Trường đại học ở Sài Gòn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh năm 2018
Nhiều trường đại học ở TP.HCM đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2018 với các phương thức khác nhau. Trong đó, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) áp dụng 6 phương thức tuyển sinh.
Cơ hội trúng tuyển của thí sinh ngày càng cao khi các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh. Ảnh: H.A.
Theo thông tin tuyển sinh vừa được ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố, từ năm học 2018-2019, sinh viên có thể học nhiều ngành cùng lúc. Sau khi tốt nghiệp một ngành, sinh viên chỉ cần học thêm một số tín chỉ cần thiết là có thể lấy bằng tốt nghiệp của ngành thứ hai (thời gian để lấy bằng thứ hai được rút ngắn đáng kể so với trước đây).
Năm 2018, tổng chỉ tiêu tuyển sinh tại cơ sở TP.HCM của trường là 6.970. ĐH Công nghiệp TP.HCM giữ nguyên tổ hợp xét tuyển như năm 2017, đồng thời áp dụng môn chính trong xét tuyển ở các ngành.
Một số ngành trong năm tới sẽ tuyển theo nhóm ngành. Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện gồm: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng gồm: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Nhóm ngành công nghệ thông tin gồm: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin.
Nhóm ngành công nghệ hóa học gồm 4 chuyên ngành: Kỹ thuật hóa phân tích; Công nghệ lọc – hóa dầu; Công nghệ hữu cơ – hóa dược; Công nghệ vô cơ – vật liệu.
Nhóm ngành kế toán – kiểm toán gồm 2 ngành: Kế toán; kiểm toán. Nhóm ngành tài chính gồm 2 chuyên ngành: Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp.
Năm 2018, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển sinh trên cả nước với tổng chỉ tiêu chính quy là 2.670. Trong đó, chương trình đại trà 2.060 chỉ tiêu, chương trình chất lượng cao 510 chỉ tiêu và đại học liên thông chính quy 100 chỉ tiêu).
Nhà trường áp dụng 2 phương thức xét tuyển là dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển.
Thí sinh đăng ký hình thức xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển vẫn được đăng ký theo hình thức dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.
Trường đưa ra tiêu chí phụ, nếu nhiều thí sinh bằng điểm thì ưu tiên người có điểm môn Toán cao hơn. Riêng các ngành đào tạo đại học chất lượng cao, nếu nhiều thí sinh bằng điểm thì ưu tiên thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao hơn.
Tiêu chí xét tuyển học bạ THPT: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; điểm trung bình của từng môn theo tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11, 12 từ 6.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển chỉ áp dụng cho một số ngành như sau: Khoa học hàng hải (chuyên ngành Vận hành khai thác tàu biển), Khoa học hàng hải (chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy), Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật tàu thủy và các ngành trình độ đại học thuộc chương trình chất lượng cao.
Riêng tổ hợp D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, tiếng Anh) không áp dụng cho phương thức xét tuyển học bạ THPT (lớp 10, 11 và 12).
Video đang HOT
Điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường.
Đối với tuyển sinh đại học liên thông chính quy từ trung cấp, cao đẳng, nhà trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập toàn khóa đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Thí sinh được hưởng ưu tiên theo đối tượng, khu vực theo quy định (nếu có).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Thí sinh có kết quả học tập toàn khóa học bậc trung cấp, cao đẳng từ 5.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc 2.0 trở lên (theo thang điểm 4).
ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng vừa công bố thông tin tuyển sinh trong năm 2018. Đáng chú ý, đây là trường áp dụng nhiều phương thức xét tuyển nhất hiện nay với tổng cộng 6 phương thức.
Các phương thức tuyển này kết hợp gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018. Tiêu chí: Xét tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi THPT quốc Gia theo khối đăng ký xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT. Tiêu chí: Thành tích của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế, môn đoạt giải phù hợp ngành học đăng ký tuyển thẳng.
Phương thức tuyển sinh 3 : Xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM). Tiêu chí: Sử dụng kết quả học tập bậc trung học phổ thông. Cụ thể, xét điểm trung bình 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký.
Phương thức tuyển sinh 4: Thi tuyển – kỳ kiểm tra năng lực của ĐH Quốc tế (như đã tổ chức năm 2017). Xét tổng điểm 2 môn thi thuộc tổ hợp các môn xét tuyển gồm một môn bắt buộc (Toán) và một môn tự chọn thuộc các môn (Vật Lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh).
Phương thức tuyển sinh 5: Xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình trung học phổ thông nước ngoài (phương thức này thực hiện từ năm 2007).
Học sinh tham gia phỏng vấn và thực hiện bài thi tổng hợp bằng tiếng Anh đạt trên 50%.
Phương thức tuyển sinh 6: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ kiểm tra năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh của ĐH Quốc tế năm 2018. Ảnh: Chụp màn hình.
Thời gian tuyển sinh theo các phương thức như sau: Phương thức 1 và 2 theo quy định của Bộ GD&ĐT; phương thức 3, 6 theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; phương thức 4 và 5 vào tháng 5 và tháng 11.
Đối tượng tuyển sinh là học sinh trên toàn quốc, đã tốt nghiệp hoặc dự kiến tốt nghiệp THPT năm 2018.
Mới đây, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố phương án tuyển sinh năm 2018 với 3 phương thức tuyển.
Theo đề án, trường dành 60% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. 20% chỉ tiêu các ngành và nhóm ngành được dùng để xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Phương thức tuyển sinh thứ 3 là dành 20% chỉ tiêu còn lại sẽ xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT (tối đa 5%) và quy định riêng của ĐH Quốc gia TP.HCM (tối đa 15%).
Các điều kiện xét tuyển cụ thể: Thí sinh tốt nghiệp THPT, có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,5 trở lên đối với xét tuyển trình độ ĐH.
Năm 2018, trường dự kiến tuyển 3.205 chỉ tiêu, trong đó bậc ĐH là 2.995 chỉ tiêu, CĐ 210 chỉ tiêu. Như vậy, tổng chỉ tiêu giảm nhẹ so với năm 2017. Chỉ tiêu các ngành tương đương năm ngoái, chỉ giảm 100 chỉ tiêu nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin bậc ĐH và giảm 90 chỉ tiêu bậc CĐ so với năm 2017.
Theo thông tin vừa công bố năm 2018, ĐH Huế sẽ mở 3 ngành mới và dừng đào tạo 2 ngành là Đồ họa và Sư phạm kỹ thuật công nghiệp. ĐH Huế dự kiến tuyển sinh 12.250 chỉ tiêu cho 118 ngành đào tạo đại học của 8 trường thành viên, 2 khoa trực thuộc, một phân hiệu.
Theo đó, ĐH Huế tuyển sinh thêm ba ngành mới gồm: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của khoa Du lịch và ngành Kinh tế xây dựng của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
ĐH Huế có ba phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Áp dụng cho tất cả ngành đào tạo của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc, phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
Thứ hai, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (học bạ) kết hợp với thi tuyển năng khiếu. Áp dụng đối với các ngành năng khiếu của ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, ĐH Nghệ thuật và Khoa Giáo dục Thể chất.
Thứ ba, xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông. Áp dụng cho phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị (60% chỉ tiêu ngành) và một số ngành đào tạo của ĐH Nông Lâm (16/22 ngành).
Năm 2018, để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh, các trường đại học thành viên thay đổi và bổ sung tổ hợp môn xét tuyể, đồng thời không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 để tuyển sinh.
ĐH Huế cho biết sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng sau khi có hồ sơ xét tuyển chung vào trường. Các quy định và khung thời gian công bố chung do Bộ GD&ĐT quy định thống nhất trên toàn quốc.
ĐH Huế cũng đưa ra điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo của ĐH Sư phạm là xếp loại hạnh kiểm của 3 năm học lớp 10, 11 và 12 phải đạt từ loại khá trở lên (căn cứ học bạ THPT).
Những ngành có quy định môn chính thì môn chính có hệ số 2 và điều kiện xét tuyển là điểm môn chính chưa nhân hệ số phải>=5.0.
Theo Zing
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 có gì mới?
Không chỉ thay đổi, bổ sung tổ hợp xét tuyển, nhiều trường đại học còn tăng cường phương thức tuyển sinh và mở thêm ngành mới.
Mùa tuyển sinh năm 2018, quy mô tuyển sinh sẽ không nhiều biến động, dự kiến một số ngành sẽ có tên gọi mới. Ảnh: P.ĐIỀN
Các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) cho rằng quy mô tuyển sinh năm 2018 sẽ không có nhiều biến động, tuy nhiên kỳ tuyển sinh năm nay sẽ có thêm nhiều ngành mới. Về phương án tuyển sinh, do chưa có quy chế, tuy nhiên các trường vẫn thiên về ưu thế xét tuyển theo nhóm trường như năm 2017 đã thực hiện do cơ chế lọc "ảo" khá tốt.
Sẽ có thêm nhiều ngành mới
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, phương án tuyển sinh năm 2018 của trường có một số nét mới. Cụ thể, có sự thay tổ môn xét tuyển các ngành công tác xã hội, Đông Nam Á học và xã hội học. Ngoài ra, trường còn bổ sung ngành mới công nghệ thông tin và hai chuyên ngành xây dựng chất lượng cao. Cùng đó, trường mở rộng diện tuyển thẳng đối với học sinh (HS) các trường THPT cả nước có học lực ba năm đạt HS giỏi.
Theo PGS-TS Hà, đáng chú ý của kỳ tuyển sinh năm tới là nguồn học bổng của trường tăng lên rất dồi dào, trong đó có học bổng toàn phần cho bốn năm học và học bổng thực tập ở nước ngoài. "Từ cơ chế tự chủ, nguồn học bổng của trường tăng lên rất nhiều, đây là cơ hội tốt cho thí sinh xét tuyển vào trường năm học tới" - ông Hà .
Ông Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho hay trường đang triển khai phương án tuyển sinh năm 2018 nhưng không có nhiều biến động so với năm 2017. Theo đó, quy mô tuyển sinh vẫn giữ tổng chỉ tiêu 3.500 cho 22 ngành. Tuy nhiên, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ tăng lên 50 chỉ tiêu. Ngoài ra, trường mở thêm ngành mới là công nghệ thông tin vì nhu cầu xã hội về ngành này hiện khá cao.
Theo ông Sơn, điểm mới trong xét tuyển năm tới dự kiến các tổ hợp xét tuyển đều có môn tiếng Anh. "Hiện tại các chương trình đào tạo của trường đều có môn tiếng Anh, việc đưa môn tiếng Anh vào các tổ hợp xét tuyển nhằm khuyến khích các em HS THPT có thêm động lực học tiếng Anh và định hướng học tập để xét tuyển vào trường năm học tới" - ông Sơn phân tích.
Tương tự, TS Trần Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho biết quy mô tuyển sinh của trường vẫn khoảng 5.500 chỉ tiêu cho 43 ngành đào tạo. Trường vẫn duy trì phương án tuyển sinh theo các hình thức xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển điểm tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng đối với HS cả nước. Đáng chú ý, ngành mới của trường là thú y và an toàn thông tin thu hút sinh viên theo học khá cao. Ngoài ra, trường vẫn duy trì hai chương trình học bổng khuyến học đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên học giỏi.
Vẫn duy trì bài kiểm tra năng lực
Dự kiến kỳ tuyển sinh năm tới trường sẽ có một số điều chỉnh phương án để tạo sự thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh. Trong đó, trường vẫn duy trì bài kiểm tra năng lực như đã thực hiện trong các kỳ tuyển sinh vừa rồi.
GS-TS MAI HỒNG QUỲ,
Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM
Có phương án tuyển sinh từng ngành
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin phương án tuyển sinh năm nay của trường cơ bản giữ nguyên như năm 2017. Tuy nhiên, có một số thay đổi mã vùng và mã ngành theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ CĐ, ĐH của Bộ GD&ĐT nên sẽ có sự điều chỉnh tên một số ngành truyền thống để có tên riêng. Trong đó, thay vì mã ngành có tám chữ số thì mã ngành theo danh mục đào tạo ĐH vừa mới ban hành là chuỗi số liên tục gồm bảy chữ số. Dự kiến trường sẽ xét tuyển theo phương án xét tuyển theo nhóm xét tuyển các trường phía Nam như năm 2017.
Trong khi đó, ThS Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường đã xây dựng phương án tuyển sinh và đang lấy ý kiến từ các khoa để áp dụng cho năm tới. Theo đó, thay vì tuyển sinh chung cho các ngành, sau đó mới phân ngành thì dự kiến năm tới trường sẽ xây dựng chỉ tiêu cho từng ngành để có phương án tuyển sinh riêng. Ngoài ra, năm học 2018, trường sẽ mở thêm ba ngành mới, trong đó có ngành quản lý công, những ngành này còn mới nên trường sẽ đẩy mạnh truyền thông rộng rãi. Tuy nhiên, trường cũng đánh giá những ngành mới sẽ có ít người theo học nhưng nhu cầu xã hội lại cần.
Khối nghề chuyển tuyển sinh sang tuyển dụng
Thay vì tuyển sinh, bậc giáo dục nghề nghiệp sẽ có tên gọi tuyển dụng trong năm học tới. Theo đó, các trường CĐ, trung cấp sẽ xét tuyển hoàn toàn độc lập mà không đợi ĐH xét tuyển xong các trường nghề mới nhảy vào.
Xu hướng tuyển dụng theo phương án trường nào có uy tín, học ra trường có việc làm ngay thì khuyến khích phát triển tối đa. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng cổng thông tin tuyển dụng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc trên nền tảng điện thoại di động, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin học nghề gì, ra trường làm ở đâu, ngành đó nhận lương bao nhiêu để thí sinh cả nước thuận tiện lựa chọn học nghề.
Theo Phapluattp.vn
Sơn La thi tuyển Chánh văn phòng Sở GDvàĐT Hội đồng thi tuyển chọn chức danh Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La thông báo nội dung chuẩn bị dự tuyển. ảnh minh họa Cụ thể, định hướng nội dung phần thi viết gồm 3 nhóm nội dung: Các quy định của UBND tỉnh Sơn La, của Sở GD&ĐT Sơn La liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ...