Trường đại học “nói xấu” nhau là điều xấu hổ trong môi trường giáo dục
Trước mùa tuyển sinh tại Đà Nẵng, trên các trang mạng xã hội lại chia sẻ nhiều tin đồn, tự đưa ra đánh giá, nhận định chủ quan về chất lượng của các trường đại học…
Ảnh minh họa. Nguồn Hải Nguyễn
Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, TS. Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đã có một số chia sẻ với Báo Lao Động về thực trạng này.
Trước đó, hàng loạt học sinh tại Đà Nẵng nhận được thư nặc danh với nội dung tự đưa ra đánh giá các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng này theo mức độ từ cao đến thấp.
Lá thư nặc danh tự đánh giá về cơ sở hạ tầng, chương trình học, mức học phí… tại một số trường đại học như Đại học Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ, Kiến Trúc, Đông Á, Duy Tân và FPT.
Lá thư nặc danh ngay sau đó được nhiều học sinh, sinh viên chia sẻ ồn ào trên các trạng mạng xã hội.
Dĩ nhiên, tin đồn xảy ra gần 1 tuần qua nhưng không một ai đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung thông tin lá thư nêu lên.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng việc các trường đại học nói xấu nhau là một điếu xấu hổ trong môi trường giáo dục. Nguồn Huyên Nguyễn
Từ thực trạng trên, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, cứ mỗi mùa tuyển sinh, không riêng gì các tỉnh miền Trung mà nhiều nơi trên cả nước, việc các trường đại học bằng cách này hay cách khác bêu xấu khuyết điểm của nhau vẫn hay xảy ra, có lúc âm thầm, có lúc ồn ào.
“Không ít trường đại học mượn mạng xã hội, mượn cả các phương tiện truyền thông để nói xấu trường bạn, đề cao trường khác. Đây là một điều đáng xấu hổ trong môi trường giáo dục nước ta” – TS. Lê Viết Khuyến nhận định.
Video đang HOT
Đề cập đến nguyên nhân của thực trạng này, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, theo xu hướng chung thì các trường đại học công và tư Việt Nam đều tiến tới tự chủ. Tuy vậy, hiện mức độ tự chủ đại học mỗi nơi một kiểu.
“Mặc dù chúng ta đã có chủ trương về tự chủ trong các trường đại học nhưng thực tế, việc công khai về mức độ tự chủ của các trường đại học vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ.
Việc minh bạch về tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, chuyện minh bạch tài chính, minh bạch về chất lượng giáo dục của nhiều trường chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập” – TS. Lê Viết Khuyến nói.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý giáo dục, một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế tình trạng trên chính là việc phát huy vai trò giám sát xã hội.
“Bất cứ ai là công dân, người học, phụ huynh nếu thấy trường đại học không minh bạch hoặc đào tạo kém chất lượng, hiệu quả học tập thấp thì có quyền lên ý kiến hoặc đánh giá.
Việc lấy ý kiến xã hội là một điều quan trọng để các trường đại học tự nhìn lại mình. Nếu không đáp ứng được thì các trường sẽ tự đào thải chứ không cần phải nói xấu nhau” – TS. Lê Viết Khuyến nhận định.
Kỹ năng học trực tuyến hiệu quả dành cho du học sinh
Đến nay hầu hết các trường đại học tại Mỹ đã mở lớp học trực tuyến không chỉ để đối phó với dịch Covid, mà còn là hình thức đào tạo phù hợp với nhiều sinh viên.
Với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, các trường học phải đóng cửa khuôn viên hàng loạt thì việc chuyển sang mô hình học trực tuyến là thiết yếu để không làm chậm trễ thời gian tốt nghiệp của sinh viên.
Trước yêu cầu cấp thiết đối với học trực tuyến trong thời điểm hiện nay, sinh viên nói chung và du học sinh nói riêng bắt buộc phải làm quen và nắm bắt được kĩ năng học mô hình này hiệu quả.
Tính đến nay hầu hết các trường đại học tại Mỹ đã mở các lớp học trực tuyến, bởi vậy các du học sinh không còn xa lạ với hình thức học này nữa.
Tuy nhiên không thể phủ nhận, học trực tuyến vẫn gây ra những khó khăn nhất định như không quen với các phần mềm, tính tương tác không cao, mức độ tập trung không cao bằng nghe giảng tại lớp...
Nhưng sau một quãng thời gian học tập chật vật, có những du học sinh đã nhận ra và đúc kết được bí quyết học sau đây để thích ứng mô hình học này, từ đó có thể tận dụng tối đa khả năng tiếp thu kiến thức trong lớp học trực tuyến.
Nên chọn ngồi học tại bàn như ở trường để nâng cao khả năng tập trung.
Lựa chọn môi trường học tập phù hợp để tập trung cao độ
Môi trường học tập là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tập trung vào bài học. Môi trường phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, gần gũi, thậm chí có thể tạo cảm hứng cho người học hứng thú hơn.
Nơi học tập được khuyến khích là ngồi nghiêm chỉnh tại bàn như ở trường, tránh nằm trên giường vì rất dễ khiến bạn buồn ngủ.
Cũng không nên học ở nơi công cộng như quán cà phê hay nơi tụ họp cả gia đình như phòng khách. Yên tĩnh giúp bạn có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, tự nguyện tham gia vào bài giảng hơn hẳn so với việc ngồi học tại nơi ồn ào dễ sao lãng.
Hình thành thói quen đọc tài liệu bài giảng trước giờ học
Thực tế cho thấy, việc học trực tuyến có khả năng tiếp thu khó hơn lớp học truyền thống, bởi vậy để buổi học phát huy hiệu quả tối đa, bạn nên chuẩn bị và đọc trước tài liệu để nắm trước được một phần nội dung như những kiến thức chính trong bài học sắp tới.
Tất nhiên việc này yêu cầu có thời gian và sự chăm chỉ, khi học trực tuyến bạn đã không phải mất nhiều thời gian để di chuyển hay ăn uống, vậy nên hoàn toàn có thể dùng khoảng thời gian này để ôn tập bài từ trước.
Khi đã nắm được kiến thức, ngoài việc tăng khả năng tiếp thu thì bạn cũng tăng hứng thú với tiết học vì có thể chinh phục được các câu hỏi dễ dàng, thích giao tiếp, tự tin phát biểu hơn.
Rèn luyện tinh thần tự giác
Khi học trực tuyến, bản thân bạn cũng biết khó có ai có thể giám sát được bạn đang làm gì, có tập trung học hay không.
Hơn nữa, vì không phải lớp học truyền thống nên giảng viên khó có thể ép buộc bạn tập trung hơn được, thậm chí bạn có thể tắt âm thanh và camera để làm việc riêng tuỳ thích.
Bởi vậy, tinh thần tự giác là điều kiện quan trọng để quyết định buổi học của bạn có hiệu quả hay không. Dù bạn áp dụng mẹo học nào đi chăng nữa, nếu bản thân không có tính tự giác, không có trách nhiệm với bản thân thì bạn cũng khó lòng tiếp thu được bài giảng.
Tăng cường ghi chép bài vở
Việc không được tương tác trực tiếp với giảng viên có thể làm giảm khả năng tiếp thu bài học, bởi vậy bạn nên tập trung nghe giảng, luyện kĩ năng ghi chép nhanh để có thể lưu giữ lại toàn bộ ý chính vào vở.
Kĩ năng ghi chép cũng bổ trợ cho việc tăng ý thức tập trung trong giờ học, giúp bạn ghi nhớ nội dung bài dễ dàng, xử lý được thông tin tốt hơn và cũng lâu quên hơn.
Sinh hoạt, ăn uống và thư giãn điều độ
Thực trạng đối với đa số du học sinh hiện đang ở Việt Nam là các lớp học trực tuyến chênh lệch múi giờ khá lớn.
Tùy theo nước bạn đang theo học, tiết học có thể bắt đầu từ 8 giờ tối và kéo dài đến 5 giờ sáng mới kết thúc. Bởi vậy, nếu vẫn sinh hoạt như những người Việt khác thì bạn không thể tỉnh táo để theo học theo khung giờ này được.
Các du học sinh cần phải sắp xếp thời gian biểu hợp lý để vẫn ngủ đủ giấc, đặc biệt cần chăm sóc sức khoẻ bản thân, ăn các đồ bổ dưỡng để có thể theo học được khung giờ hoàn toàn đảo ngược này.
Những bữa ăn dinh dưỡng bảo đảm sức khoẻ cho bạn.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc tinh thần cũng quan trọng không kém. Bạn nên thư giãn, giải trí, tập thể dục để cơ thể được thả lỏng sau những giờ học dài phải ngồi nhìn qua màn hình máy tính.
Cũng nên tranh thủ thời gian ra ngoài trời, tránh việc hoàn toàn "ngủ ngày - cày đêm" có thể khiến bạn thiếu vitamin D.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn đọc sẽ khắc phục được các khó khăn trong việc học trực tuyến và đạt được kết quả học tập cao.
Đưa dạy học trực tuyến vào trường phổ thông: Lo ngại mỗi nơi một kiểu Chỉ còn ít ngày nữa là tới khai giảng năm học mới, việc dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế mà sẽ trở thành phương thức dạy học chính thức được sử dụng trong các nhà trường. Đây không chỉ là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục mà còn đảm...