Trường đại học lấy đào tạo nghề nghiệp thực hành làm định hướng
Ngày 18/11, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11…
Nhà trường lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu.
Tại buổi lễ, nhà trường cũng công bố quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân và danh hiệu Chiến sĩ thi đua 2021-2022; thông báo kết quả của Hội đồng giáo sư Nhà nước về việc công nhận 2 ứng viên của Trường Đại học Khoa học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đạt tiêu chuẩn Phó giáo sư năm 2022.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập vào tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên ủy viên TW ĐCSVN (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – làm Hiệu trưởng.
Nhà trường là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực (trên 27 ngành); đa cấp (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), đa hình thức (Chính quy, Liên thông, Vừa làm vừa học, Từ xa). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giởi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đaịa hóa đất nước.
Video đang HOT
Với quy mô đào tạo 25 – 30 nghìn sinh viên/ năm. Tổng số cán bộ, nhà giáo và người lao động: 1196 (tính đến ngày 30/6/2022). Có 20 Giáo sư (1,72%), Phó Giáo sư: 73 (6,00%), Tiến sĩ: 127 (14,60%), Thạc sỹ: 662 (56,89%), Cử nhân: 241 (20,70%); trình độ khác: 39 người (3,30%).
Chất lượng được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định thương hiệu và uy tín của Đại học Kinh doanh và Công nghệ trong suốt hơn 26 năm qua.
Để đạt được mục tiêu đó, song song với đổi mới chương trình đào tạo, chuẩn hóa khâu thi và kiểm tra, nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng văn hóa học đường “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm – Văn minh”…
Nhà trường lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Mỗi cán bộ, giảng viên là tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, năng lực sáng tạo trong giảng dạy. Sinh viên tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, miệt mài nghiên cứu khoa học, xây dựng nền nếp kỷ cương học đường.
Hướng nghiệp cho sinh viên: Không chỉ là chọn nghề
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đồng hành cùng Trường ĐH Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề 'Gen Z định hướng nghề nghiệp như thế nào?'
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đóng vai trò quan trọng giúp các sinh viên xác định đúng nghề và mở rộng cơ hội thành công trong tương lai.
Với mong muốn hỗ trợ sinh viên trong việc chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng ứng tuyển; định hướng, lựa chọn nghề nghiệp nói chung và trong ngành tài chính - ngân hàng nói riêng, ngày 16/11/2022, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đồng hành cùng Trường Đại học Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề "Gen Z định hướng nghề nghiệp như thế nào?". Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo cấp cao PVcomBank và Hội đồng Ban Giám hiệu nhà trường.
Đại diện Lãnh đạo PVcomBank giao lưu cùng các sinh viên với chủ đề về định hướng nghề nghiệp.
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý 2 năm 2022, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5%. Trong khi đó, nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33%... Nguyên nhân chủ yếu là do chọn sai ngành, sai trường, thiếu các kỹ năng làm việc, kinh nghiệm thực tiễn, thậm chí thiếu các kỹ năng ngay từ bước ứng tuyển, phỏng vấn... Chính vì vậy, công tác hướng nghiệp không chỉ là mối quan tâm của mỗi sinh viên, gia đình, nhà trường mà là cả xã hội.
Xuất phát từ thực trạng đó, PVcomBank phối hợp cùng Trường Đại học Hà Nội triển khai chương trình tọa đàm "Gen Z định hướng nghề nghiệp như thế nào?" với phần chia sẻ của các diễn giả là những Lãnh đạo của PVcomBank. Đại diện phía ngân hàng đã chia sẻ với các sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư của Trường Đại học Hà Nội về định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đặc thù, thế mạnh của bản thân, tư vấn cho "Gen Z" cách thức chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và các kỹ năng thi tuyển, trả lời vấn đáp khi phỏng vấn trực tiếp. Đồng thời, PVcomBank cũng trao đổi với các bạn sinh viên về cơ hội thực tập, làm việc tại Ngân hàng...
Chia sẻ tại tọa đàm ông Nguyễn Quang Trung - Phó Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân PVcomBank khẳng định: "PVcomBank và Trường Đại học Hà Nội là hai đơn vị đối tác chiến lược trong những năm qua. Chúng tôi luôn sẵn sàng song hành cùng trường trong nhiều hoạt động phát triển công tác đào tạo với vai trò vì cộng đồng của một doanh nghiệp. Tại tọa đàm ngày hôm nay chúng tôi mong muốn đem đến những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nhất đến các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm và hoạch định công việc tương lai của mình. PVcomBank cũng chào đón các bạn sinh viên ưu tú đến và lựa chọn PVcomBank là điểm đến trên hành trình phát triển sự nghiệp của các bạn".
Trường Đại học Hà Nội được thành lập năm 1959 với tiền thân là Trường Đại học Ngoại ngữ. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, trường hiện là cơ sở giáo dục hàng đầu cả nước với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo xu thế hội nhập. Từ một trường đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ ở ba cấp độ Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Trường Đại học Hà Nội trong nhiều năm qua đã và đang liên tiếp mở rộng nhiều lĩnh vực đào tạo hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học đa ngành với nhiều ngành ứng dụng mới như Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Marketing - Truyền thông, Công nghệ Thông tin,...
Với lịch sử lâu đời, tên tuổi lớn đã tạo dựng được trong nhiều năm cung ứng nhân lực chất lượng cho thị trường lao động của Trường Đại học Hà Nội, tọa đàm hợp tác cùng PVcomBank lần này chắc chắn sẽ định hướng nghề nghiệp đúng đắn và trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết, sớm hoạch định rõ mục tiêu, lựa chọn công việc phù hợp, chinh phục được các nhà tuyển dụng, sớm vận dụng hiệu quả kiến thức được đào tạo, phát triển bản thân và thăng tiến.
Thông qua chương trình tọa đàm, PVcomBank một lần nữa khẳng định sự đồng hành của Ngân hàng với ngành giáo dục từ việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên thông qua việc trao học bổng, đồng thời giúp sinh viên xác định được mục tiêu nghề nghiệp, tăng cơ hội thành công, phát triển bản thân, gia tăng nguồn nhân sự chất lượng cao cho xã hội, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, góp phần phát triển công tác an sinh xã hội...
Dự kiến, PVcomBank sẽ còn đẩy mạnh các hoạt động tại nhiều trường đại học khác trên cả nước mà Ngân hàng đã hợp tác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Hải Phòng Trường Đại học Cần Thơ...
Quan tâm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 Trường THCS Khai Quang, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện công tác hướng nghiệp đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Một hội nghị tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại Trường THCS Khai Quang. Đa dạng hình thức Định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp học sinh hình thành lộ trình học tập...