Trường đại học mở phòng khám phục vụ sinh viên
Đây không chỉ là nơi khám, điều trị, phòng bệnh và chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên, sinh viên và nhân dân trong khu vực mà còn là cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên khối ngành Sức khỏe của trường…
Phòng khám không chỉ là nơi thăm khám, điều trị, phòng bệnh và chữa bệnh mà còn là cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên
Ngày 24/12, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành khai trương Phòng khám Đa khoa Đại học Nguyễn Tất Thành.
Phòng khám có diện tích gần 700m2 được trang bị hiện đại, các thiết bị khám chữa bệnh đều đạt chuẩn được nhập về từ các quốc gia như Đức, Anh, Nhật, Hàn….. Phòng khám có 8 chuyên khoa lâm sàng: nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt và 3 khoa cận lâm sàng gồm: siêu âm, xét nghiệm và X-Quang.
Làm nhiệm vụ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân là những bác sĩ đến từ các bệnh viên uy tín đã ký kết hợp tác với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Phòng khám cũng duy trì đường dây nóng, phản hồi ý kiến cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, bảo vệ quyền lợi của người bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp đối với bệnh viện.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phòng khám cũng tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tăng cường rèn luyện y đức, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ viên chức. Ngoài ra, phòng khám còn có bộ phận chăm sóc khách hàng trực thường xuyên thăm hỏi bệnh lý, nhắc nhở bệnh nhân đến tái khám theo định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ khi xuất viện… đảm bảo 100% bệnh nhân điều trị tại đơn vị được chăm lo.
Trong buổi khai trương, Phòng khám Đa khoa ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho sinh viên khóa 2017 của các ngành Điều dưỡng, Y tế Cộng đồng…
PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng- Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, việc thành lập Phòng khám đa khoa đánh dấu một hướng đi mới của Trường ĐH Nguyễn Tất. Đây không chỉ là nơi khám, điều trị, phòng bệnh và chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên, sinh viên và nhân dân trong khu vực mà còn là cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên khối ngành Sức khỏe của ĐH Nguyễn Tất Thành…
Theo Tinmoi24.vn
Công điện của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng chống cơn bão số 16
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Đại học, Học viện, Viện, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai về việc phòng chống cơn bão số 16.
ảnh minh họa
Cơn bão số 16 (tên quốc tế là TEMBIN) là cơn bão có cường độ rất mạnh, trái quy luật, tốc độ di chuyển rất nhanh, có khả năng bổ bộ vào những vùng ít xảy ra bão, đang di chuyển hướng về vùng biển và đất liền nước ta.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đến 13 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12 (100 - 135km/giờ), giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.
Thực hiện Công điện số 1985/CĐ-TTg ngày 23/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Đại học, Học viện, Viện, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai triển khai các công việc sau đây:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông tin kịp thời, đầy đủ đến lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh; nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh.
2. Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dời máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để đảm bảo an toàn tài sản.
3. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai địa phương trong công tác ứng phó bão lũ, sơ tán giáo viên, học sinh khi có yêu cầu.
4. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác dạy và học sau bão như:
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhanh chóng khắc phục hư hại về cơ sở vật chất trường, lớp học để sớm ổn định hoạt động dạy và học.
- Đối với các trường bị thiệt hại nặng chưa thể khắc phục được trong thời gian ngắn thì cần bố trí nơi học tạm cho học sinh để đảm bảo chương trình, kế hoạch thi học kỳ I.
- Căn cứ tình hình thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cho học sinh nghỉ học 02 ngày 25 - 26/12 để đảm bảo an toàn. Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế và công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão cho học sinh đi học trở lại.
- Tổng hợp thiệt hại và phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh để có phương án khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ theo địa chỉ: Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội để Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ có phương án hỗ trợ địa phương.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trường Đại học Ngoại thương tăng cường hợp tác phát triển Ngày 23/12, tại Trường Đại học Ngoại thương dã diển ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 đối tác. Mô hình hợp tác không chỉ huy động được những nguồn lực mới cho phát triển, mà còn góp phần hoàn thiện chương trình khởi nghiệp quốc gia với sự tham gia chính thức của các trường đại học. Hợp tác...