Trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn cần phát triển ngành học bản sắc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cần quan tâm phát triển các ngành học cơ bản, mang bản sắc riêng của nhà trường, như Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ…
Đó là mong muốn của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 20/11/2017.
Đến tham dự còn có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang và đông đảo các cựu sinh viên tiêu biểu tiêu biểu, giảng viên, sinh viên của nhà trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư Võ Văn Sen – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số ít những trường Đại học tại Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển từ 60 năm trở lên.
Phó Giáo sư Võ Văn Sen ôn lại truyền thống 60 năm hình thành và phát triển của trường (ảnh: P.L)
Trên chặng đường nửa thế kỷ đó, nhà trường đã tạo ra nhiều giá trị, triết lý giáo dục, truyền thống văn hóa đại học đáng tự hào, có nhiều đóng góp to lớn trong những giai đoạn thăng trầm khác nhau của lịch sử Việt Nam hiện đại, trở thành một bộ phận không thể thiếu của lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, lịch sử nền giáo dục đại học Việt Nam nói riêng.
Với 3 giai đoạn phát triển khác nhau, từ Đại học Văn khoa Sài Gòn (từ năm 1957), đến năm 1977 được đổi tên thành Trường Đại học Tổng hợp thành phố, và tới nay thành lập Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (từ tháng 3/1996), trường luôn là nơi dẫn đầu, tiêu biểu trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, mang bản sắc riêng.
Trường còn cung cấp lực lượng cán bộ giảng dạy cho các Trường Đại học, Cao đẳng, cán bộ khoa học cho các Viện nghiên cứu, các cơ quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội trong nước, là nơi cung cấp các công dân biết khởi nghiệp, không chỉ ngành nghề cũ mà còn sáng tạo ra ngành nghề mới.
Cho tới nay, trường đã đào tạo ra trên 75.000 cử nhân khoa học, hơn 7.000 thạc sĩ, trên 600 tiến sĩ, trong đó có rất nhiều cựu sinh viên đã trở nên bất tử trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã và đang là những nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng, Nhà nước, có nhiều đóng góp có ý nghĩa to lớn đổi với sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương những thành tựu mà trường đạt được (Ảnh: P.L)
Thay mặt lãnh đạo Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích nổi bật mà Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được, trong 60 năm hình thành và phát triển đầy khó khăn, thách thức nhưng cũng rất tự hào, vinh quang như ngày nay.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh mong muốn, trong thời gian tới, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cần quan tâm phát triển các ngành học cơ bản, mang bản sắc riêng của nhà trường, như Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Triết học, Việt Nam học.
Nhà trường cần quan tâm, mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu khoa học tốt, xây dựng đội ngũ giảng viên không những mạnh về số lượng mà còn phải về chất lượng.
Không ngừng chuẩn hóa, đổi mới quản trị đại học, không ngừng nâng cao, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu, sớm phát triển thành một trường Đại học hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, Nhân văn.
Đặc biệt, cần quan tâm tới đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, và thích ứng được với thời kỳ cách mạng 4.0.
Phó Chủ tịch nước trao tặng quà kỷ niệm cho lãnh đạo nhà trường nhân kỷ niệm 60 năm thành lập (ảnh: P.L)
Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng, đi từ chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo, để trường trở thành một trường hàng đầu khu vực phía Nam trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nhân dịp này, nhà trường cũng đã tổ chức vinh danh 60 cựu sinh viên tiêu biểu, hiện đang và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo ở trung ương, các địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh trong tất cả các lĩnh vực.
Theo GDVN
Cô gái Hàn Quốc tốt nghiệp thủ khoa trường đại học ở Sài Gòn
Đạt 9,09 điểm ngành Việt Nam học, Kwon Yae Ji cũng là thủ khoa đầu ra năm nay của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.
Kwon Yae Ji (24 tuổi) là nữ sinh có điểm trung bình cao nhất 9,09 trong danh sách sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ở 27 ngành khóa 2013-2017 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM).
Vừa trở lại Việt Nam sau chuyến nghỉ hè ở quê nhà - thành phố Gangneung (tỉnh Gangwon, Hàn Quốc), Yae Ji cho biết đang cộng tác cho tờ nội san dành cho người Hàn Quốc ở TP HCM và phiên dịch tiếng Việt cho một số đơn vị Hàn Quốc.
Kwon Yae Ji tốt nghiệp thủ khoa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Cha của Yae Ji là quản lý một phân xưởng, sang Việt Nam làm việc ở Quảng Nam hơn 10 năm trước. Cuối năm 2012, cô cùng mẹ và em gái lần đầu qua thăm cha, cả gia đình đi du lịch Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu...
Khi đó, cha Yae Ji khuyên cô có thể học ở Việt Nam bởi có hàng chục nghìn người Hàn sống và học tập tại đây. "Phần vì thấy thích Việt Nam sau lần đi du lịch, phần nữa là muốn ở đây để được gần cha nên tôi mạo hiểm ở lại, học tiếng Việt xem sao", nữ sinh cười tươi, nói.
Yae Ji được cha gửi vào ở cùng một gia đình Việt Nam quen biết ở Đà Nẵng để học tiếng Việt. Bốn tháng sau đó, cô gái Hàn Quốc "đánh vật" với bảng chữ cái Việt Nam cùng giáo viên riêng. Khi đó, nữ sinh người Hàn chỉ có thể nói được vài câu ngắn ngủi để chào hỏi, cảm ơn.
"Lúc đó tôi rất buồn vì gần như không hiểu bạn người Việt nói gì, những câu hỏi đơn giản nhất cũng không biết cách trả lời. Tôi mệt mỏi và muốn trở về nước ngay", Yae Ji kể. May thay, cô gặp người bạn cùng tuổi ở Việt Nam và được người này chỉ dạy tiếng Việt khá tận tình.
Bắt đầu là những từ vựng đơn giản về đồ vật, con vật, tiếp đến là những câu hoàn chỉnh để giao tiếp thông thường. Khó nhất với cô gái Hàn khi học tiếng Việt là 6 thanh điệu bởi nó khác xa với tiếng Hàn Quốc hay tiếng Anh cô được học.
Được nhiều đồng nghiệp của cha tư vấn, Yae Ji đăng ký theo ngành Việt Nam học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với năm đầu tiên học lớp tiếng Việt căn bản. Cuối năm 2013 cô mới vào năm nhất đại học, quen được nhiều bạn Hàn Quốc học chung lớp và một số bạn người Việt khoa Hàn Quốc học. Họ giúp nhau thực hành tiếng Việt và tiếng Hàn mỗi lần gặp gỡ.
Lớp học của Kwon Yae Ji trong một đợt thực tập. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hai năm đầu, chương trình dành trọn cho tiếng Việt với các bài học đọc, viết, nói. Yae Ji lên lớp chuyên cần, cố gắng viết và đọc nhiều bài học thầy cô giao. "Mỗi khi giảng viên lưu ý điều gì quan trọng, tôi đều ghi chú để ôn lại nhiều lần để không bỏ lỡ", cô kể. Yae Ji còn lưu tất cả file nghe, đọc tiếng Việt vào điện thoại để có thể mở lên thực hành mỗi khi rảnh rỗi.
Khi khá hoàn thiện kỹ năng đọc, viết tiếng Việt, cô hoàn thành bài tập đầu tiên viết bài văn hơn 1.500 chữ, nội dung so sánh các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc. Hai năm sau đó, cô được học nhiều môn chuyên ngành như lịch sử, kinh tế, văn học, pháp luật Việt Nam. Lịch sử Việt Nam được cô cho là khó nhưng thú vị nhất, bởi kiến thức tuy hàn lâm nhưng mang màu sắc mới mẻ, đồng thời môn học được dạy bởi một thầy giáo khá vui tính, hài hước.
Trong năm cuối đại học, cô nhớ nhất chuyến đi hơn 10 ngày cùng các bạn trong lớp khi thực tế ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) để tìm hiểu phong tục, văn hóa, tôn giáo, ẩm thực con người nơi đây. Kết thúc chuyến thực tập, nhóm Yae Ji viết bài báo cáo tìm hiểu một số ngôi chùa ở Hà Tiên và so sánh với chùa ở TP HCM, được khen thưởng trong kỳ nghiên cứu khoa học cấp trường.
Gần năm năm ở Sài Gòn, Yae Ji thuê trọ gần trường cho tiện đi lại, thỉnh thoảng mới đi du lịch những tỉnh xung quanh. Cô gái Hàn Quốc nói mình nghiện cà phê sữa đá bởi "Hàn Quốc chỉ có cà phê nhưng không có món cà phê sữa", thích ăn bánh canh cua, bánh bèo, bún chả Hà Nội và bún bò Huế.
Yae Ji đặc biệt mến người Sài Gòn bởi họ rất thân thiện. "Lúc đầu sang tôi khép mình, không dám làm quen với ai. Một vài bạn sau đó chủ động đến bắt chuyện với mình, khi quen rồi thì chúng tôi nói chuyện rất vui, thoải mái", cô kể.
Từ nhỏ mê Toán và các môn khoa học, song cơ duyên lại đưa Yae Ji theo học ngành khoa học xã hội và nhân văn và giúp cô gắn bó với Việt Nam. "Yae Ji sẽ cố gắng ở Việt Nam vì đã quen cuộc sống nơi đây", nữ sinh nói, nở nụ cười thân thiện.
Kwon Yae Ji chia sẻ muốn làm việc lâu dài ở Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thạc sĩ Phan Thái Bình (Phó trưởng khoa Việt Nam học) cho biết, mỗi năm khoa này có thêm 200 sinh viên người nước ngoài theo học hệ chính quy, phần lớn là người Hàn Quốc, còn lại là Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp... Trong đó, gần một nửa sinh viên Hàn Quốc đã theo cha mẹ định cư ở Việt Nam và được học tiếng Việt từ bậc phổ thông.
"Kwon Yae Ji dù có chút bất lợi khi học tiếng Việt muộn hơn nhiều bạn, song nhờ chăm chỉ, chuyên cần nên tiến bộ khá nhanh. Với những môn chuyên ngành, nữ sinh này có sự đầu tư nghiêm túc, công phu nên được đánh giá cao", ông Bình nói và đánh giá Yae Ji là một trong số sinh viên quốc tế giỏi, mẫu mực của khoa Việt Nam học.
Theo VNN
Chủ tịch nước trao tặng bà Nguyễn Thị Bình huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân về những công lao, đóng góp của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây...