Trường Đại học Kinh Bắc: Để nhà tuyển dụng không mất công đào tạo lại
Đào tạo trong Nhà trường và đào tạo lại khi tuyển dụng đang là bài toán khó đối với thị trường lao động hiện nay, vậy làm thế nào để Trường Đại học Kinh Bắc giải quyết tận gốc bài toán trên?
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, năm 2018, cả nước có hơn 200.000 cử nhân ở trình độ đại học thất nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại “đỏ mắt” đi tìm nhân sự chất lượng hoặc mất công đào tạo lại vì phần nhiều ứng cử viên có tư duy thụ động, chỉ đâu đánh đấy.
Một trong những nguyên nhân chính của nghịch lý trên là chương trình đào tạo không tiệm cận với yêu cầu của doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp thiếu trầm trọng những kỹ năng mềm cần có.
Chính vì vậy, Trường Đại học Kinh Bắc đã xác định hướng đi đúng đắn. Một mặt, Nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, linh hoạt thay đổi chương trình đào tạo bám sát với thực tiễn. Mặt khác, Nhà trường tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đào tạo, mở ra nhiều cơ hội và cam kết việc làm cho sinh viên.
Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Kinh Bắc và tập đoàn Kangaroo và Nexttech
Mới đây nhất, Trường Đại học Kinh Bắc đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học, công nghệ với Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Tương Lai (NextTech) và Công ty cổ phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc (Kangaroo). NextTech hiện có 600 nhân viên làm việc tại 7 quốc gia trong 3 lĩnh vực chính: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính và Dịch vụ hậu cần.
Video đang HOT
Tháng 11 năm 2017, NextTech vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong vòng 10 năm. Tập đoàn Kangaroo hiện duy trì hệ thống hơn 40.000 điểm kinh doanh, 8 chi nhánh trong và ngoài nước, 2 nhà máy tại Việt Nam, 1 nhà máy tại Myanmar, 2 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ.
Kangaroo là doanh nghiệp đầu ngành phục vụ sức khỏe và tiện nghi cuộc sống thông qua những cải tiến hữu ích từ công nghệ lọc nước, hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp, năng lượng tới các thiết bị điện tiêu dùng khác.
Theo đó, Trường Đại học Kinh Bắc sẽ đào tạo, cung cấp đội ngũ cử nhân công nghệ thông tin có trình độ cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của NextTech và Kangaroo; tập đoàn cùng Nhà trường hiệu chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn doanh nghiệp và thực tiễn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên của Trường tham gia thực tế, thực tập…
Từ khi thành lập tới nay, Trường Đại học Kinh Bắc đã ký kết thành công nhiều thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ du lịch khách sạn, tài chính, bất động sản tới công nghệ thông tin, điện tử truyền thông…Trong thời gian tới, Trường Đại học Kinh Bắc tiếp tục mở rộng kí kết với các tập đoàn trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.
Việc hợp tác chặt chẽ giữa Nhà trường và doanh nghiệp từ công tác đào tạo tới tuyển dụng sẽ tạo ra được một đội ngũ nhân sự vững về lý thuyết, chắc về thực hành, tự tin phát triển bản thân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Trường ĐH điều chỉnh phương án xét tuyển tăng cơ hội cho thí sinh
Bên cạnh việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường ĐH bổ sung và điều chỉnh thêm ở một số phương thức cũng như đối tượng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Các chuyên gia tham dự buổi tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều 6.5 - ẢNH: KHẢ HÒA
Đó là nội dung trong chương trình tư vấn trực tuyến "Phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi THPT" do Báo Thanh Niên tổ chức, được phát sóng tại: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên chiều 6.5.
Chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ chiếm đa số
Có mặt tại chương trình tư vấn, thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM, thông tin: "Trường ĐH Mở TP.HCM vẫn duy trì các phương thức xét tuyển như năm trước để đảm bảo tính ổn định. Đó là xét điểm thi THPT, xét điểm học bạ (5 học kỳ gồm: 2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Trong đó mức điểm xét tuyển các ngành công nghệ sinh học, công tác xã hội, Đông Nam Á, xã hội học là 18 trở lên, các ngành còn lại từ 20 điểm trở lên. Năm nay, tổng chỉ tiêu của phương thức xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét học sinh giỏi là 2.800, chiếm 70% tổng chỉ tiêu".
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học, cho hay năm nay trường dành đến 50% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm xét học bạ, trong khi điểm thi THPT chỉ 20%, điểm thi kỳ thi riêng do trường tổ chức 20% và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với xét tuyển thẳng chỉ chiếm 10%.
"Ở phương thức xét học bạ, trường có thay đổi. Cách 1: Thí sinh có thể sử dụng điểm trung bình của 3 học kỳ gồm 1 học kỳ lớp 10, 1 học kỳ lớp 11 và 1 học kỳ lớp 12 đạt 18 điểm trở lên.
Ở cách này các em được quyền lựa chọn học kỳ nào đạt điểm cao nhất để tính. Cách 2 là điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển của năm học lớp 12 phải đạt 18 điểm trở lên. Và cuối cùng là điểm trung bình năm lớp 12 đạt 6.0 trở lên", thạc sĩ Trương Quang Trị thông tin thêm.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: "Đến thời điểm này, trường đã điều chỉnh một phần phương thức xét tuyển học bạ. Bên cạnh việc xét kết quả học tập lớp 12, trường bổ sung phương thức sử dụng kết quả 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) các môn theo tổ hợp xét tuyển, với chỉ tiêu cho học bạ là 50%, các phương thức còn lại chiếm 50%". Tương tự, Trường ĐH Duy Tân năm nay cũng dành 50% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm học bạ.
Thêm nhiều đối tượng được ưu tiên xét tuyển
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết: "Năm nay, trường bổ sung một số đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Bên cạnh thí sinh từng đạt kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và quốc tế, trường còn ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có giải thưởng khoa học kỹ thuật và học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Đặc biệt, thí sinh đạt huy chương ở kỳ thi tay nghề ASEAN và thí sinh tốt nghiệp THPT ở các nước trên thế giới cũng sẽ được ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường".
Đối với Trường ĐH Việt Đức, bên cạnh việc xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải trong các kỳ thi trong nước và quốc tế, trường còn xét tuyển dựa trên chứng chỉ/bằng tốt nghiệp THPT quốc tế như SAT, IBD, AS/A-Level, IGCSE, WACE, các thí sinh có chứng chỉ TestAS do các trung tâm được cấp phép tổ chức thi trên toàn thế giới. "Năm nay, trường cũng đang xem xét phương án tuyển sinh mới là sử dụng điểm học bạ, nhưng trường đang tính toán để chất lượng xét tuyển của hình thức này phải đảm bảo tương đương với việc xét tuyển từ kỳ thi TestAS do trường tổ chức", tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho hay.
Lưu ý về những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, đưa ra lời khuyên: "Để có thể đạt kết quả tốt, thí sinh cần chủ động học tập, bám sát chương trình, nên làm thử đề thi các năm trước, đề thi mẫu năm nay và tương tác nhiều với thầy cô, bạn bè. Nhưng bên cạnh việc học, thí sinh cần dành thời gian tìm hiểu cụ thể thông tin của các trường ĐH, CĐ mà mình muốn đăng ký xét tuyển để nắm rõ các phương thức và thời gian đăng ký".
Năm 2020 Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sử dụng 4 phương thức xét tuyển, gồm: điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, điểm học bạ lớp 12 và điểm học bạ 5 học kỳ THPT.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh Với nhiều thay đổi, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ không còn là căn cứ đầu tiên để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng như những năm trước. Hiện nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh, đi kèm theo đó là nỗi băn khoăn lo lắng của phụ huynh học sinh và cả giáo viên. Dạy...