Trường đại học nghìn tỷ bị “ế”: 3-4 năm nữa sẽ “lấp đầy” sinh viên?
Sau khi Dân Việt đăng tải bài viết “Trường nghìn tỷ của đại học Thủy lợi “ế” vì sinh viên buồn, nhớ bạn”, lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi là GS.TS Nguyễn Viết Ổn – Phó Hiệu trường Trường đại học Thuỷ lợi đã có những chia sẻ thẳn thắn với PV Dân Việt về thực trạng này, cũng như giải pháp của nhà trường thời gian tới.
Vừa qua báo chí có đề cập đến tình trạng trường đại học Thủy lợi cơ sở mới ở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) được xây dựng với tổng kinh phí trên 1.100 tỷ đồng, tuy nhiên khi đi vào hoạt động không thu hút được sinh viên, gây lãng phí công trình. Thực hư sự việc này thế nào thưa ông?
GS.TS Nguyễn Viết Ổn- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ lợi. Ảnh: Đình Thắng
- Chủ trương xây dựng cơ sở mới của Trường Đại học Thủy lợi đã được khởi động từ năm 2005 nhằm đáp ứng “ Chiến lược phát triển trường Đại học Thủy lợi giai đoạn 2006 – 2020 với quy mô đào tạo đến năm 2020 của trường là 22.420 sinh viên. Tuy nhiên, cơ sở 175 Tây Sơn (Hà Nội) không đạt yêu cầu.
Trước yêu cầu trên, ngày 1.12.2005, Trường Đại học Thủy lợi có văn bản số 1178/ĐHTL-TH gửi UBND tỉnh Hà Tây về việc xin cấp đất cho trường Đại học Thủy lợi. Sau đó, đến năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây đã có ra văn bản đồng ý về chủ trương thực hiện “Đề án mở rộng trường Đại học Thủy lợi đặt tại địa bàn huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”.
Tuy nhiên do khó khăn về việc bố trí nguồn vốn đền bù giải phóng mặt bằng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội nên Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị chuyển địa điểm đầu tư dự án Xây dựng cơ sở mở rộng Trường Đại học Thủy lợi về khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên và được Chính phủ đồng ý ngày 23.9.2011.
Khu giảng dạy, gồm có 5 toà nhà 4 tầng (với diện tích xây dựng là 9.060 m2, tổng diện tích sàn là 31.980 m2) và 3 toà nhà 5 tầng (với diện tích xây dựng là 8,343 m2, diện tích sàn là 34.561 m2) đáp ứng nhu cầu học tập cho 13.400 sinh viên. Ảnh: Hà Đương
Dự án có tổng kinh phí 1.137,354 tỷ đồng với quy mô dự án đáp ứng giảng đường lớp học và hạ tầng cơ sở cho 13.400 sinh viên và chỗ ở ký túc xá cho khoảng 30% số sinh viên.
Đến tháng 12.2017, Trường Đại học Thủy lợi đã trình Bộ NNPTNT phê duyệt quyết toán các gói thầu của dự án và về cơ bản nguồn vốn đã được quyết toán xong.
Sau khi dự án hoàn thành, Nhà trưởng đã tổ chức đào tạo Học kỳ 2 cho toàn bộ sinh viên Khóa 58 tại Cơ sở Hưng Yên với số lượng gần 3.000 sinh viên (SV).
Trường đang tổ chức đào tạo Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên K59. Cho SV thực hành, thực tập môn học và làm đồ án tốt nghiệp xuống Cơ sở mở rộng tại Hưng Yên. Di chuyển văn phòng đại diện của một số đơn vị tổ chức sản xuất, nghiên cứu, thực hiện đề tài tại Cơ sở Hưng Yên, một số môn học đã được triển khai giảng dạy tại cơ sở Hưng Yên.
Tuy nhiên việc đưa cơ sở mới vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn và đến nay nhà trường đang nỗ lực giải quyết những khó khăn đó để làm khai thác hiệu quả cơ sở giảng dạy mới tại Phố Hiến (Hưng Yên).
Cận cảnh cơ sở vật chất của Đại học Thủy lợi- cơ sở Phố Hiến. Ảnh: ĐHTL.
Ông có thể cho biết nguyên nhân, vì sao các sinh viên lại không muốn xuống học tập ở một cơ sở hiện đại, khang trang như vậy?
“Chúng tôi lường trước được khó khăn đi lại của các em nhưng tác động thì nằm ngoài suy nghĩ. Chủ yếu do tâm lý của các em”. GS.TS Trịnh Minh Thụ – Hiệu trường trường đại học Thuỷ lợi
Video đang HOT
- Trường ĐHTL là trường đầu tiên tổ chức đào tạo tại Khu đại học Phố Hiến nên bị tác động bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của khu Đại học như kết nối giao thông, cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao, thư viện… chưa có.
Thứ hai, SV đến đây học tập sẽ rất khác so với ở Hà Nội, xa bạn bè ở các trường đại học khác, chưa có môi trường học tập tập trung.
Thứ ba, hệ thống môi trường xã hội phù trợ như việc làm thêm để tăng thêm thu nhập của SV chưa đáp ứng yêu cầu. Như ở Hà Nội, các em vừa học vừa làm thêm rất thuận tiện, tuy nhiên ở cơ sở mới cơ hội làm thêm của sinh viên rất ít ỏi.
Bên cạn đó, tâm lý trong sinh viên là thích được học tập tại các khu đô thị tập trung như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn còn.
Tác động này đã ảnh hưởng đến Nhà trường trong công tác tuyển sinh. Vì đầu năm 2017 Trường chuyển sinh viên K58 xuống Cơ sở Hưng Yên học, thì trong năm 2017 lần đầu tiên Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, chỉ tuyển được khoảng70% chỉ tiêu.
Trước khi đưa vào khai thác công trình này, nhà trường có lường trước được những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi chuyển đến cơ sở mới học tập không thưa ông?
- Chúng tôi lường trước được khó khăn đi lại của các em nhưng tác động thì nằm ngoài suy nghĩ. Chủ yếu do tâm lý của các em. Trên mạng nhiều em chia sẻ thích học ở đấy. Kỳ đầu tiên của các em xuống đấy có kết quả học tập tốt hơn vì các em ít đi chơi, tập trung học. Không gian học tập ở Hưng Yên khá tốt.
Chúng tôi nghĩ các em xuống điều kiện học tập tốt hơn, phòng ốc rộng rãi; khu nội trú không chỗ nào đáp ứng được như dưới kia. 1 phòng có 8 em, trang thiết bị đầy đủ, có nóng lạnh… giống như khu tập thể gia đình. Mùa hè chỉ cần mở cửa thì không cần dùng đến quạt.
Tuy nhiên khi học tập tại cơ sở mới các em bị tác động tâm lý khá lớn, không có không gian vui chơi, học tập, giao lưu bạn bè cũng không, việc làm thêm cũng không có.
Nhiều ý kiến cho rằng nhằm tạo sức hút, tạo không gian tốt để SV yên tâm học tập tại cơ sở mới, ban giám hiệu nhà trường nên tiên phong chuyển xuống đó làm việc. Ông có đồng tình với quan điểm đó không?
- Hai cơ sở ở Tây Sơn (Hà Nội) và Phố Hiến (Hưng Yên) là bộ phận hợp thành trường đại học Thủy lợi. Suy cho cùng, chủ yếu là tâm lý của sinh viên, một số các vấn đề về nội tại khu vực chưa đáp ứng yêu cầu. Nếu giải quyết được vấn đề này, đặc biệt là tâm lý cho các em thì kế hoạch của chúng tôi không có gì là không thực tế cả.
Vậy nhà trường liệu có tính đến kế hoạch di dời toàn bộ cơ sở ở 175 Tây Sơn để xuống cơ sở mới ở Phố Hiến, qua đó vừa không để lãng phí dự án lên đến trên 1.100 tỷ đồng, vừa nhường lại quỹ đất cho TP.Hà Nội, lại giải quyết được ùn tắc giao thông ở khu vực này?
- Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này và không thể có chuyện di dời toàn bộ cơ sở ở 175 Tây Sơn được. Như tôi đã nói, cơ sở ở Phố Hiến và cơ sở ở Hưng Yên là các bộ phận cấu thành không thể tách rời của Đại học Thủy lợi. Ở Phố Hiến, chúng tôi không xây dựng khu hiệu bộ, hội trường lớn, ngược lại ở Tây Sơn lại không có những khu thí nghiệm ngoài trời cực hiện đại như ở Phố Hiến.
Trước khi xây dựng cơ sở mới, nhà trường có tính toán đến tính khả thi, mức độ cần thiết, hiệu quả công trình không, hay cứ có dự án của ADB thì cứ xin mà không cần tính đến tương lai, hiệu quả?
- Nếu nói cứ có dự án thì xin thì không thể qua được cửa ải của rất nhiều bộ ngành như Bộ Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án phải thuyết phục, để hình thành dự án phải qua ý kiến của các bộ. Đặc biệt Bộ Xây dựng thẩm định dự án rất kỹ.
Dự án không phải mình muốn đưa lên là được, sau khi dự án hoàn thành có 2 đơn vị kiểm toán nhà nước, thanh tra Bộ Xây dựng thanh tra, kiểm tra dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Khuôn viên trường Đại học Thủy lợi- cơ sở Hưng Yên trống vắng vì không có sinh viên học.
Vậy đứng trước những khó khăn nội tại, Ban giám hiệu nhà trường sẽ có những giải pháp gì nhằm khai thác hiệu quả cơ sở mới ở Phố Hiến?
- Chúng tôi ưu tiên hàng đầu là giải quyết vấn đề tâm lý và tạo nguồn thu nhập cho SV. Nếu tạo tâm lý tốt cho sinh viên thì chúng tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi tin chắc vài ba năm nữa câu chuyện sẽ khác.
Trước đây chúng tôi tiếp cận theo hướng ngay lập tức, tức là ngay sau khi có dự án, chuyển sinh viên xuống đào tạo. Do tính nóng vội nên có tác động ngược trở lại. Nay chúng tôi học tập kinh nghiệm của trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP Hồ Chí Minh), tiếp cận từ từ, làm công tác tư tưởng tốt cho sinh viên, đầu tiên chuyển bộ phận thực hành, thực tập, sau đó chuyển theo môn, từng lớp, từng kỳ, cả khóa…sẽ lấp đầy được sinh viên, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Về cơ sở hạ tầng, trường đã đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo, dụng cụ thể dục thể thao, sân bóng rổ, bóng chuyền…và đầu tư hệ thống thư viện, chuyển sách vở, kết nối thư viện, ở dưới đấy có thể truy cập trên này và ngược lại. Thư viện đầu tư với quy mô 1.800m2, đầu tư thêm thiết bị.
Bên cạnh đó nhà trường dự kiến sẽ đầu tư khu thử nghiệm ngoài trời, khu thí nghiệm công nghệ cao, khu thực hành, thực tập, thí nghiệm công trình ngoài trời, những công trình này cơ sở Hà Nội không có điều kiện mặt bằng để làm, chỉ có dưới kia mới có. Đây là điều kiện sống còn để nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực khoa học công nghệ của ttrường mà chỉ duy nhất ở Hưng Yên mới có, các trường ở Hà Nội không có. Hiện các khoa đang xây dựng đề án, dự kiến vốn đầu tư khoảng 20-30 tỷ đồng. Đầu tư trung hạn, mỗi năm trường sẽ dành 10- 15 tỷ đồng, cái này nằm trong tầm tay của trường.
Với cách tiếp cận như vậy, 3-4 năm nữa cơ sở Hưng Yên sẽ “lấp đầy” sinh viên. Chúng tôi sẽ giải quyết tâm lý sinh viên, đưa sinh viên xuống đào tạo.
Xin cảm ơn ông!
“Trước đây chúng tôi tiếp cận theo hướng ngay lập tức, tức là ngay sau khi có dự án, chuyển sinh viên xuống đào tạo. Do tính nóng vội nên có tác động ngược trở lại. Nay chúng tôi học tập kinh nghiệm của trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP Hồ Chí Minh), tiếp cận từ từ, làm công tác tư tưởng tốt cho sinh viên, đầu tiên chuyển bộ phận thực hành, thực tập, sau đó chuyển theo môn, từng lớp, từng kỳ, cả khóa…sẽ lấp đầy được sinh viên, đảm bảo chất lượng đào tạo”.
GS.TS. Nguyễn Viết Ổn -Phó Hiệu trường trường Đại học Thuỷ lợi
Theo Dân Việt
Trường hơn 1.000 tỷ đồng chỉ vài trăm sinh viên theo học
Cơ sở ở Hưng Yên của Đại học Thủy lợi rộng hơn 56 hecta, nhưng thi thoảng mới có vài trăm sinh viên xuống học quân sự.
Cơ sở hai của Đại học Thủy lợi tại khu đô thị Đại học phố Hiến (tỉnh Hưng Yên) rộng 56,35 hecta, gồm 2 khối giảng đường và hạ tầng đáp ứng cho 13.400 sinh viên theo học; một ký túc xá hơn 4.000 chỗ ở.
Khu giảng đường 5 tầng rộng rãi. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 1.125 tỷ đồng, trong đó hơn 979 tỷ vốn vay ADB, trên 138 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước và hơn 7,6 tỷ đồng vốn tự huy động của Đại học Thủy lợi.
Mục tiêu xây dựng cơ sở ở Hưng Yên, theo Hiệu phó Đại học Thủy lợi Trần Viết Ổn, là cùng trường chính tại Hà Nội, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu theo chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020 có quy mô 22.420 sinh viên. Công trình được khởi công từ năm 2014 và hoàn thành vào tháng 12/2016.
Giảng đường 100 chỗ ngồi rộng rãi có bảng viết, máy chiếu, hệ thống loa, đèn chiếu sáng, quạt trần, điều hòa. Các phòng học nhỏ hơn cũng được trang bị đầy đủ thiết bị này, phủ sóng wifi.
Phòng thí nghiệm hóa học hiện đại, sạch sẽ.
Khu ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho hơn 4.000 sinh viên, bên cạnh là sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng rổ, bóng chuyền.
Ký túc xá cao 8 tầng, được bố trí 2 thang máy. Ngoài phòng ở của sinh viên, mỗi tầng đều bố trí một phòng tự học, phòng sinh hoạt chung có tivi để phục vụ nhu cầu giải trí của các bạn trẻ. "Ký túc xá và khu giảng đường đều phủ sóng wifi, giúp chúng em dễ dàng truy cập Internet", Nguyễn Thị Hạ, lớp 59 KT3 khoa Kinh tế và Quản lý nói.
Mỗi phòng ký túc xá có 4 giường tầng, 2 tủ đồ và khu vệ sinh hiện đại, có bình nóng lạnh.
Tầng một của ký túc xá, ngoài khu bếp ăn "nấu rất ngon" như ý kiến của Nguyễn Thị Thu Hà lớp KT2 Kế toán, còn bán hàng tạp hóa, có dịch vụ giải khát, photocopy...
Hiện tại cơ sở hai của Đại học Thủy lợi chỉ có 400 sinh viên học giáo dục quốc phòng trong một tháng. "Ngay sau khi cơ sở ở Hưng Yên hoàn thành, vào tháng 2/2017, Đại học Thủy lợi đã đưa 3.000 sinh viên khóa 58 xuống học một học kỳ nhưng các em không thích. Chúng tôi sau đó lại phải chuyển sinh viên về Hà Nội. Từ tháng 12/2017 đến nay, nhà trường bố trí 4 đợt đưa khóa 59 xuống học Giáo dục quốc phòng. Mỗi đợt khoảng 400-500 em", Hiệu phó Trần Viết Ổn nói.
Các sinh viên khóa 58 đã phản hồi với Đại học Thủy lợi là thấy buồn khi phải học tập ở khu vực "cô lập" với môi trường xung quanh. Hiện toàn khu đô thị Đại học phố Hiến (Hưng Yên) với quy mô 1.000 ha, có duy nhất cơ sở của Đại học Thủy lợi hoạt động.
Khu giảng đường không có người học nên bàn ghế bám bụi, phòng vệ sinh đã rêu mốc, cỏ mọc cao nơi khuôn viên.
"Ở đây yên tĩnh, không khói bụi nhưng buồn. Chúng em phải đi mãi mới ra được bên ngoài mà ở đó cũng chẳng có chỗ chơi. Em thích học ở Hà Nội hơn. Trên đó có nhiều bạn bè đang học, dịp rảnh rỗi chúng em lại tụ họp, hoặc lên Hồ Gươm, đi xem phim. Ở Hà Nội em làm thêm, kiếm được 2 triệu đồng/tháng", Nguyễn Thị Thu Hà lớp KT2 Kế toán nói.
Giang Huy - Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Đắk Lắk: Các Phó Hiệu trưởng "cạnh tranh" công khai chức danh Hiệu trưởng Để được bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng cùng cạnh tranh với nhau, nêu ra các đề án "Nếu tôi là Hiệu trưởng, tôi sẽ..." để giúp học sinh, nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Ứng viên xuất sắc nhất với những đề án tối ưu, thiết thực, thuyết phục được ban tổ chức lựa chọn sẽ...