Trường Đại học Kinh tế quốc dân chú trọng đào tạo ‘làm tiến sĩ’ thay vì ‘học tiến sĩ’
Thời gian qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo hơn 1700 tiến sĩ, hơn 10.000 các học viên.
Đa phần nghiên cứu sinh đều vừa học vừa làm. Thời gian tới, trường Đại học Kinh tế quốc dân chú trọng quan niệm ‘làm tiến sĩ’ thay vì ‘học tiến sĩ’ như hiện nay.
Ngày 2.11, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức buổi Tọa đàm và gặp mặt nhân kỷ niệm 45 năm đào tạo Sau Đại học (1977 – 2022).
Phát biểu tại chương trình, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “45 năm đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những phần lịch sử thành công trong quá trình 66 năm trưởng thành, xây dựng và phát triển của Trường. Với đội ngũ các nhà khoa học chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo hơn 1.700 tiến sĩ, hơn 10.000 các học viên”.
GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Video đang HOT
GS.TS Phạm Hồng Chương cho biết thêm, trong những năm gần đây, đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những bước chuyển mình tích cực. Trước hết Nhà trường đã hướng tới theo kịp chuẩn mực quốc tế, trong đó đẩy mạnh công tác công bố quốc tế. Đến nay Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đi đầu trong đẩy mạnh nghiên cứu sinh, hoạt động thực tiễn giúp cho nghiên cứu sinh gắn kết với đơn vị để đảm bảo quá trình đào tạo đem lại những thành quả ứng dụng ngay trong thực tiễn.
PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Đào tạo Sau Đại học chia sẻ, trong giai đoạn hiện nay, quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ gặp không ít khó khăn khi yêu cầu từ xã hội và cơ quan quản lý ngày càng cao về chất lượng. Đa phần nghiên cứu sinh đều vừa học vừa làm, nên chưa toàn tâm toàn ý cho quá trình học tập và nghiên cứu. Nguồn lực dành cho đào tạo tiến sĩ vẫn còn khoảng cách tương đối lớn so với ở các quốc gia phát triển. Ngoài ra quan niệm “học tiến sĩ” vẫn tồn tại phổ biến thay vì “làm tiến sĩ”.
PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học
Để giải quyết những bất cập trên, theo PGS.TS Lê Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tập trung đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo để đạt được các chuẩn mực trong đào tạo tiến sĩ ở các nước phát triển. Đặc biệt, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết, trao đổi nghiên cứu sinh và giảng viên. Chú trọng, phổ quát quan niệm “làm tiến sĩ”, và tiếp tục tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý đào tạo.
Từ năm 2010 đến nay, chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát triển theo hướng hàn lâm và hội nhập quốc tế, nổi bật với những chuyên đề về phương pháp nghiên cứu khoa học và lý thuyết chuyên ngành.
Chương trình có sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế trong việc đào tạo và hướng dẫn nghiên cứu. Do vậy, số lượng nghiên cứu sinh có công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí và hội thảo quốc tế ngày càng tăng.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu có mặt tại Tọa đàm đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm qua phần hỏi đáp cùng các diễn giả về chủ đề “Phát triển đào tạo sau Đại học trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế”.
ĐH Kinh tế Quốc dân ban hành quy chế tuyển sinh riêng năm 2023
ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng.
ĐH Kinh tế Quốc dân chính thức ban hành quy chế tuyển sinh đại học riêng áp dụng từ năm 2023. Ảnh: ĐH Kinh tế Quốc dân.
Quy chế tuyển sinh ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2023 được GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường, ký ban hành với 27 điều. Quy chế này được áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1/1/2023.
Về cơ bản, quy chế tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân là sự tích hợp giữa các quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và những yêu cầu đặc thù của trường (không áp dụng với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng).
Trong đó, nội dung đáng chú ý là từ năm 2023, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng 2 năm đối với những thí sinh được hưởng là năm tốt nghiệp và năm kế tiếp. Đây là một trong những quy định mới tại quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] mức điểm ưu tiên khu vực.
Quy chế này cũng quy định rõ chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: "Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp".
Ngoài ra, về phương thức tuyển sinh, hàng năm, trong đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn, tổ hợp dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số theo từng môn), trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn.
Thông tin cũng nêu rõ không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn Ngoại ngữ). Trường hợp trường tổ chức thi tuyển sinh cần thông báo trước ít nhất một năm trước khi cho thí sinh đăng ký dự tuyển và tuân thủ tổ chức thi theo các quy định của Bộ GD&ĐT.
10 trường đại học kinh tế ký thỏa thuận trao đổi giảng viên, sinh viên Theo thông tin từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), 10 trường đại học khối kinh tế vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục... 10 trường đại học kinh tế trên cả nước tham gia vào chuỗi đào tạo. Ảnh: NEU. Các trường tham gia buổi tọa...