Trường Đại học Hà Nội khai giảng chương trình liên kết đào tạo Cử nhân quốc tế
Chiều ngày 12/11, Trường Đại học Hà Nội tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 4 và khai giảng chương trình Cử nhân Kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch, Lữ hành và Khách sạn IMC Krems, do Cộng hòa Áo cấp bằng.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào trao bằng tốt nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội phát biểu chào mừng các tân sinh viên và chúc mừng 36 tân cử nhân của khóa 4 của chương trình; động viên các bạn sinh viên nỗ lực học tập để vừa giỏi ngoại ngữ và giỏi nghiệp vụ chuyên ngành quản trị du lịch và lữ hành.
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Trào cũng gửi lời cảm ơn các sinh viên đã tin tưởng và lựa chọn Trường Đại học Hà Nội – nơi chắp cánh cho những người trẻ có hoài bão, trí tuệ và bản lĩnh; nơi các em sẽ trải nghiệm những năm tháng đẹp đẽ nhất của tuổi thanh xuân, rèn đức, luyện tài.
Chương trình Cử nhân chuyên ngành Quản trị Du lịch, Khách sạn và Lữ hành, hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC KREMS (Cộng hòa Áo) khai giảng khóa đầu tiên vào năm 2014.
Toàn bộ chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, chất lượng đào tạo do Đại học Khoa học Ứng dụng IMC trực tiếp quản lý và giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình có sự kết hợp giảng dạy và hướng dẫn của giảng viên ĐH IMC (Áo) và giảng viên của ĐH IMC tại Việt Nam. Phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại.
Video đang HOT
Trao giấy khen và phần thưởng cho các sinh viên khóa mới
Chương trình này được thiết kế nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch của Việt Nam, cụ thể là đào tạo các nhà quản lý, các giám đốc điều hành các công ty du lịch và lữ hành, được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, có năng lực làm việc tại các công ty du lịch lữ hành uy tín của tư nhân và nhà nước trong và ngoài nước.
Các môn học của chương trình sẽ bao quát tất cả các kiến thức và kỹ năng quan trọng có tính thực tiễn chuyên ngành quản trị du lịch và giải trí, từ môn học phát triển các chiến lược marketing đến nguồn nhân lực, quan hệ khách hàng, đạo đức nghề nghiệp và đánh giá chất lượng. Chương trình cũng giảng dạy các học phần chuyên sâu còn rất mới mẻ ở Việt Nam như Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, du lịch sự kiện, du lịch thể thao…
Điều kiện xét tuyển ứng viên đã đạt đủ năng lực tiếng Anh IELTS Quốc tế 5.5 và vượt qua được vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, trực tiếp của Trường ĐH IMC Krems. Trong thời gian học, sinh viên có cơ hội được thực tập một học kỳ tại các khách sạn, nhà hàng và các Công ty lữ hành ở bất kỳ Quốc gia nào trên thế giới.
Tại buổi lễ khai giảng năm, do khó khăn chung từ đại dịch covid, TS Karl Ennsfellner – Hiệu trưởng Trường ĐH IMC Krems (Áo) không thể đến để chúc mừng các tân sinh viên, cử nhân. Thông qua online, ông đã gửi lời chúc mừng các bạn hãy nuôi dưỡng hoài bão, thắp lửa yêu thương, làm việc và thành công tốt đẹp.
Học sinh hào hứng thi sáng tạo robot chủ đề nông nghiệp 4.0
56 đội thi đến từ 30 trường THCS, THPT khu vực phía Bắc hào hứng tham gia Cuộc thi "HNUE - Sáng tạo Robot 2020" với chủ đề về nông nghiệp 4.0.
Học sinh tham gia thi sáng tạo robot với chủ đề về nông nghiệp 4.0.
Diễn ra trong 1 ngày (8/11), "HNUE - Sáng tạo Robot 2020" là cuộc thi thường niên do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (HNUE) phối hợp với Công ty Cổ phần Giáo dục KDI tổ chức. Sự kiện này đồng thời là một hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: Với chủ đề "Nông nghiệp 4.0", cuộc thi thử thách người tham gia trong việc lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng lại quá trình sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ của robot.
Thông qua đó, giúp các em tìm hiểu, nâng cao kiến thức về giáo dục STEM, lập trình, robotics; rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác nhóm; áp dụng các trải nghiệm kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế...
Cuộc thi thu hút 56 đội thi đến từ 30 trường THCS, THPT khu vực phía Bắc.
Chia sẻ thêm về cuộc thi, PGS.TS Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - cho biết: Cuộc thi nhằm xây dựng sân chơi đổi mới sáng tạo cho học sinh, giáo viên tại các trường học, khơi dậy niềm đam mê Công nghệ, Khoa học, Kỹ thuật trong mỗi cá nhân.
Mỗi năm cuộc thi sẽ có một chủ đề khác nhau nhằm ứng dụng kiến thức robotics, tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ trên sa bàn. Điểm nhấn đặc biệt chỉ có riêng tại "HNUE - Sáng tạo Robot 2020" đó là các thí sinh tự do sáng tạo robot của mình bao gồm thiết kế cơ khí, lập trình chương trình và điều khiển tự động.
Học sinh tham gia cuộc thi thực hiện lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng lại quá trình sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ của robot.
"Khái niệm giáo dục STEM trên thế giới đã không còn xa lạ. Tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang bắt đầu được nhân rộng tại nhiều trường học ở nhiều tỉnh thành lớn. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM rất được coi trọng.
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn áp dụng giáo dục STEM vào chương trình phổ thông qua 3 hình thức: dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Cuộc thi này hướng tới và thúc đẩy giáo dục STEM trong nhà trường với hình thức thứ 2 theo định hướng của Bộ GD&ĐT là hoạt động trải nghiệm; thúc đẩy sự hứng thú, giúp học sinh yêu thích môn học, từ đó có thể chủ động hơn trong lựa chọn nghề nghiệp sau này" - PGS Lê Huy Hoàng cho biết thêm.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức chọn ra 1 đội xuất sắc nhất để trao giải nhất, 1 đội giải nhì, 2 đội giải ba và 4 giải khuyến khích. Ngoài ra, cuộc thi cũng sẽ có các giải thưởng phụ, như giải phong cách thi đấu, giải pháp sáng tạo, tinh thần hợp tác, ngôi sao triển vọng.
Các trường hào hứng đón nhận quy định mới về liên kết đào tạo Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 38/2020/TT-BGDĐT quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (blended). Cơ sở đào tạo trong và ngoài nước phải có kinh nghiệm trong việc triển khai đào tạo theo hình thức...