Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Dấu ấn 20 năm
Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành (1999 -2019), Trường Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành đã thành công trong việc cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây chính là nền tảng vững chắc tạo đà cho nhà trường tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và hội nhập quốc tế trong tương lai.
Những con số “biết nói”
Từ chưa đầy 100 sinh viên trong những ngày đầu thành lập, sau 20 năm nỗ lực không ngừng, đến nay ĐH Nguyễn Tất Thành đã trở thành hệ thống giáo dục đa ngành chuyên sâu với sự góp mặt của nhiều chuyên ngành đào tạo mới phù hợp xu thế phát triển.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường đạt chuẩn 4 sao do Tổ chức QS Stars chứng nhận
Cụ thể, chỉ từ một trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành may, “cú bẻ lái” thành công đã giúp ĐH Nguyễn Tất Thành trở thành thương hiệu giáo dục uy tín trong và ngoài nước, với đội ngũ cán bộ – giảng viên, nhân viên quản lý lên tới 2.000 người. Hiện trường đang đào tạo 20.000 sinh viên, có 48 chương trình đào tạo bậc đại học, 14 chương trình đào tạo bậc cao học thuộc 5 khối ngành đào tạo: Sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn, nghệ thuật.
Về cơ sở vật chất sau 20 năm trường đã có bước phát triển đầy ấn tượng từ 2 phòng học lý thuyết ban đầu đến năm 2002 có 67 phòng học, hiện là 500 phòng học lý thuyết và thực hành được trang bị hiện đại, với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đứng thứ 5 cả nước về công trình nghiên cứu công bố quốc tế (xếp hạng của ISI); là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng quốc gia; 4 ngành đạt chuẩn kiểm định AUN – QA, 2 chương trình đào tạo đạt chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đặc biệt, là trường ngoài công lập duy nhất tại Việt Nam đạt chuẩn 4 sao của Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục – QS Stars (Anh Quốc). 100% sinh viên ra trường tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Vươn mình ra biển lớn
Video đang HOT
So với những ngôi trường có bề dày lịch sử, ĐH Nguyễn Tất Thành chưa thực sự có bề dày về công tác giáo dục, nhưng nhà trường đã biết sử dụng hiệu quả sức mạnh nội lực, là đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm từ doanh nghiệp chuyển qua; kết hợp với vận dụng sức mạnh ngoại lực bằng cách mời gọi, thu hút các chuyên gia đầu ngành về học thuật và nghiên cứu khoa học, được đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới. Hàng năm, ĐH Nguyễn Tất Thành cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khoảng 5.000 lao động.
Ở tuổi 20, ĐH Nguyễn Tất Thành định hướng trở thành trường đại học ứng dụng thực hành, luôn tiên phong, đổi mới và kiên định thực hiện sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước thông qua đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng xã hội, dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với hàng ngàn doanh nghiệp và các viện nghiên cứu.
Trong thời gian tới, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phấn đấu đạt chuẩn 5 sao của Tổ chức QS Stars, một số chương trình đào tạo đạt chuẩn của AUN – QA và đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tới năm 2022, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng cấp cơ sở giáo dục của AUN – QA, năm 2025, lọt vào Top 50 ASEAN, một số ngành, lĩnh vực đạt Top 500 châu Á.
Hoàng Tiến
Theo congthuong.vn
Tín hiệu đáng mừng của ngành Sư phạm
Năm nay, tín hiệu đáng mừng của ngành sư phạm (SP) là có thí sinh (TS) giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế đăng ký xét tuyển thẳng vào trường.
Ngoài ra, nhìn vào điểm chuẩn giữa các khối cũng cho thấy, mức điểm ngành SP tương đương nhiều khối ngành kinh tế, kỹ thuật.
Ngành sư phạm hút thí sinh
Những năm gần đây, học sinh (HS) giỏi ít mặn mà với SP do 3 yếu tố: Việc làm, thu nhập và tôn vinh, cơ hội thăng tiến. Dù vậy, Bộ GD&ĐT không hạ điểm sàn để lấy đủ số lượng, vì nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai là hết sức cần thiết. Trong mùa tuyển sinh năm nay, điểm sàn vào ngành SP do Bộ GD&ĐT quy định là 18 điểm. Sau khi công bố điểm chuẩn thì điểm và số TS đăng ký xét tuyển vào SP tăng cao.
HS đăng ký vào ngành Sư phạm tăng cao. Ảnh Internet
Thông tin sau 20 năm Đại học (ĐH) SP Hà Nội mới có TS Nguyễn Thuận Hưng (chuyên Toán trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) đạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế và hơn 100 TS là học sinh (HS) giỏi quốc gia đăng ký vào trường, ngoài ra, điểm chuẩn của trường cao nhất 26,35 điểm, có ngành TS phải đạt gần 9 điểm mỗi môn mới đủ điểm đỗ đã nhận được sự quan tâm của dư luận.
Theo thầy Phan Trắc Thúc Định - giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội, số lượng TS đăng ký theo ngành SP cao cũng là điều dễ hiểu vì trong công cuộc hội nhập, đổi mới và phát triển chung của xã hội, sinh viên (SV) ngành SP ra trường không đơn thuần chỉ đi dạy mà có thể tham gia vào nhiều ngành nghề khác.
Thầy Định chia sẻ, chất lượng đầu vào là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo và đầu ra trong các trường SP. Ngành SP với kết quả sau đào tạo là tri thức và nhân cách của con người, không phải là sản phẩm được cân đo đong đếm bằng giá trị thương mại như phần lớn những ngành khác.
Do vậy, chất lượng đầu vào cao, đồng nghĩa với các trường SP cũng phải có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nâng cao cơ sở vật chất dạy học....Điều dễ thấy, SV SP chủ động trong mọi công việc và có thể sẵn sàng hội nhập với một xã hội mới năng động, hiện đại. Vì vậy, thầy Định tin rằng chất lượng đào tạo và đầu ra của ngành SP rất khả quan.
Có thể thấy, ngành SP bắt đầu nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Niềm vui này không chỉ của riêng trường ĐH SP Hà Nội mà là niềm vui chung của ngành giáo dục. Một số chuyên gia cho rằng, HS giỏi chọn nghề giáo là tín hiệu tốt cho giáo dục vì trong suy nghĩ của đa số người dân Việt Nam, nghề giáo được nhiều người tôn trọng. Có thể người thầy chưa hẳn cho HS kiến thức cao siêu, nhưng cũng để lại cho HS những hình ảnh về nhân cách, sự tận tụy, trách nhiệm; còn với các nhà SP, mong muốn có được những thế hệ SV vừa có tâm, đức, tài để phục vụ sự nghiệp giáo dục sau này là lý do chính đáng.
Có chính sách phù hợp
Thực tế, các trường SP được coi là "máy cái" để đào tạo GV phổ thông cho mỗi địa phương. Đầu ra của các trường SP là đầu vào của ngành giáo dục. Nếu chất lượng đầu vào tốt, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy, việc thu hút những TS có học lực giỏi vào ngành SP rất quan trọng.
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT GS Phạm Minh Hạc cho biết: Phần lớn HS giỏi vào SP sẽ tạo ra những thầy cô giỏi, có triển vọng. Có thể điểm thi không phản ánh được thực lực của con người, tuy nhiên, nếu kết quả đó là thực chất thì sẽ phản ánh đúng triển vọng của từng em.
Ở các nước như Hàn Quốc, Phần Lan, điểm chuẩn vào ngành SP rất cao hoặc có thể cao nhất trong các ngành nghề. Hay ở nhiều nước khác, từ lớp 6, ngành giáo dục đã tuyển HS có học lực khá vào học ĐH, trung bình vào cao đẳng và kém thì vào dạy nghề. Thực tế, lương giáo viên thấp trong khi lương các ngành nghề khác lại rất cao. Một SV tốt nghiệp trường SP có thể lương được mấy triệu nhưng lương có thể hơn 10 triệu đồng khi SV đi làm tại các công ty.
GS Hạc luôn mong muốn ngành SP có đầu vào cao, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, có thể do hoàn cảnh nên nhiều năm không thực hiện được điều đó. Khi HS chọn trường là tính đến đầu ra có việc làm, vì vậy, muốn hút TS SP cần có chính sách Quốc gia, chính sách với việc tuyển sinh vào SP. "Muốn ngành SP có chuyển biến tốt, thế hệ trẻ cần được coi trọng và đặc biệt, đào tạo phải đi đôi với hưởng thụ", - GS Hạc nói.
Đồng quan điểm, thầy Phan Trắc Thúc Định cho rằng, để hút TS SP, trước hết cần tuyên truyền phổ biến cho HS, phụ huynh về đầu ra của ngành SP. Nếu muốn vậy, nhà trường phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, liên kết hợp tác phát triển với các mô hình đào tạo SP trong và ngoài nước. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cần quy hoạch lại mạng lưới các trường SP, xác định quy mô đào tạo để SV SP tốt nghiệp ra trường được phân công công tác hoặc tìm được việc làm đầy đủ.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và chất lượng đào tạo SP sẽ quyết định thành bại của quá trình đổi mới. Do vậy, sự "khởi sắc" của ngành SP được coi là 1 tín hiệu đáng mừng cho giáo dục. Khi trường SP làm tốt và nghiêm túc đầu vào thì địa phương và các ngành liên quan cũng cần có những chính sách riêng đối với SV SP, đặc biệt là SV giỏi để HS yên tâm khi chọn ngành SP.
Theo kinhtedothi
Giảm số lượng tín chỉ, coi chừng chất lượng đào tạo ngành kỹ thuật Theo đại diện các trường ĐH khối kỹ thuật và công nghệ, dù luật Giáo dục ĐH cho phép đào tạo 3 - 4 năm là có thể cấp bằng cử nhân cho người học nhưng trước mắt, các trường sẽ duy trì chương trình đào tạo kỹ sư. Sinh viên của một trường đào tạo khối ngành kỹ thuật - Ảnh: Đào...