Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nhiều đổi mới trong tuyển sinh và đào tạo hệ vừa học vừa làm
Ngày 8/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trang trọng tổ chức lễ khai giảng cho 286 sinh viên hệ vừa làm vừa học đợt tuyển sinh 1 và 2 năm 2018; đồng thời tư vấn tuyển sinh hình thức đào tạo này.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD Trần Thị Vân Hoa chia sẻ thông tin tuyển sinh và đào tạo
Cung cấp thông tin tuyển sinh, đại diện lãnh đạo Khoa Đại học Tại chức cho biết, phương thức tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ. Học viên sẽ tích luỹ đủ số tín chỉ theo yêu cầu trong chương trình đào tạo. Sinh viên có bằng và bảng điểm TCCN, Cao đẳng, Đại học được xét công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ các học phần đã được đào tạo.
Thời gian học linh hoạt có thể trong giờ hành chính, ngoài giờ, bán ngoài giờ tuỳ theo từng địa phương và đặc điểm của từng chuyên ngành đào tạo.
Năm 2018, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển 1.450 sinh viên hệ vừa làm vừa học, được phân bổ cho các ngành, các đợt xét tuyển linh hoạt tùy theo tình hình thực tế về nguồn tuyển sinh. Thời gian tuyển sinh từ 1/1/2018 đến 31/12/2018.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD Trần Thị Vân Hoa chúc mừng các tân sinh viên đã trở thành thành viên của ngôi trường đứng đầu cả nước về đào tạo nhân lực chuyên ngành kinh tế.
Phó Hiệu trưởng cũng cho biết một trong những điểm đặc biệt trong công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học năm nay tại Hà Nội là chỉ đào tạo tại cơ sở duy nhất tại Trường ĐH KTQD. Như vậy sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Hà Nội cũng sẽ được học tập, nghiên cứu tại khu giảng đường khang trang và hiện đại bậc nhất Việt Nam (mà Trường KTQD mới đưa vào vận hành) như sinh viên hệ chính quy.
Trong khuôn khổ tư vấn tuyển sinh, những thí sinh quan tâm tới hình thức vừa làm vừa học được giải đáp những băn khoăn; tham quan phòng học và thư viện hiện đại…
Mọi thông tin có liên quan, đến công tác tuyển sinh đăng trên cổng thông tin điên tử của Trường theo địa chỉ http://www.neu.edu.vn hoặc của Khoa Đại học Tại chức theo địa chỉ http://khoadaihoctaichuc.neu.edu.vn.
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Dùng tổ hợp lạ để xét tuyển, đại học sẽ phải giải trình
Trường dùng tổ hợp môn bất thường để xét tuyển sẽ phải giải trình về tính liên quan, hợp lý và cần thiết đối với ngành đào tạo.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Ngọc Thành
Ngày 23/3, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng đã trả lời về việc một số trường đại học sử dung tổ hợp khối C để xét tuyển vào ngành kỹ thuật, kinh tế; khối A vào ngành Văn học.
Theo quy định của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Quy chế cũng cho phép trường được dùng kết quả 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài Toán, Ngữ văn để xét tuyển; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét cho một ngành.
Như vậy, về luật, các trường không sai phạm khi sử dụng tổ hợp khối C để tuyển vào ngành kỹ thuật, kinh tế; khối A vào Văn học. Tuy nhiên, "quy chế tuyển sinh quy định, các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Thông thường, ít nhất một hoặc hai môn thi trong đó được coi là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình. Nhà trường phải giải trình được tính liên quan, tính hợp lý, cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào", bà Phụng nói.
Vụ trưởng Giáo dục Đại học nhấn mạnh, với những tổ hợp tuyển sinh quá bất thường, Bộ sẽ yêu cầu trường đại học giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, những trường có dấu hiệu tuyển sinh bằng cách "vơ bèo vạt tép" sẽ bị kiểm tra, thanh tra về điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp... "Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo. Nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung" Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh.
Việc dùng tổ hợp môn thi không liên quan để tuyển sinh, theo bà Phụng, các trường đại học sẽ bị "mất nhiều hơn được". Chưa nói đến việc bị xử lý của Bộ nếu vi phạm, trước hết trường sẽ bị xã hội đánh giá thấp và nghi ngờ chính sách, chất lượng đào tạo. Các thí sinh tốt cũng không chọn vào học trường khi có sự hồ nghi, dẫn đến đại học đó chỉ chọn được thí sinh kém, không có tinh thần thực học thực nghiệp. Những điều này khiến uy tín và chất lượng đào tạo của trường đại học bị giảm sút, người sử dụng lao động cũng không muốn nhận sinh viên của trường. Tiếp tục quá trình này, dần dần trường sẽ bị đào thải.
Năm 2018, các đại học được trao quyền tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên). Vụ trưởng Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phung cho biết, sẽ yêu cầu sau khi có điểm thi, các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận xét tuyển trước khi thí sinh thay đổi nguyện vọng. Trường cũng phải nhập lên cơ sở dữ liệu thi tuyển sinh để quản lý.
Điều này giúp công khai, minh bạch thông tin cho thí sinh có sự lựa chọn phù hợp và trường phải giữ uy tín, xây dựng "thương hiệu" cho mình. "Tôi vẫn tin đa số các trường sẽ không đánh mất mình chỉ vì muốn nhận số thí sinh có điểm thi quá thấp", bà Phụng nói.
Theo VNE
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: Có nên chọn cả 2 bài thi tổ hợp? Việc chọn cả 2 bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học cho thí sinh (TS), song cũng là áp lực về khối lượng kiến thức, đòi hỏi TS phải cân nhắc kỹ. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Đăng ký 2 bài, phải thi...