Trường Đại học Kinh tế Nghệ An khai giảng năm học mới
Năm học 2019 – 2020, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác dạy và học một cách toàn diện, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên ra trường có việc làm.
Sáng 4/10, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Tham dự buổi lễ có đồng chí Cao Thị Hiền – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Các đại biểu tham dự lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Thu Hương
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đào tạo 11 mã ngành về kinh tế – tài chính và kinh tế nông nghiệp. Với giá trị giáo dục cốt lõi của trường là hội nhập, coi trọng chất lượng, hiệu quả và nhất là quan tâm việc làm sau đào tạo cho sinh viên. Qua 4 năm học tập, nghiên cứu tại trường, sinh viên có nhiều trải nghiệm và tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng mọi vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Phát biểu tại lễ khai giảng, đồng chí Cao Thị Hiền ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của tập thể nhà trường trong thời gian qua. Mong muốn Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; quan tâm việc làm cho sinh viên; tăng cường sự đoàn kết, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc trong Lễ khai giảng. Ảnh: Thu Hương
Video đang HOT
Trong buổi Lễ khai giảng, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cũng đã trao các suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc trong năm học vừa qua.
Thu Hương
Theo baonghean
15 năm thoát khỏi sự trì trệ, hợp tác xã tăng tốc phát triển
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế tập thể, bức tranh kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Bộ NNPTNT - (ảnh) xung quanh vấn đề này.
Trong hành trình 15 năm phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX), theo ông, đâu là những điểm nhấn ấn tượng nhất?
- Theo tôi, điểm nhấn ấn tượng nhất của kinh tế hợp tác, HTX là đã tự vươn mình, thoát ra khỏi những ám ảnh về sự trì trệ, yếu kém vốn tồn tại rất dài trong thời kỳ bao cấp. Đã có một thời, nghĩ đến HTX là người ta mặc cảm về một sự yếu kém tồn tại kéo dài mà không nhìn rõ bản chất ưu việt của mô hình này, nhất là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn dựa vào những nông hộ nhỏ lẻ.
Nhưng trong 15 năm qua, cùng với sự chuyển biến về nhận thức của chính quyền và người dân, HTX đã có sự phát triển mang tính bước ngoặt, nhiều mô hình mới xuất hiện, làm ăn hiệu quả, đóng góp cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của các địa phương, thậm chí có những mô hình rất mới.
Có thể thấy, sự lớn mạnh của HTX qua những con số tăng trưởng ấn tượng. Tính đến hết ngày 30/6/2019, cả nước đã có 14.452 HTX nông nghiệp, trong đó có tới 55% hoạt động hiệu quả. Các địa phương cũng đã xử lý dứt điểm những HTX hoạt động yếu kém bằng cách giải thể. Theo đó, giải thể được 3.600 đơn vị, chỉ còn khoảng 600 HTX yếu kém đang đợi giải thể hoặc cải tổ trong thời gian tới.
Sản xuất sạch luôn được các thành viên trong Liên hiệp HTX Cần Đước (Long An) ưu tiên hàng đầu. Ảnh: BLA
Điều đáng ghi nhận là, tốc độ phát triển HTX tăng mạnh qua từng năm, nếu như từ năm 2002 trở về trước, mỗi năm cả nước chỉ thành lập mới 200 - 300 HTX thì con số này từ năm 2017 trở lại đây là 2.000 HTX/năm. Nếu như năm 2003, doanh thu bình quân của HTX chỉ đạt 461 triệu đồng/năm thì con số này năm 2018 là 1,61 tỷ đồng.
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các HTX còn giúp nhân dân phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách bố trí lại mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ví dụ, HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II (Tháp Mười, Đồng Tháp) thực hiện mô hình sản xuất lúa thông minh. Ngay cả ở những vùng miền, địa phương trước đây được xem là khó khăn trong sản xuất thì nay cũng có những mô hình HTX hoạt động hiệu quả.
Nhưng dường như những điểm nghẽn cố hữu kìm hãm sự phát triển của HTX như đất, vốn, hạ tầng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Đúng là hiện nay quá trình phát triển của HTX đang đối mặt với những thách thức không nhỏ như diện tích sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhiều địa phương chưa hiểu rõ sự cần thiết của HTX trong khi năng lực quản trị của nhiều HTX còn giới hạn.
Đơn cử như chính sách hỗ trợ tín dụng đối với HTX nông nghiệp, trong khi nhu cầu vô cùng lớn nhưng rất ít HTX được tiếp cận các khoản vay tín dụng nói chung và vay ưu đãi nói riêng. Nguyên nhân, do HTX không có tài sản thế chấp, quản lý thiếu minh bạch, phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi trong khi ngân hàng ngại rủi ro.
Ngoài ra, rất ít HTX được tiếp cận chính sách hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ đất đai, trong khi chính sách về đào tạo, tập huấn cho cán bộ HTX đã thực hiện nhưng dàn trải và hình thức, có nơi nặng về giải ngân.
Những hạn chế này được chỉ ra từ lâu chưa được giải quyết một cách dứt điểm để tạo động lực, hành lang cho HTX phát triển. Theo tôi, cơ chế, chính sách của Nhà nước cần phải tập trung, sát với nhu cầu của HTX và phát huy được 3 nguồn lực hỗ trợ HTX là: Vốn góp của thành viên, tín dụng ngân hàng và nguồn lực xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, theo ông, một mô hình HTX lý tưởng trong thời gian tới sẽ đi theo hướng nào?
- Sự phát triển của HTX cũng giống như một vòng đời, có lúc thăng lúc trầm, thịnh và suy. Theo tôi, các HTX ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng từ những mô hình đã thành công tôi thấy, xây dựng được liên kết theo chuỗi là yếu tố sống còn giúp các HTX phát triển, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân của chuỗi, HTX có trách nhiệm tập hợp nông dân sản xuất theo một quy trình, đạt độ đồng đều về năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, các ngành chức năng, địa phương cần nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn của HTX trong tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ thủ tục xác nhận, chứng nhận sở hữu đất đai của HTX và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để HTX xây dựng hạ tầng; miễn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trao đổi giữa các thành viên HTX với nhau; tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX.
15 năm phát triển, HTX đã chứng minh được vai trò của mình trong phát triển kinh tế hàng hóa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã đến lúc phải tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để HTX có không gian phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
10 năm nông thôn mới, thu nhập của nông hộ đạt 130 triệu đồng Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cuộc sống của người dân nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Theo Bộ NNPTNT, quá trình triển khai chủ trương, chính sách trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn...