân sinh viên năm 2021 theo hình thức trực tuyến.
Từ ngày 11.10 đến 6.11, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp với Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tổ chức việc dạy học và thi môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM còn diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho sinh viên, môn học này sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến qua các phần mềm Zoom, Google Meeting.
Cũng theo thông báo của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, do tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tất cả các lớp học lý thuyết và thực hành đều được triển khai giảng dạy theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Khóa tuyển sinh năm 2021 bắt đầu học từ ngày 4.10.
Tương tự, Trường ĐH Tài chính-Marketing cũng tổ chức dạy 4 học phần môn giáo dục dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên trúng tuyển nhập học năm nay theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Theo kế hoạch, sinh viên học từ ngày 4.10 đến 26.12, thi từ cuối tháng 12.
Trường ĐH Văn Hiến cũng thông báo các lớp học lý thuyết, thực hành áp dụng cho sinh viên trúng tuyển năm nay, cũng thực hiện theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó, trong một thông báo kế hoạch học tập học kỳ 1 năm học 2021-2022, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM cũng cho biết, đến thời điểm tổ chức học kỳ 1, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM được kiểm soát tốt và UBND TP.HCM cho phép, trường sẽ tổ chức học tập trung. Nếu tình hình diễn biến dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn cho người học và tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tiến độ đào tạo, trường sẽ bắt đầu theo hình thức trực tuyến cho đến khi điều kiện cho phép sẽ chuyển qua học trực tiếp tại trường.
Như vậy, việc cho sinh viên tới trường học tập trung tại TP.HCM sau ngày 30.9 còn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và quyết định của thành phố trong những ngày sắp tới. Dù triển khai dạy học theo hình thức trực tuyến nhưng các trường đều có các phương án chủ động để đón sinh viên trở lại trường ngay khi được phép.
Có nhiều ca nhiễm Covid-19 mới: Lần đầu tiên sinh viên thi vấn đáp trực tuyến Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường ĐH đồng loạt có quyết định dời lịch thi hoặc tổ chức thi online để thay thế, bao gồm vấn đáp trực tuyến. Những ngày qua, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đến trường tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 - THANH DUNG Hôm nay (20.5), một số trường ĐH...