Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đổi tên thành ‘Đại học UEH’?
Sắp tới, khi trở thành một đại học đa ngành, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có thể đổi tên thành ‘Đại học UEH’ và có 5 trường thành viên.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đổi tên thành ĐH UEH trong tương lai? – Đ.N.T
Vì sao lấy tên ‘Đại học UEH’?
Hôm nay (3.10), trao đổi với Thanh Niên , GS-TS Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết một hội nghị trực tuyến với gần 800 viên chức, người lao động triển khai Đề án tái cấu trúc nâng cấp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thành một đại học vừa diễn ra cuối tháng 9. Trong các nội dung cụ thể về đề án tái cấu trúc, hội nghị lấy ý kiến toàn trường về tên gọi ‘Đại học UEH’ của đại học này trong tương lai.
Theo đó, hội nghị đã lấy ý kiến về tên gọi của đại học trong đề án nâng cấp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thành một đại học đa ngành. Kết quả, có gần 96% giảng viên, viên chức và người lao động đề xuất lấy tên ‘Đại học UEH’ trong tương lai.
Theo GS-TS Nguyễn Đông Phong, UEH xuất phát là từ tiếng Anh viết tắt của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (University of Economics Ho Chi Minh City – PV). Tuy nhiên, khi đổi tên thành ‘Đại học UEH’, lúc này tên gọi này là một tên riêng, giống như một số trường ĐH khác tại Việt Nam như RMIT, FPT…
Video đang HOT
“UEH là tên viết tắt của trường đã sử dụng từ lâu, thể hiện truyền thống 45 năm phát triển của nhà trường. Vì vậy, đề xuất lấy tên ‘Đại học UEH’ này quen thuộc với nhiều thế hiện giảng viên, viên chức, người lao động, người học và các đối tác của trường”, GS Phong chia sẻ.
Cũng theo GS-TS Nguyễn Đông Phong, tên gọi mới này đã được Đảng uỷ thông qua 100% trong cuộc họp ngày 2.10. Trong tuần tới, Hội đồng trường sẽ có cuộc họp để thông qua đề án, trong đó có tên gọi mới. “Hiện đề án tái cấu trúc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, hình thành Đại học UEH đã được chuẩn bị xong. Dự kiến, cuối tháng 10 trường sẽ công bố việc thành lập 3 trường thành viên.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong thư viện – HÀ ÁNH
“Đại học UEH” với 5 trường thành viên sẽ hoạt động ra sao?
Theo thông tin từ Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn, quá trình phát triển của “Đại học UEH” từ nay đến năm 2030 có 2 giai đoạn tái cấu trúc.
Giai đoạn 1 (2021-2025), hình thành “Đại học UEH” đa ngành, đa lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh quản lý, khoa học xã hội và công nghệ trên cơ sở tái cấu trúc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay. Đại học này sẽ hình thành 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế.
Ở giai đoạn 2 (2026-2030), “Đại học UEH” hình thành thêm Trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học ở khu vực ĐBSCL. Giai đoạn này, ĐH sẽ đẩy mạnh đào tạo quốc tế và phát triển mở rộng ở địa phương, hướng tới được công nhận trong khu vực châu Á với xếp hạng trong 500 trường ĐH tốt nhất châu Á.
Ngay trong năm 2021, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ bắt đầu với mô hình hoạt động của 3 trường thành viên. Trường thành viên sẽ có các đơn vị chuyên môn thuộc trường như các khoa đào tạo, các viện nghiên cứu, viện nghiên cứu và đào tạo, 1 đơn vị đào tạo các chương trình ngắn hạn.
Đặc biệt, ở mỗi trường thành viên sẽ thành lập phòng Tổng hợp để thực hiện các chức năng hành chính, quản trị, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, truyền thông, kết nối đối tác và các công tác nhân sự, tài chính. Ngoài ra, phòng Tổng hợp còn có 1 chuyên viên đặc trách tại mỗi khoa, viện đào tạo làm nhiệm vụ chăm sóc, hỗ trợ người học, kết nối, phối hợp hoạt động giữa các khoa, viện với phòng Tổng hợp, đảm bảo theo sự điều hành của lãnh đạo trường thành viên và định hướng của UEH.
Với sự thay đổi này, theo GS-TS Nguyễn Đông Phong, sẽ có tác động lớn tới người học. Với sự phát triển đa ngành, mô hình đại học này sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập theo xu hướng liên, xuyên ngành thay vì chỉ đơn ngành chuyên sâu như hiện nay. Xu hướng phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời đại mới dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Vào đại học ở tuổi 68
Ông Nguyễn Nhu Hùng lên kế hoạch cho 'tuổi hưu' bằng việc đăng ký khoá học cử nhân Luật, Đại học Mở theo hình thức đào tạo trực tuyến.
Ông Hùng, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng quận 8, là người lớn tuổi nhất trong số 550 tân sinh viên khoá 3, chương trình Cử nhân trực tuyến, Đại học Mở TP HCM. Lễ khai giảng trực tuyến diễn ra sáng 3/10.
"Con cái đã trưởng thành và tự lập, tôi cũng không còn gánh nặng tài chính nữa. Sắp tới tôi sẽ nghỉ ngơi, tìm đến việc học cho khuây khỏa tuổi già và cũng muốn tìm hiểu thêm lĩnh vực mới", ông Hùng nói.
Khoảng hai tháng trước, ông lên mạng, tìm hiểu nhiều khoá học và biết đến chương trình đào tạo trực tuyến. Thấy lịch học 90% từ xa, phù hợp với sức khoẻ của mình, ông đăng ký và trúng tuyển.
Ông Nguyễn Nhu Hùng tại cửa hàng của mình ở quận 8, TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Quê ở Kiên Giang, gia đình ông Hùng chuyển lên Sài Gòn sinh sống năm 1960. Trước năm 1975, ông học trung học, vào Viện Đại học Vạn Hạnh, một trường tư thục ở Sài Gòn. Sau đó, ông tốt nghiệp bậc cao đẳng chuyên ngành Vật giá, Đại học Kinh tế TP HCM. Làm việc công sở một thời gian, ông mở cửa hàng kinh doanh nhôm kính.
Những năm đầu thập niên 1990, khi thị trường dần cởi mở, việc kinh doanh mở rộng cũng là lúc ông nhận ra mình còn yếu về kỹ năng quản trị kinh doanh, quản lý dòng vốn, kế toán. Ông muốn học khóa quản trị để có thêm kiến thức buôn bán. Vừa lúc Viện Đào tạo mở rộng TP HCM (tiền thân Đại học Mở TP HCM) ra đời, mở ra cơ hội học tập ở giảng đường cho nhiều người. Ông đăng ký khóa Quản trị kinh doanh, hệ vừa làm vừa học.
Gần bốn năm, ban ngày ông lo việc kinh doanh ở cửa hàng, buổi tối đến trường. Nhiều hôm, ông ngồi ở lớp khi cơ thể thấm mệt sau một ngày ngược xuôi mua bán, vận chuyển hàng cho khách. Chưa từng dùng đến bằng đại học này, nhưng kiến thức của khoá học giúp ông vận hành công việc kinh doanh tốt hơn.
Từ một cửa hàng nhôm kính, ông Hùng chuyển sang buôn bán gạch ốp lát và vật liệu xây dựng. Việc buôn bán khá suôn sẻ trước khi Covid-19 bùng phát hai năm nay. Hầu hết hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà ở đình trệ, các cửa hàng vật liệu ế ẩm.
"Giai đoạn công việc khó khăn cũng là lúc tôi đã lớn tuổi rồi. Mình không còn sức khỏe, tâm trí để tính toán, xoay xở như hồi trẻ nữa, cần tìm một việc khác phù hợp hơn", ông lý giải cho quyết định "nghỉ hưu".
Ông chọn học ngành Luật bởi nó phù hợp với lứa tuổi, trải nghiệm của bản thân. Ông hy vọng những va vấp pháp lý trong cuộc sống, công việc gần 50 năm qua sẽ được thầy cô giải đáp một cách hệ thống, khoa học. Bằng kiến thức sẽ được học, người đàn ông 68 tuổi hy vọng có thể tư vấn pháp lý những người xung quanh, người lao động nghèo.
Gần 100 trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2021 Sau công bố điểm chuẩn, những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 có thể tham khảo một số trường đại học xét tuyển bổ sung theo hình thức xét học bạ hoặc điểm thi THPT. Ảnh minh họa Trường Đại học Lâm nghiệp xét tuyển bổ sung ở 20 ngành đào tạo tại cơ sở Hà Nội. Điểm nhận hồ sơ xét...