Trường đại học nào đào tạo ngành golf?
Trước sức hút của môn thể thao ‘ quý tộc’, hiện một số trường đại học đã đào tạo ngành Golf chính quy.
Bên cạnh đó, cũng có trường đại học đưa golf là môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất.
Môn học “quý tộc”, học phí bình dân
Từ năm học 2021 – 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đưa bộ môn golf vào giảng dạy ở Hòa Lạc như một trong những bộ môn giáo dục thể chất để sinh viên lựa chọn.
Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên của Việt Nam đưa golf vào giảng dạy trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên. Theo ông Nguyễn Việt Hòa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Đại học Quốc gia Hà Nội, bước đầu, Trung tâm phối hợp với 1 học viện về Golf để đầu tư cơ sở vật chất và tập huấn cho các giảng viên.
Từ năm học 2021 – 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đưa bộ môn golf vào giảng dạy ở Hòa Lạc như một trong những bộ môn giáo dục thể chất để sinh viên lựa chọn. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Được mệnh danh là môn thể thao “quý tộc” nhưng học phí để học golf tại Đại học Quốc gia Hà nội cũng theo tín chỉ giống như những môn học khác. Ngoài ra, sinh viên không phải đóng bất kỳ loại phí bổ sung nào. Dụng cụ tập luyện cần thiết được Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao của nhà trường cung cấp cho sinh viên.
Dù không được luyện tập trong điều kiện cơ sở vật chất chuyên nghiệp nhưng sinh viên đã được làm quen với môn học thể chất mới. Nhiều sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ cảm xúc thích thú với môn học này. Sinh viên Phạm Lương Trang, Đại học Quốc gia HN cho hay: “Khi tập môn học này, em không thấy quá khó và thấy môn học này khá thú vị”.
Video đang HOT
Nhận xét về môn golf, thầy giáo Vũ Ngọc Giao – Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Môn golf cũng giống như các môn thể thao khác đòi hỏi tập luyện có hệ thống, điều độ thì phát triển thể chất tốt. Riêng môn golf, người học sẽ phát triển tốt về tim mạch, hệ thống xương khớp, các cơ và dây chằng và quan trọng giúp chúng ta có đầu óc thư thái”.
Ngành đào tạo kén người học
Theo tìm hiểu, trước Đại học Quốc gia Hà Nội, một số trường đại học đã đưa môn golf vào đào tạo chính quy. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đào tạo sinh viên chuyên ngành golf từ năm 2016, mỗi khóa 20 sinh viên.
Nhà trường tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét kết quả học THPT kết hợp thi năng khiếu và Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu.
Mã tổ hợp tuyển sinh áp dụng cho cả 2 phương thức và tất cả các ngành là: T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu); T05 (Văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu); T01 (Toán, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3); M08 (Văn, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3).
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành golf từ năm 2019, tại khoa Khoa học thể thao. Mỗi năm, trường tuyển được 15-20 sinh viên.
Được biết, học phí ngành golf của Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở mức từ 40 – 50 triệu/năm học. Trung bình mỗi học kỳ, sinh viên sẽ được đi thực tế ở các sân golf hơn 10 lần. Trong quá trình học tập, nhà trường cũng trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị tập luyện cho sinh viên.
Ngoài là một ngành độc lập, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, golf còn được đưa vào môn giảng dạy như là môn thể thao tự chọn áp dụng cho ngành về Kinh doanh, đặc biệt là Kinh doanh quốc tế.
Tuy là môn học hấp dẫn người học nhưng đến nay ngành đào tạo này vẫn kén người học, thậm chí có trường phải đóng mã ngành.
Đơn cử như Trường Đại học Hồng Bàng, từ năm 2017, trường kết hợp với một trường đại học ở Hàn Quốc đưa golf vào đào tạo. Nhưng sau 3 năm mở ngành, trường không tuyển được sinh viên. Trường đã quyết định đưa golf vào danh sách các môn học thể thao tự chọn cho sinh viên, tập để làm quen, rèn luyện trong trường học.
Golf là môn thể thao ngày càng phát triển nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể chơi. Đại diện các trường cũng cho biết, ngành golf càng kén người học. Sinh viên con những gia đình có điều kiện kinh tế có thể thích chơi gofl, có điều kiện theo học nhưng lại không thích học để làm công việc này.
Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên Thủ đô
100% giáo viên giảng dạy môn giáo dục địa phương ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT tại Hà Nội sẽ được bồi dưỡng cơ bản về kiến thức Hà Nội học
Giáo viên Hà Nội sẽ được bồi dưỡng kiến thức về Hà Nội học
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - cơ quan thường trực đề án: Qua khảo sát giáo viên quản lý và giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông ở Hà Nội cho thấy, các trường phổ thông rất ý thức về việc cần đưa kiến thức về Hà Nội dạy lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh các cấp từ tiểu học đến THPT.
Từ năm học 2010 -2011 nội dung giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch cho học sinh Thủ đô đã được các nhà trường chú trọng. Cùng với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội cũng đã được đưa vào dạy thí điểm và dạy chính thức cho học sinh phổ thông.
Hình thức dạy có thể lồng ghép vào các môn học hoặc dạy riêng, hoặc dưới hình thức ngoại khóa, sân khấu hóa. Việc dạy chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên các bộ môn lịch sử, văn, giáo dục công dân... đảm nhiệm. Tuy nhiên, do mỗi trường có những cách thức dạy khác nhau nên kết quả mang lại cũng khác nhau.
Kết quả bước đầu khảo sát ở một số trường cho thấy giáo viên đảm nhận việc dạy môn học này đang rất lúng túng cả về tài liệu giảng dạy, phương pháp lên lớp và đặc biệt là do chưa có kiến thức chuyên sâu về Hà Nội trên các lĩnh vực để chủ động dạy các đối tượng học sinh khác nhau.
Việc dạy và học kiến thức Hà Nội học ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đồng bộ thống nhất về cách thức, chưa được đầu tư về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cần thiết để thuận lợi cho việc giảng dạy. Khi tiến hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc nhưng lại chưa có đội ngũ giáo viên chuyên biệt để giảng dạy.
Trên cơ sở phát huy những lợi thế sẵn có, những kết quả bước đầu đạt được trong việc phổ biến kiến thức Hà Nội cho công dân Thủ đô, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng và phát triển đề án đào tạo giáo viên môn học Hà Nội học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi thực hiện Đề án là các hoạt động có liên quan đến bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông trên phạm vi không gian là toàn thành phố Hà Nội bao gồm 30 quận, huyện, thị xã.
Nội dung của bộ môn Hà Nội học là nghiên cứu tìm hiểu về Hà Nội và mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Yếu tố cốt lõi của Hà Nội học là nghiên cứu chủ yếu về lịch sử và văn hóa Thủ đô nhưng cũng thông qua các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, chính trị, hành chính, các hoạt động kinh tế, xã hội... Kiến thức Hà Nội học là kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Hà Nội qua thời gian.
Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho đội ngũ giáo viên phổ thông là trang bị cho giáo viên kiến thức cơ bản trên mọi lĩnh vực của Hà Nội để thông qua họ truyền cảm hứng, khát vọng và tình yêu Hà Nội đến thế hệ trẻ, nhất là học sinh phổ thông, giúp các em hình thành ý thức trách nhiệm công dân với Thủ đô và đất nước.
Nội dung bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học sẽ bám sát vào môn học Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội để cung cấp kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về Hà Nội nhằm giúp đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức để giảng dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các cấp học.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo 100% giáo viên giảng dạy môn giáo dục địa phương ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT sẽ được bồi dưỡng cơ bản về kiến thức Hà Nội học. Mỗi trường phổ thông có 1 cán bộ quản lý được bồi dưỡng. Đến năm 2025, đảm bảo 100% sinh viên sư phạm được đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học khi tham gia học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Học sinh đổi môn học lớp 10: Bộ GD&ĐT hướng dẫn ra sao? Bộ GD&ĐT cho biết chương trình đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh lớp 10 chuyển tổ hợp môn, chuyển trường khi hết học kỳ 1 mà nên đợi hết năm học. Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 trong năm học 2022-2023 diễn ra ngày...