Trường Đại học Hồng Đức: Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục để phát triển bền vững
Hoạt động BĐCL là một quá trình thường xuyên, liên tục cải tiến, nên rất cần sự chia sẻ, thống nhất trong toàn thể giảng viên, cán bộ, nhân viên, người học để cùng hướng đến việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường; hoàn thiện hệ thống BĐCL bên trong, xây dựng văn hóa chất lượng – yếu tố bền vững tạo ra chất lượng và thương hiệu.
Trong những năm qua, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giỏi, đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã tập trung xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) theo định hướng ứng dụng, thường xuyên rà soát, điều chỉnh và cập nhật kiến thức mới; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo, tự học của người học; xây dựng môi trường học tập tích cực và năng động giúp người học phát triển toàn diện và trưởng thành.
Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục nhà trường, KĐCL giáo dục CTĐT và coi các tiêu chí KĐCL là thước đo cho mọi mặt hoạt động của nhà trường, của CTĐT để từng bước cải tiến, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí KĐCL và nâng cao chất lượng tiêu chí KĐCL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng thương hiệu trong đào tạo.
Đại diện lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức trao bằng thạc sĩ cho các học viên tốt nghiệp năm 2021. Ảnh: Phong Sắc
Video đang HOT
Với phương châm lấy chất lượng, hiệu quả đào tạo là mục tiêu, nguyên tắc là định hướng cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; là yếu tố quyết định cho sự mở rộng, hợp tác, phát triển, cạnh tranh của nhà trường, Trường ĐH Hồng Đức đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng (BĐCL) bên trong. Theo đó, nhà trường đã thành lập phòng chức năng, quản lý, tham mưu về hoạt động BĐCL và KĐCL; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành. Từ đó, nhà trường ban hành quy trình/hướng dẫn cụ thể, như quy trình về tự đánh giá chất lượng CTĐT, hướng dẫn về tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, quy trình về khảo sát ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên… giúp cho các đơn vị, cá nhân dễ dàng trong việc triển khai thực hiện và có sự giám sát của các đơn vị liên quan.
Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn như việc triển khai xây dựng, rà soát chuẩn đầu ra, CTĐT; bồi dưỡng kiến thức về tự đánh giá CTĐT; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, phương pháp giảng dạy… cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thiết lập hệ thống thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan, gồm: người học, cựu người học, giảng viên và cơ quan/doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, chuyên gia, nhà quản lý… để làm cơ sở cải tiến các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, thông qua hệ thống quản lý chất lượng QMS ISO 9001:2015 theo chu trình cải tiến liên tục PDCA (xây dựng kế hoạch – tổ chức thực hiện – kiểm tra, đánh giá – cải tiến, khắc phục), Trường ĐH Hồng Đức đã xây dựng, hoàn thiện các quy trình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Năm 2017, nhà trường thực hiện quy trình KĐCL cơ sở giáo dục và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường ĐH, giai đoạn 2017-2022.
Hằng năm, 100% CTĐT của nhà trường đều được cập nhật dữ liệu đánh giá (đánh giá nhanh), trong đó có 10 CTĐT ĐH đã được KĐCL và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, gồm: Sư phạm tiếng Anh; Giáo dục tiểu học; Sư phạm Toán; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Quản trị kinh doanh; Sư phạm Địa lý; Công nghệ thông tin; Kế toán và Luật.
Theo kế hoạch, trong quý I-2022, nhà trường tiến hành KĐCL 3 CTĐT ĐH và 1 CTĐT sau ĐH đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, phấn đấu hằng năm có từ 4 – 6 CTĐT được KĐCL, phấn đấu đến năm 2025 có trên 60% CTĐT đạt tiêu chuẩn KĐCL CTĐT theo bộ tiêu chuẩn trong nước hoặc khu vực, trong đó 100% CTĐT giáo viên đạt KĐCL.
Hoạt động BĐCL là một quá trình thường xuyên, liên tục cải tiến, nên rất cần sự chia sẻ, thống nhất trong toàn thể giảng viên, cán bộ, nhân viên, người học để cùng hướng đến việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường; hoàn thiện hệ thống BĐCL bên trong, xây dựng văn hóa chất lượng – yếu tố bền vững tạo ra chất lượng và thương hiệu.
Bồi dưỡng giáo viên trực tuyến phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới
Giáo dục đã và đang thích ứng với dịch Covid-19 bằng việc chuyển đổi số mạnh mẽ. Trước tác động của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã linh hoạt kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng.
Với phương thức này, giáo viên và cán bộ quản lý trên cả nước có thể tham gia học các khóa bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên Trường Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dạy trực tuyến cho học sinh. (Ảnh: Trường Tiến)
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, liên tục, tại chỗ kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng có hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt. Chuyên gia giáo dục Đặng Văn Huấn cho biết: Trước đây, tài liệu bồi dưỡng phần lớn là giấy, được sử dụng cho mô hình bồi dưỡng trực tiếp dẫn tới việc tiếp cận và chia sẻ bị hạn chế. Hiện nay, các tài liệu bồi dưỡng đã được số hóa để đăng trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông có thể tiếp cận tài liệu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không bị hạn chế số lần. Khi tham gia tập huấn, giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán sẽ tự nghiên cứu tài liệu trên mạng dưới sự hướng dẫn của giảng viên sư phạm và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trước khi học trực tiếp. Với giáo viên, cán bộ quản lý đại trà, việc bồi dưỡng cũng thực hiện qua mạng, theo hướng thường xuyên, liên tục, tại chỗ chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng, dưới sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm. Các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở giáo dục phổ thông, liên trường, liên cụm được thường xuyên triển khai dưới sự chủ trì, tư vấn về chuyên môn của đội ngũ cốt cán theo môn học đã hỗ trợ tích cực việc tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý đại trà.
Một điểm mới đáng chú ý khác trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện bằng phương thức trực tuyến kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá cuối kỳ. Qua các đợt bồi dưỡng, các tài liệu, học liệu được giảng viên, học viên đánh giá tốt về chất lượng, phù hợp thực tiễn giảng dạy và bối cảnh hiện nay.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, giáo viên Trường tiểu học Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ) chia sẻ: Việc học tập, bồi dưỡng trực tuyến khá thuận lợi, giáo viên được tiếp cận những nội dung, tài liệu, tìm hiểu thông tin, nội dung ngay trên mạng và được tự học mọi lúc, mọi nơi. Những nội dung tài liệu đã đáp ứng được nhu cầu thiết thực trong dạy học. Cùng quan điểm, cô giáo Dương Thị Hồng Minh, giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở Văn Minh (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cho biết: Một trong những điểm tích cực của chương trình bồi dưỡng là chất lượng các tài liệu bồi dưỡng được biên soạn công phu, súc tích. Phương thức truyền tải đa dạng, phong phú, giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, tài liệu rõ ràng, các video minh họa rõ nét giúp việc học không bị nhàm chán. Qua các buổi bồi dưỡng trực tuyến, giáo viên đã vận dụng tất cả các kiến thức đã lĩnh hội được từ các giảng viên sư phạm chủ chốt để áp dụng vào giảng dạy. Qua đó, học sinh đã tích cực và chủ động hơn, các em không còn e dè mà tự tin, sẵn sàng chia sẻ cùng cô giáo.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Hiền: Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là những người đã có kinh nghiệm cho nên việc thay đổi thói quen tư duy cho họ là một thách thức. Vì vậy, mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ đã mang tri thức đến liên tục, giúp thầy cô vừa học vừa áp dụng vào quá trình dạy học, từ đó nắm vững, hiểu sâu hơn các nội dung được bồi dưỡng. Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Mỗi nhà giáo phải tự xác định không ngừng tự bồi dưỡng, đây chính là quá trình tự cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, toàn ngành đã bồi dưỡng, tập huấn 28 nghìn giáo viên cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc.
Gia Lâm, Hà Nội: Ứng dụng phương pháp Montessori trong trường mầm non Ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã và đang tích cực bồi dưỡng đội ngũ, tổ chức chuyên đề các cấp về phương pháp Montessori và STEM trong các trường mầm non. Các cô giáo của Trường Mầm non Dương Xá đóng vai cô trò khi kiến tập chuyên đề giáo dục về ứng dụng phương pháp Montessori và STEM trong các trường...