Trường đại học không thể từ chối xếp hạng

Theo dõi VGT trên

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định Tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

PV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) về vấn đề còn mới mẻ và khá nhạy cảm đối với giáo dục đại học Việt Nam.

Trường đại học không thể từ chối xếp hạng - Hình 1

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. Ảnh: Văn Chung.

4 thay đổi so với ban đầu

Phân tầng cơ sở giáo dục đại học để các trường định hướng rõ ràng mục tiêu đào tạo. Xếp hạng để công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học và xã hội biết và lựa chọn.

Mục tiêu đào tạo của các trường (thể hiện qua phân tầng) và đẳng cấp của trường (thể hiện qua xếp hạng) sẽ là hành trang quan trọng của sinh viên tốt nghiệp khi tìm kiếm việc làm. Nói cách khác, bằng tốt nghiệp đại học không chỉ ghi nhận trình độ đào tạo mà giá trị của nó còn phụ thuộc vào trường cấp bằng.

- So với dự thảo lần đầu được đưa ra lấy ý kiến vào tháng 10/2014, bản Nghị định lần này đã có những thay đổi gì, thưa bà?

- So với Dự thảo tháng 10/2014 có một số thay đổi.

Thứ nhất, số tiêu chí phân tầng và xếp hạng và các chỉ số, chỉ báo trong mỗi tiêu chí phân tầng và xếp hạng được điều chỉnh phù hợp hơn.

Thứ hai, dự kiến khi triển khai, điểm xếp hạng sẽ chấm theo điều kiện, năng lực của từng trường nhưng khung xếp hạng được điều chỉnh từ 5 hạng xuống còn 3 hạng để đơn giản trong phân hạng

Thứ ba, tổ chức thực hiện phân tầng, xếp hạng được quy định rõ hơn: Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT lựa chọn các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để giao nhiệm vụ thực hiện phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH.

Và điểm khác biệt thứ tư là các điều kiện phân tầng, đặc biệt là các điều kiện về hoạt động khoa học và công nghệ được quy định khái quát hơn, phù hợp với tất cả các nhóm ngành…

Trường đại học không thể từ chối xếp hạng - Hình 2

- Bà có thể giải thích tại sao dự kiến ban đầu đưa ra sẽ xếp các trường đại học thành 5 hạng, nay rút lại chỉ còn 3 hạng?

- Nếu khung nhiều hạng và khoảng cách giữa các hạng nhỏ sẽ làm cho khung xếp hạng ít có ý nghĩa. Mặt khác, việc xây dựng chính sách đối với khung 5 hạng sẽ phức tạp hơn, khó đảm bảo sự phân biệt rõ giữa các hạng, không tạo điều kiện và động lực cho các cơ sở GDĐH phấn đấu. Vì vậy, BST đã chuyển từ 5 thành 3 hạng.

- Tại sao lại giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc phân tầng, xếp hạng? Điều gì sẽ đảm bảo đơn vị này thực hiện khách quan công việc được giao?

- Lý do giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện phân tầng, xếp hạng đó là các tổ chức độc lập, chuyên về đ.ánh giá, kiểm định có kinh nghiệm đ.ánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, chỉ báo trong GDĐH.

Tất nhiên không phải tổ chức kiểm định chất lượng nào cũng được giao nhiệm vụ này. Bộ sẽ lựa chọn tổ chức có uy tín, làm việc công tâm, được các trường đại học tín nhiệm để giao nhiệm vụ.

Video đang HOT

Sẽ không có trường “đứng ngoài”

- Xin bà so sánh các tiêu chí để xếp hạng đại học Việt Nam với tiêu chí của một số bảng xếp hạng uy tín trên thế giới?

- Thế giới có nhiều bảng xếp hạng các trường đại học.

Ví dụ, Tạp chí US. News and World Report (USNWR) xếp hạng các trường theo vùng lãnh thổ và nhóm trường, dữ liệu được thu thập đ.ánh giá theo 7 tiêu chí. ĐH Giao thông vận tải Thượng Hải (Trung Quốc) xếp hạng các trường đại học thế giới theo 4 tiêu chí và 6 chỉ số nhấn mạnh vào chất lượng giáo dục, chất lượng giảng viên, kết quả nghiên cứu và quy mô của trường.

Ở Châu Á, tạp chí ASIAWEEK xếp hạng các trường đại học theo 5 tiêu chí như: Danh tiếng hàn lâm của trường, tuyển chọn sinh viên, đội ngũ giảng viên, kết quả nghiên cứu khoa học và nguồn tài chính.

Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xếp hạng khác, ví dụ như Webometric xếp hạng dựa và thông tin và lượng truy cập vào trang thông tin điện tử của các trường.

Tiêu chí của các bảng xếp hạng có khác nhau. Những bảng xếp hạng có uy tín được sử dụng rộng rãi thường đặt trọng số rất cao vào kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường, thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, kể cả cựu sinh viên.

Ban soạn thảo Nghị định đã tham khảo tiêu chí của các bảng xếp hạng khác nhau, cân nhắc, lựa chọn những tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và các qui định của Luật Giáo dục Đại học.

Hầu hết những tiêu chí chính của các bảng xếp hạng đại học thế giới đều thể hiện trong qui định tiêu chí xếp hạng của nước ta như chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm, kiểm định chất lượng, đ.ánh giá của người sử dụng lao động…

Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể cách thức đ.ánh giá và trọng số của từng tiêu chí khi tiến hành xếp hạng. Trọng số đối với các tiêu chí xếp hạng của nước ta sẽ khác với các bảng xếp hạng hiện nay ví dụ như trong số về nghiên cứu khoa học nếu đặt quá cao sẽ không hợp lý vì công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học nước ta còn hạn chế.

- Khi dự thảo mới công bố, đã có ý kiến đóng góp cho rằng việc “Các hạng được tính theo phần trăm (%) số các trường trong từng tầng, được chia theo nhóm từ cao xuống thấp, được làm tròn số” là một quan điểm duy ý chí, giống như trước đây cứ cho rằng mỗi lớp học phải có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh trung bình”.

Bà có thể lý giải tại sao vẫn duy trì quy định “Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau: Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở GDĐH có điểm cao nhất; Hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở GDĐH có điểm thấp nhất; và Hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở GDĐH không thuộc Hạng 1 và Hạng 3″?

- Việc sử dụng Khung 3 hạng ở Việt Nam đi đôi với chính sách của Nhà nước đối với cơ sở GDĐH. Về bản chất, xếp hạng theo Khung 3 hạng (xếp hạng tương đối) vẫn dựa trên xếp hạng tuyệt đối, từ kết quả điểm xếp hạng riêng biệt của tất cả các cơ sở trong tầng để chia thành 3 hạng, để khả thi trong việc xây dựng chính sách đối với từng hạng.

- Có chế tài nào quy định các trường phải tham gia phân tầng, xếp hạng không, thưa bà? Nếu có trường muốn đứng ngoài thì sao?

- Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, theo đó, tất cả các tổ chức, các nhân trong phạm vi áp dụng phải thực hiện. Thông tư Hướng dẫn chi tiết phân tầng và xếp hạng mà Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng sẽ tiếp tục quy định cụ thể, để tất cả các trường thực hiện.

Sau này, dự kiến một số chính sách đối với các trường sẽ trên cơ sở phân tầng xếp hạng. Vì vậy, các trường vừa có nghĩa vụ thực hiện các quy định của văn bản pháp luật, vừa có nhu cầu thực hiện để được tham gia các chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra, ở phương diện xã hội, khi đã thực hiện phân tầng, xếp hạng mà có một số trường chưa thực hiện ngay thì có thể ảnh hưởng đến uy tín của chính các trường. Bởi vì, chắc chắn các thí sinh, phụ huynh sẽ không đ.ánh giá cao những cơ sở đào tạo không có thông tin về phân tầng xếp hạng hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước…

Vì vậy, tôi cho rằng khi đã triển khai thực hiện chính sách sẽ không có trường “muốn đứng ngoài”, hoặc việc “muốn đứng ngoài” có thể sẽ bị đ.ánh giá không bằng trường thứ hạng kém vì không minh bạch…

- Khi nào Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH? Và tới khi nào sẽ có một “bảng tổng sắp” chính thức đầu tiên về phân tầng, xếp hạng đại học Việt Nam, thưa bà?

- Đây là vấn đề mới, lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam nên chưa thể có thông tư hướng dẫn ngay khi Nghị định mới được ban hành, vì các chủ trương mới đưa vào Nghị định phải được xã hội đồng tình và được Chính phủ chính thức ban hành mới trở thành cơ sở để xây dựng thông tư hướng dẫn.

Chúng tôi sẽ cố gắng để có thể có thông tư hướng dẫn sớm nhất trong điều kiện của mình để tổ chức triển khai thực hiện.

Theo Ngân Anh/VietNamNet

GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực

Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết.

LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và giáo dục đại học nói chung còn nhiều điều cần mổ xẻ.

Tuy nhiên, ở tự chủ đại học ông nêu quan điểm rõ ràng là không nên chỉ ra những tồn tại về bản chất mà cố gắng đi tìm những giải pháp thực hiện quyền tự chủ cho tốt hơn, điều đó có ích và thực tế hơn cho các trường đại học.

Bản chất của tự chủ đại học

Khi bàn về tính tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề sâu sa nhất của tự chủ đại học đó là bản chất của trường đại học đích thực phải tạo ra tri thức mới, và trường đó phải đào tạo ra những con người để đáp ứng những yêu cầu của một xã hội liên tục thay đổi.

Do đó, để quyết định được hai vấn đề này thì mặc định của trường đại học là được tự chủ.

GS. Nhuận lấy một ví dụ của luật chơi trong bóng đá rằng, khi ra sân các cầu thủ (như trường đại học - Pv) muốn đá như thế nào cũng đc, miễn là tuân theo luật chơi chung của thế giới, còn đá bên phải hay bên trái, bóng cao hay thấp thì không ai biết được hướng đi của bóng như thế nào (xã hội luôn thay đổi - pv).

Theo GS. Mai Trọng Nhuận, sứ mệnh thiên chức của trường đại học là làm ra cái mới (mới ở con người và mới tri thức, mặc dù những cái mới đó chưa từng có nhưng không thể hỏi người khác để làm ra nó), các trường phải tự quyết định để làm ra cái mới đó.

GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực - Hình 1

GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh Xuân Trung

Đó là nền tảng cơ bản nhất của một trường đại học, còn nếu một trường đại học không tạo ra cái mới, không đào tạo ra được con người đáp ứng yêu cầu xã hội, trường không có quyền lực gì thì trường đó không còn là bản chất của một trường đại học.

Hơn nữa, theo GS. Nhuân, mấu chốt các trường muốn tạo ra cái mới thì phải có quyền quyết định về đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình, đó mới đầy đủ nghĩa là một trường đại học. Và đã là đại học thì tất yếu phải được tự chủ.

"Nếu hiểu nôm na nhất thì đại học được quyền quyết định để thực hiện hai sứ mệnh nói trên mà không cần hỏi ai, tất nhiên phải phù hợp với khung bên ngoài là thể chế, chính sách và luật pháp. Còn nếu trường đại học muốn làm ra cái mới, tri thức mới, con người mới mà lại đi hỏi từng người làm như thế nào thì không thể làm được" GS. Nhuận cho hay.

Nội hàm của tự chủ là tự mình quyết định các công việc đào tạo, đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của xã hội, phù hợp với thể chế, chính sách của quốc gia, địa phương đó.

Và nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội còn cho rằng, khung thể chế càng rộng bao nhiêu thì quyền tự chủ của các trường càng rộng bấy nhiêu và ngược lại.

GS. Mai Trọng Nhuận một lần nữa mượn hình ảnh của môn bóng đá, nếu cầu thủ càng giỏi bao nhiêu thì tận dụng triệt để bấy nhiêu luật chơi mà cầu thủ đá để không phạm luật. Nhưng nếu cầu thủ đó không biết được rằng mình đá cánh phải hay cánh trái, đá nhanh hay chậm thì sẽ "run chân".

Nếu trường đại học phát huy được sở trường, thế mạnh và đúng luật thì gọi là "tự chủ theo năng lực". Ngược lại, với một trường đại học năng lực kém vừa không đào tạo được con người mới, thậm chí lại luôn luôn "phạm luật", có thể là "trốn luật".

"Năng lực của một trường càng tốt thì càng tận dụng tốt quyền tự chủ để làm ra nhiều cái mới đáp ứng nhu cầu xã hội, còn trường năng lực tự chủ kém thậm chí sẽ lạm dụng quyền tự chủ để làm những điều không tốt cho xã hội. Đó là hai xu hướng cùng tồn tại ở lí thuyết chứ không riêng gì ở Việt Nam" GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh.

Nhận định thêm, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh trên mà không có quyền tự chủ cần thiết, nói đúng hơn thì tự chủ là quyết định sự sống còn của một trường đại học.

Thậm chí, không có tự chủ đích thực thì cũng không có một trường đại học đích thực.

Tự chủ tạo ra nguồn lực

Tầm quan trọng của tự chủ đại học được GS. Mai Trọng Nhuận phân tích thêm, ông cho rằng, tự chủ đại học không những tạo ra cái mới (vì tạo ra đầu vào phù hợp để có đầu ra) mà còn tạo ra nguồn lực.

Muốn đầu ra được chất lượng, đỉnh cao, ngoài đầu vào còn phải luôn luôn được tự chủ để trường đại học được năng động, sáng tạo để có được thêm các nguồn lực cần thiết. Đến đây các trường đại học cũng cần có quyền tự chủ đủ lớn để tạo ra chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực (giảng viên, người học, hệ thống cơ sở vật chất, tài chính...).

Cách hiểu mục tiêu của tự chủ là được làm tất cả, đó là cách hiểu sai, đó không phải là mục tiêu mà đó chỉ là giải pháp.

"Mục tiêu của tự chủ là để tạo ra nhanh hơn, nhiều hơn, sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhanh, cao hơn yêu cầu phát triển của xã hội không ngừng thay đổi. Tạo ra nguồn lực cần thiết để làm việc đó. Nguồn lực được hiểu không chỉ là tài chính mà còn là thể chế, chính sách, môi trường làm việc..." GS. Nhuận cho hay.

Một nghiên cứu mới đây trên 1.200 cán bộ ở Đại học Quốc gia Hà Nội về "Yếu tố nào quan trọng nhất đến tinh thần trách nhiệm?", bảng hỏi cho 10 đáp án có sẵn, trong đó có đáp án lương, thưởng. Trước khi làm điều tra một số nhà xã hội học nhận định, lương càng cao thì trách nhiệm sẽ đi theo, điều đó là đương nhiên.

Tuy nhiên, kết quả 78% chọn điều kiện số một, đó là "Điều kiện môi trường thực hiện khát vọng nghề nghiệp", t.iền chỉ đứng thứ 7. Như vậy, lương đối với giảng viên, cán bộ đại học chỉ đứng thứ 7 trong việc thực hiện trách nhiệm và năng động sáng tạo.

Ví dụ này để thấy được rằng, nguồn lực quan trọng hơn đồng t.iền, có t.iền chưa chắc đã có được người giỏi về làm việc, đó còn phải là môi trường, thể chế, chính sách để thúc đẩy năng động, sáng tạo. Môi trường đó phải được đ.ánh giá công bằng, khách quan, theo sự cống hiến của từng người.

"Một ví dụ này để thấy tính tự chủ của một trường đại học còn do chính thể chế, chính sách của trường đó để tạo ra nguồn lực, do đó trường được tự chủ, được tự ban hành chế độ trả lương, làm việc, ban hành quy định đ.ánh giá giảng viên. Chứ không nhất thiết phải là 286 tiết giảng cứng nhắc của giảng viên. Nhưng ông hiệu trưởng phải được quyền quyết định để giảng viên được tự do nghiên cứu, sáng tạo..." GS. Nhuận cho biết.

Từ đây, GS. Mai Trọng Nhuận cho rằng, điều kiện tự chủ chính là năng lực tự chủ của chính cơ sở giáo dục đại học đó. Năng lực tự chủ được đo bằng chính năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lí nhà trường và thứ nữa là đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên, phục vụ. Ở mỗi vị trí từng người có tự chủ riêng của họ.

Vấn đề quan trọng hơn nữa để các trường được tự chủ, theo GS. Mai Trọng Nhuận, đó là thể chế, chính sách. Nếu luật chơi đủ rộng để tạo ra sản phẩm tốt nhất, nhanh nhất, nhiều nhất, hiệu quả nhất, nguồn lực thu hút nhiều nhất, đó là mục tiêu của người ban hành thể chế, chính sách.

Do đó, người ban hành phải hiểu tự chủ, tạo tự chủ cho các đơn vị tự chủ. Đảng đảm bảo về đường lối, chủ trương, Quốc hội cho ra luật phù hợp, Chính phủ điều hành tốt. Đó là ba vòng để đảm bảo quyền tự chủ này.

Ở đó phải thấm đẫm tự chủ, ra những chủ trương, chính sách tự chủ đúng. Quốc hội thể chế hóa bằng luật, và cơ quan hành pháp thực hiện luật tự chủ một cách đúng nhất.

GS. Nhuận cho biết thêm, thậm chí trong phạm vi khuôn phép của hành pháp, có thể tạo ra thêm những quy định để tự chủ được tốt hơn nữa, và chính nơi đó thay mặt Đảng và Nhà nước giám sát tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học.

Giám sát ở đây theo quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận là sản phẩm đầu ra chứ không nên theo quy trình. Nhưng đ.ánh giá tự chủ là đ.ánh giá sản phẩm đầu ra của chính cơ sở giáo dục đó, chứ không đi đ.ánh giá quy trình, vì quy trình chỉ là một chiếc "hộp đen" nằm giữa đầu vào và đầu ra...

Trong bài tới, GS. Mai Trọng Nhuận sẽ giải thích rõ hơn về chiếc "hộp đen" của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học. Chiếc "hộp đen" này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?

Theo Giaoducvietnam.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trấn Thành và Hari Won để lộ t.iền mừng cưới Anh Đức
18:20:05 12/09/2024
Kỳ Duyên làm đủ trò đến mức lộ điểm yếu, vẫn bị MLee "chặt đẹp" ở bán kết MUVN
17:47:19 12/09/2024
Nhặt "sạn" mỏi tay tại bán kết Miss Universe Vietnam 2024
20:52:07 12/09/2024
Song Hye Kyo để mặt mộc đi "hẹn hò", nhìn không ai tin đã 42 t.uổi
19:03:02 12/09/2024
Dàn sao Việt có mặt cứu trợ ở các vùng bão lũ
21:00:42 12/09/2024
Nhạc sĩ nổi tiếng tiết lộ: "Quang Lê bị một trung tâm giam 1 năm vì sợ Trường Vũ"
22:58:46 12/09/2024
Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3
23:03:28 12/09/2024
Mạnh Trường vào vai bộ đội thời bình cùng đồng đội cứu người dân vùng lũ
19:53:29 12/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con số đau thương: 336 người c.hết, mất tích vì mưa lũ và bão số 3

Tin nổi bật

23:09:57 12/09/2024
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), tính đến 20h ngày 12/9, bão số 3, mưa lũ và sạt lở đất đã khiến 336 người c.hết và mất tích (233 người c.hết, 103 người mất tích).

Tạp chí Vogue Singapore khen show diễn của NTK Chung Thanh Phong

Thời trang

22:59:34 12/09/2024
Bettina von Schlippe - chủ biên của tạp chí - hết lời khen ngợi 80 mẫu thiết kế Haute Couture cùng sàn diễn siêu thực của NTK Chung Thanh Phong.

Loạt nghệ sĩ thông báo hoãn, hủy show, cùng hướng về miền Bắc

Sao việt

22:55:58 12/09/2024
Ca sĩ Tùng Dương, nghệ sĩ Vũ Luân, ca sĩ Phương Mỹ Chi... thông báo gác lại show diễn, lịch ra mắt sản phẩm riêng vì tình hình bão lũ miền Bắc.

Ai là người dám không chào NewJeans?

Sao châu á

22:41:24 12/09/2024
NewJeans cho biết nhóm bị cô lập tại HYBE Labels, thậm chí bị 1 quản lý của nhóm nhạc cùng công ty đối xử thô lỗ.

4 con giáp hay phàn nàn, kêu ca trong cuộc sống khiến họ bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc

Trắc nghiệm

21:38:02 12/09/2024
Trong số mười hai con giáp, 4 con giáp này có thói quen thích phàn nàn, dường như họ luôn có khả năng tìm ra những khía cạnh không vừa ý.

4 kiểu áo "hack" t.uổi được Hồng Diễm diện thường xuyên

Phong cách sao

21:25:16 12/09/2024
Hồng Diễm là nữ diễn viên được nhiều khán giả yêu thích. Cô ghi dấu ấn khi đảm nhận vai nữ chính của nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng. Không chỉ đóng phim hay, Hồng Diễm còn sở hữu nhan sắc xinh đẹp và phong cách thời trang ấn tượng.

WHO tiến hành đợt sơ tán quy mô lớn các bệnh nhân ở Gaza

Thế giới

21:17:40 12/09/2024
Theo Cơ quan Y tế ở Gaza do lực lượng Hamas điều hành, ít nhất 41.118 người tại Gaza đã t.hiệt m.ạng kể từ khi chiến tranh bùng phát ngày 7/10/2023, trong khi số người bị thương lên tới hơn 95.000.

'Anh trai vượt mọi tam tai' tung poster nhân vật, sẵn sàng đổ bộ phòng vé

Phim châu á

21:11:50 12/09/2024
Mới đây, phim điện ảnh Anh trai vượt mọi tam tai tiếp tục tung bộ poster giới thiệu 3 nhân vật chính và clip dàn diễn viên gửi lời chào đặc biệt đến khán giả Việt Nam

'Làm giàu với ma' thu hơn 100 tỉ đồng

Hậu trường phim

20:42:13 12/09/2024
Tính đến sáng 12.9, Làm giàu với ma có số doanh thu là 101,6 tỉ đồng (theo Box Office Vietnam), vượt xa phim Hai Muối (gần 37 tỉ đồng) khi 2 phim cùng ra rạp ngày 30.8.

Cô đồng bổ cau "đúng nhận, sai cãi" kêu oan bất thành, "bóc lịch" 7 năm 3 tháng

Xã hội

20:39:59 12/09/2024
Lợi dụng sự mê tín của người dân để lấy t.iền, cô đồng bổ cau xem bói đúng nhận, sai cãi chính thức trả giá. Như vậy, màn ra sức kêu oan trước đó của cô đã đổ sông đổ bể.

Phong độ trái ngược của dàn sao Man Utd

Sao thể thao

20:34:35 12/09/2024
Mathijs de Ligt gây thất vọng, trong khi Manuel Ugarte hay Bruno Fernandes chơi hay cho tuyển quốc gia ở đợt tập trung tháng 9 này.