Trường đại học Mỹ tuyển sinh viên như thế nào
Học sinh trung học Mỹ và những em có ý định du học Mỹ bắt đầu chuẩn bị hồ sơ nộp. Với ứng viên đại học, quá trình xét tuyển và quyết định là điều gì đó bí ẩn, nhưng các cán bộ tuyển sinh lại biết rất rõ điều phức tạp này.
Mùa hè vừa qua, Reddit đã tổ chức chương trình “Hỏi tôi bất kỳ điều gì” có sự tham dự của Nelson Urea, cựu thành viên hội đồng xét tuyển của Đại học Cornell. Ông Urea, hiện là đồng sáng lập của công ty tư vấn về nộp hồ sơ đại học Mentoverse, hiểu sâu sắc cách các trường đại học thuộc Liên đoàn Ivy sàng lọc hàng chục nghìn ứng viên và đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối hồ sơ nào.
Các hồ sơ nộp học.
Trong chương trình, ông Urea đã trả lời câu hỏi về quá trình xét tuyển của Liên đoàn Ivy và dưới đây là những gì ông mô tả:
Khi một học sinh nộp hồ sơ đến trường Cornell qua ứng dụng Common, hồ sơ sẽ được chuyển đến một thành viên hội đồng xét tuyển, người đọc đầu tiên hồ sơ của sinh viên đó.
Nhiệm của của người này là đọc hồ sơ từ đầu đến cuối rồi trích xuất thông tin quan trọng và ghi lại xúc tích vào hai trang giấy, được gọi là “Bản người đọc đầu tiên” (First Reader Sheet).
Ở cuối tờ giấy này có một phần dành để ghi các kiến nghị. Người đọc đầu tiên sẽ khoanh tròn một trong những lựa chọn: Chấp nhận, Từ chối, Danh sách chờ. Nếu học sinh tham gia vào quy trình nộp đơn sớm (Early Decision), người xét tuyển có thể được khoanh vào lựa chọn Hoãn. Cả quy trình này kéo dài khoảng 15 phút cho một bộ hồ sơ.
Video đang HOT
15 phút là khoảng thời gian rất ngắn nếu so sánh với nhiều tháng trời mà học sinh dành ra để chăm chút cho hồ sơ của mình. Nhưng các cán bộ tuyển sinh thường là những người có khả năng và trình độ cao trong lĩnh vực này. Và quy trình xét tuyển không kết thúc ở đây.
Ngay sau khi Bản người đọc đầu tiên được hoàn thành, nó được gửi đến cho giám đốc của hội đồng và Bản người đọc thứ hai sẽ được tạo ra. Hồ sơ của ứng viên được chuyển giao cho một thành viên thứ hai, người này sẽ xem xét Bản người đọc đầu tiên cùng với toàn bộ hồ sơ trong khoảng 15 phút (đây là khoảng ước tính và có thể thay đổi tùy theo người xét tuyển).
Người này thường có kinh nghiệm hơn một chút trong lĩnh vực/môn học cụ thể và cũng sẽ đưa ra đánh giá cho bộ hồ sơ của ứng viên là Chấp nhận, Từ chối, Danh sách chờ hãy Hoãn như người đầu tiên.
Sau hai lần xem xét, một cuộc đánh giá được mở ra với sự tham dự của tất cả trợ lý, phó giám đốc và giám đốc hội đồng xét tuyển. Giám đốc sẽ điều hành việc đánh giá tất cả hồ sơ dựa trên các quyết định của người đọc đầu tiên và thứ hai.
Nếu có sự thống nhất trong hai quyết định ban đầu, hội đồng thường sẽ có chung ý kiến. Nếu hai người đọc có đánh giá khác nhau, hội đồng thường sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận nên quyết định thế nào và đưa ra lý do.
Theo VNE
GS Ngô Bảo Châu: ĐH trong nước yếu về nghiên cứu khoa học
Tại hội nghị quốc tế về Khoa học cơ bản và xã hội, GS Ngô Bảo Châu nhìn nhận, mức độ nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH Việt Nam còn yếu, dễ kéo lùi sự phát triển đất nước.
Bên lề hội nghị quốc tế Khoa học cơ bản và xã hội diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định), trao đổi với Zing.vn chiều 7/7, GS Ngô Bảo Châu (chủ nhân huy chương Fields Toán học) trăn trở về thực trạng nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH trong nước hiện nay.
Nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn
GS Châu nhìn nhận, ngoài một số trường đại học, học viện lớn, mức độ nghiên cứu khoa ở phần lớn các trường ĐH hiện nay còn yếu. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp thấp nên các trường không được xếp thứ hạng cao so với các nước trên thế giới.
"Nghiên cứu khoa học còn yếu dễ kéo tụt lùi sự phát triển của đất nước", vị giáo sư nổi tiếng lo ngại.
Theo chủ nhân huy chương Fields năm 2010, trung bình mỗi năm, chúng ta chi phí khoảng 3 đến 4 tỷ USD đầu tư cho nghiên cứu sinh, du học ở nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam thiếu linh hoạt trong chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài về nước làm việc.
"Con số 3 đến 4 tỷ USD ra nước ngoài mỗi năm còn thấy được, những điều mất mát lớn hơn, chúng ta khó thể lường hết", GS Châu nói.
GS Ngô Bảo Châu (bên trái) tại hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" diễn ra ngày 7/7 tại TP Quy Nhơn. Ảnh: Minh Hoàng.
Đề xuất lập cơ chế linh hoạt thu hút nhân tài
Để khắc phục tình hình này, GS Châu đề xuất, các trường ĐH hoặc cơ quan nhà nước, khi tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, không nên cứng nhắc, dừng lại ở mức lương khởi nghiệp. Hầu hết tri thức học tập ở nước ngoài quan tâm về nước môi trường làm việc có thoải mái không, tương lai được đảm bảo như thế nào...
Các trường ĐH và cơ quan nhà nước cần có cơ chế linh hoạt, cạnh tranh tích cực để thu hút chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao (dù được đào tạo trong nước hay nước ngoài).
Nghiên cứu khoa học không thể thực hiện nếu không có nghiên cứu sinh. Thực tế, Việt Nam mới cấp học bổng hỗ trợ nghiên cứu sinh làm luận án ở nước ngoài, còn trong nước vẫn thiếu chính sách đãi ngộ.
"Khi chưa chú trọng nghiên cứu khoa học, chưa có cơ chế đãi ngộ tuyển dụng, giảng viên chuyên môn giỏi cho các trường đại học, việc đào tạo nguồn nhân lực khó đảm bảo chất lượng, nguy cơ đất nước thụt lùi rất lớn", GS Châu cho hay.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" sáng 7/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo sự kết nối, phát huy những giá trị nguồn chất xám của các nhà khoa học, tăng cường tiềm lực khoa học cho Việt Nam và nhân loại.
Để mong muốn đó trở thành hiện thực, ngoài cam kết ủng hộ của Chính phủ, Phó thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian Khoa học tại TP Quy Nhơn sớm hoàn thiện, đưa vào hoạt động hiệu quả.
Không gian khoa học này sẽ là nơi hội tụ đông đảo của các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, công chúng yêu khoa học, đặc biệt là giới trẻ.
Theo Zing
Cần Thơ kiến nghị thành lập thêm 3 trường đại học UBND TP Cần Thơ kiến nghị Chính phủ cho thành lập thêm 3 trường đại học và nâng ĐH Cần Thơ thành đại học trọng điểm quốc gia. Đây là kiến nghị của UBND TP Cần Thơ trong buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vừa diễn ra tại TP Cần Thơ....