Trường Đại học Lâm nghiệp: Dành 50% ngân sách cho nghiên cứu khoa học
“Dành 50% ngân sách của trường Lâm nghiệp cho các công trình nghiên cứu khoa học; đồng thời, tất cả cán bộ, giảng viên và sinh viên cũng sẽ dành 50% thời gian hoạt động tại trường để nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ”.
Đây chính là mục tiêu và định hướng phát triển của trường Đại học Lâm nghiệpViệt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2025, được GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Nhà trường đưa ra tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ năm 2018 trong ngày 12/5.
“Đặt hàng” các công trình nghiên cứu của sinh viên
“Thờ ơ” hoặc tham gia mang tính “hình thức” là thực trạng của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp trước các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Theo GS.TS Trần Văn Chứ, số lượng tham gia nghiên cứu toàn trường mỗi năm chỉ đạt khoảng 300 sinh viên/năm, chiếm 7,7% trên tổng số sinh viên. Đây là một con số vô cùng nhỏ, làm lãng phí thời gian so với khối kiến thức và sự tích lũy kinh nghiệm của sinh viên ngay trên giảng đường.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp
“ Khi tiếp xúc với sinh viên, tôi thấy có nhiều ý tưởng rất hay, nhưng vẫn đắn đo khi đăng kí nghiên cứu, một phần vì không tự tin vào chính ý tưởng của mình, phần khác thì lại đổ lỗi tại không có thời gian, không có kinh phí nhiều…Nhiều khi Nhà trường rất muốn hỗ trợ, muốn ” sốc” sinh viên năng nổ, mạnh dạn hơn nhưng chính bản thân sinh viên quá ì, bỏ qua nhiều cơ hội” – GS.TS Trần Văn Chứ chia sẻ
Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cũng khẳng định, từ các năm tới, Nhà trường sẽ xem xét tất cả các đề tài sinh viên đăng kí, nếu đề tài nào hay, tính khả thi cao thì sẽ sẵn sàng cung cấp tối đa về mặt kinh phí và nhiều nguồn lực khác theo hướng “đặt hàng” chính các sinh viên có ý tưởng mới trong khoa học – công nghệ Lâm nghiệp.
Vì đâu nhiều đề tài bị “đóng băng”?
Sinh viên Nguyễn Thị Loan, đại diện nhóm công trình “nghiên cứu sử dụng gỗ Quế sau khai thác vỏ để làm thiết bị dạy học”, giải Nhì sinh viên NCKH Quốc gia nhân hội nghị cũng đã chỉ ra nguyên nhân khiến sinh viên thờ ơ, né tránh tham gia nghiên cứu khoa học.
Từ thực tế bản thân và quá trình thực hiện đề tài khoa học của mình, Loan cho rằng, để khơi dậy được ý tưởng của sinh viên Lâm nghiệp không khó vì đây là ngành mới phát triển chuyên sâu nên “đất dụng võ” cho các nhà nghiên cứu còn rất rộng. Khó khăn nhất khi sinh viên muốn tham gia nghiên cứu chính là kinh phí và cơ hội tiếp cận với điều tra thị trường”.
Video đang HOT
Minh chứng là, một đề tài có thể thực hiện được ra sản phẩm lâm nghiệp hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều quy trình; từ tìm kiếm nguồn nguyên liệu đến gia công, nhà xưởng, thành phẩm… đều cần đến kinh phí lớn. Một vài triệu thì sinh viên có thể cố gắng được nhưng khi lên đến con số hàng chục là điều không thể; nên đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều đề tài đi vào tình trạng “đóng băng” nằm đắp chiếu.
Nguyễn Loan cũng mạnh dạn đề xuất, nếu Nhà trường giải quyết được bài toán nguồn kinh phí, sẽ thu hút được rất nhiều ý tưởng hay từ các bạn sinh viên. Sinh viên được thỏa thích đề xuất ý tưởng và kêu gọi vốn đầu tư, yên tâm tập trung vào nghiên cứu thay vì vừa học, vừa nghiên cứu, vừa lo cân đối tài chính.
Sinh viên Lâm nghiệp tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp tại Ngày hội việc làm năm 2018
Làm nghiên cứu ngay hoặc không bao giờ
Năm học 2017-2018, Trường Đại học Lâm nghiệp có 107/133 đề tài nghiên cứu được sinh viên thực hiện. Trong đó, 5 giải thưởng của sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia; 5 giải Olympic cơ học toàn quốc; 9 sinh viên được cấp chứng chỉ MOSWC ( tin học văn phòng) cấp quốc gia.
Ngoài ra, trường cũng đạt được vị trí 17/146 đội thi Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu và 2 sinh viên được tham gia cuộc thi viết quốc tế về Lâm nghiệm tại Liên Bang Nga; cùng hàng chục các giải thưởng ở các cuộc thi khác.
Theo GS.TS Phạm Văn Chương, Phó Hiệu trưởng trường, mỗi năm, số lượng công trình tham gia cũng như chất lượng được Nhà trường chú trọng và nâng cao nhiều hơn. Mặc dù, tỷ lệ sinh viên nghiên cứu chưa thực sự cao nhưng kết quả trên cũng là sự vinh danh, quảng bá rộng rãi hình ảnh Trường Đại học Lâm nghiệp không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
“Khởi nghiêp chưa bao giờ là muộn, khởi nghiệp là làm ra tiền, muốn khởi nghiệp hãy bắt đầu từ nghiên cứu khoa học; làm nghiên cứu ngay hoặc không bao giờ. Tất cả sinh viên nên nằm lòng phương châm này để thực sự tạo động lực hăng say nghiên cứu, không bỏ lỡ cơ hội trên giảng đường đại học”, GS Chương động viên các bạn sinh viên.
Hà Cường
Theo Dân trí
Viện Công nghệ Massachusetts - nơi sản sinh nhiều nhân tài đạt giải Nobel
Thuộc top đầu đại học tốt nhất thế giới, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đào tạo nhiều người nổi tiếng, đạt 85 giải Nobel .
Theo bảng xếp hạng đại học QS World University Rankings 2018, viện Công nghệ Massachusetts - MIT là trường đại học tốt nhất thế giới.
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo tạp chí Times công bố cùng năm cũng xếp MIT đứng trên ngôi trường nổi tiếng Harvard. Đây cũng là học viện liên tục nhiều năm nằm trong top đầu đại học ở Mỹ cũng như toàn cầu.
Thành lập từ năm 1861 tại thành phố Cambrigde, Massachusetts, MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, sinh học, kinh tế...
Với những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, trường là nơi sản sinh 85 giải Nobel, 52 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars), và 38 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows), theo tạp chí Times.
Khuôn viên viện Công nghệ Massachusetts. Ảnh: Getty Images.
Ngành kinh tế cũng là một trong những chương trình đào tạo nổi bật tại viện khi là cái nôi ra đời những nhà kinh doanh tiếng tăm như Donald Layto, cựu CEO của JP Morgan Chase, hãng dịch vụ tài chính lâu đời tại Mỹ và Megan Smith, giám đốc Công nghệ Mỹ...
Theo thống kê của MIT do Technology Review đăng tải, tính đến năm 2014, cựu sinh viên từ MIT đã thành lập 30.200 công ty, tạo ra 4,6 triệu việc làm và gặt hái doanh thu khoảng 1,9 nghìn tỷ USD mỗi năm. Hình dung đơn giản, nếu MIT là một quốc gia thì đây chính là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Con số này lớn hơn cả GDP của Ấn Độ,Canada và Australia.
Số sinh viên chọn con đường khởi nghiệp sau khi ra trường từ 2% vào năm 2006 cũng tăng lên 15% vào năm 2014.
Theo báo cáo "Doanh nghiệp và đổi mới tại MIT - Phát triển và ảnh hưởng toàn cầu" do MIT công bố năm 2015, 80% doanh nghiệp của sinh viên MIT tồn tại trên thị trường hơn 5 năm và con số này là 70% sau 10 năm. Họ khởi nghiệp bài bản và bền vững. Trên nền tảng kiến thức công nghệ, 31% startup của MIT sở hữu ít nhất một bằng sáng chế. 23% doanh nghiệp có trụ sở đặt ngoài Mỹ, góp phần lan tỏa sức ảnh hưởng.
Không phải ngẫu nhiên sinh viên MIT đạt được nhiều thành tựu. Ngôi trường hội tụ triết lý giáo dục thực tế, văn hóa đặc trưng và luôn hỗ trợ sinh viên. Phương châm của viện là "Mens et Manus" theo tiếng La tinh, có nghĩa là "tâm và tay", khuyến khích suy nghĩ sáng tạo ở sinh viên kết hợp thực hành.
Học viên tại trại hè FutureHack. Ảnh: iStudent.
MIT cũng là nơi có các chương trình hỗ trợ, khuyến khích bạn trẻ khởi nghiệp. Hội thảo Khởi nghiệp Toàn cầu MIT diễn ra từ năm 1997, quy tụ 40 sinh viên, cựu học viên và các lãnh đạo doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia, thảo luận về phương thức thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trại hè công nghệ và khởi nghiệp mang tên FutureHack cũng được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo doanh nghiệp tại MIT, với đội ngũ cố vấn đến từ viện. FutureHack hàng năm bùng nổ các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo nhưng thực tế, dành cho học sinh 12-18 tuổi.
Trại sinh có thời khóa biểu học tập, thực tập và làm việc nhóm 12 tiếng mỗi ngày. Từng bước, các em sẽ dần giải quyết 6 vấn đề thiết yếu của mỗi startup: khách hàng là ai, doanh nghiệp đưa lại gì cho khách, làm thế nào để khách sử dụng hàng, cách kiếm tiền triệt để, làm thế nào để thiết kế và xây dựng sản phẩm. Trang bị kiến thức và kỹ năng, học viên có thể nhận biết các vấn đề thực tế và đưa ra giải pháp cùng đồng đội của mình.
Giáo sư, cố vấn của MIT không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có đầu óc kinh tế mạch lạc. Như Frederick Terman, giáo sư MIT, sau công tác ở Stanford, người đã hướng dẫn William Hewlett và David Packard thành lập HP, tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, nổi bật với dòng sản phẩm máy tính.
Các học sinh Việt Nam tại FutureHack 2017 chia sẻ: "Kể cả buổi tối khi làm việc nhóm, các cố vấn vẫn ở đó để đưa ra lời khuyên khi chúng em cần". Năm 2017, lần đầu viện Hợp tác Quốc tế và Du học iStudent tuyển sinh FutureHack tại Việt Nam. Trong 4 học sinh được tuyển chọn có Trương Hoàng Anh Thư và Bùi Trần Minh Anh, tham gia với dự án WekUp, một loại băng bịt mắt ngủ tích hợp hệ thống báo thức thông minh. Nhóm đã đạt giải Best Product, tương đương giải nhì tại trại hè. Nguyễn Tuấn Kiệt và Nguyễn Hà Thùy Dương cũng thực hiện dự án ứng dụng giao tiếp cho nhóm nói từ 3 ngôn ngữ trở lên
Để tham gia trại hè, các học sinh phải thực hiện hai bài luận và vượt qua vòng phỏng vấn với chuyên gia của MIT Bootcamp, nhằm thể hiện năng lực tiếng Anh và tư duy giải quyết vấn đề của mình.
Tư duy của MIT là chủ để đầy cảm hứng cho những ai quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp hoặc giáo dục, hoặc cả hai. Viện có tư chất riêng của một thành trì kiến tạo, ảnh hưởng và dẫn đầu.
Khi công nghệ đang định nghĩa lại thế giới, thế mạnh của một đại học nghiên cứu và kỹ thuật cùng sự nhạy bén với những chuyển biến của nền kinh tế hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì vị thế này của MIT.
Vân Trương
Theo vnexpress.net
Doanh nghiệp trong trường đại học: 'Sân chơi' cho các nhà khoa học Việc hình thành doanh nghiệp trong các trường đại học sẽ rút ngắn khoảng cách nghiên cứu của các nhà khoa học với các sản phẩm khoa học công nghệ. Chính những doanh nghiệp này sẽ thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần có cơ chế, chính sách...