Trường Đại học GTVT phát triển đa ngành, phấn đấu ngang tầm châu Á
Trường Đại học GTVT vừa tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022 – 2023, chào đón hơn 5.000 tân sinh viên khóa 63.
Ngày 18/10, Trường Đại học GTVT tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2022 – 2023. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo đến dự.
Tại buổi lễ, trường Đại học GTVT trao khen thưởng và cấp học bổng cho các sinh viên đạt điểm cao nhất trong mùa tuyển sinh năm học 2022-2023.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học vừa qua, nhà trường là một trong số các đại học đầu tiên được nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục (kiểm định trường lần 2).
Ba chương trình đào tạo – xây dựng công trình giao thông, điều khiển và tự động hóa giao thông, cơ khí ô tô) đã hoàn thành công tác đánh giá ngoài và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN.
Nhà trường tiếp tục giữ vững vị trí là một trong các trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu Việt Nam trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế.
“Chất lượng đội ngũ viên chức được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo được đầu tư xây dựng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Nhà trường đã xây dựng Đề án tự chủ đại học chi thường xuyên, hướng tới tự chủ đại học một cách toàn diện về hoạt động chuyên môn, tổ chức, tài chính, tài sản.
Công tác chuyển đổi số, một trong các đột phá chiến lược của nhà trường, đã được thử nghiệm, triển khai và hoàn thiện qua giai đoạn dịch bệnh, đã được tổng kết, rút kinh nghiệm để trở thành đột phá chính của nhà trường trong cải cách hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo TCVN ISO 9001:2015 và tiến tới mở ra những cơ hội lớn trong quản trị về đào tạo và KHCN”, ông Long nhấn mạnh.
Video đang HOT
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 và thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030 thành trường đại học tự chủ, đa ngành theo định hướng nghiên cứu, có uy tín và ngang tầm châu Á trường Đại học GTVT đã xây dựng kế hoạch thực hiện.
Nhà trường sẽ thực hiện công tác dự báo nhu cầu đào tạo cho các ngành nghề một cách bài bản, có sự quản lý chung về chiến lược và phương pháp, nhưng cũng phát huy tối đa sự chủ động từ các khoa, các đơn vị chuyên môn.
Tiếp tục tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học và cán bộ viên chức nhà trường giỏi về chuyên môn, chuyên nghiệp và tự chủ trong nghiệp vụ.
Phát triển thế mạnh khoa học công nghệ của nhà trường theo hướng thiết thực, hiệu quả và phục sự cộng đồng. Các nhiệm vụ KHCN và chuyên giao công nghệ, ngoài mục tiêu hướng đến các công bố quốc tế để nâng cao và không định vị thế KHCN của nhà trường theo định hướng đại học nghiên cứu, cần xuất phát từ việc giải quyết các nhu cầu thực tiễn của đất nước và của nhà trường, trước hết là nhu cầu năng lực về chuyên môn cho đội ngũ giảng dạy của nhà trường và hướng đến giải quyết các bài toán phục vụ cộng đồng.
Giáo dục mầm non là nền tảng mang tính quyết định đến giáo dục phổ thông
Ngày 17/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo 'Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non', nhằm trao đổi, tiếp thu bài học kinh nghiệm quốc gia và quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới ở Việt Nam.
Phụ huynh đưa trẻ đến trường. Ảnh: An Nhiên
Giáo dục mầm non là nền tảng cho giáo dục phổ thông
Tại Hội thảo, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có báo cáo đánh giá 10 năm phát triển giáo dục mầm non, 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non Việt Nam, định hướng xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới.
Đại diện chuyên gia quốc tế đến từ Ngân hàng Thế giới cũng có những trao đổi, báo cáo về kinh nghiệm xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận, trao đổi làm rõ thêm các nội dung được trình bày qua tham luận, cung cấp thêm ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, phân tích, góp ý bổ sung, điều chỉnh quan điểm, định hướng xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới.
Hơn 10 năm triển khai, chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn; giúp giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai. Nhờ đó, số trẻ được huy động đến trường ngày càng tăng.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, chương trình giáo dục mầm non được thực hiện ở gần 15.500 cơ sở, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có gần 5,3 triệu trẻ học 2 buổi/ngày, đạt 99% tổng số trẻ. Tính đến năm học 2019-2020, cả nước có gần 5,8 triệu trẻ em đến trường, tăng gần 1,9 triệu trẻ so với năm học 2010-2011.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng có sự chuyển biến rõ nét so với năm học 2010-2011. Điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục mầm non được các địa phương quan tâm, đầu tư mạnh mẽ. Năm học 2019-2020, cả nước có gần 202 nghìn phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng hơn 77 nghìn phòng so với năm học 2010-2011. Tỷ lệ phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%...
Cả nước có 365.000 giáo viên mầm non, tăng gần 150.000 người so với năm đầu tiên triển khai. Tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng gần 35% so với năm học 2010-2011.
Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, đánh giá việc triển khai chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương cho thấy, lương giáo viên mầm non còn thấp, chưa tương xứng với công việc; chưa bố trí đủ giáo viên mầm non, nhân viên theo định mức; điều kiện cơ sở vật chất ở các vùng miền còn có sự chênh lệch...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết hơn 10 năm qua, quá trình triển khai chương trình giáo dục mầm non đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo, trong đó có giáo dục phổ thông. Trong bảng xếp hạng các quốc gia về lĩnh vực giáo dục năm 2021, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Tuy nhiên, trước yêu cầu cao hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non cần được triển khai tốt hơn. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam cũng nhấn mạnh phương diện phát triển con người một cách toàn diện. Chính vì vậy, giai đoạn giáo dục mầm non có thể nói là quan trọng bậc nhất, là nền tảng, thậm chí mang tính quyết định.
Giáo dục trẻ trở thành công dân toàn cầu
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thức được tầm quan trọng, cũng như thách thức trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.
Để có căn cứ xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức khảo sát, đánh giá 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành; tổ chức hội thảo với chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đại diện 63 tỉnh, thành phố,...
Tại hội thảo, các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên đã chỉ ra những bất cập, khó khăn hiện nay, thảo luận về giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi nói chung và những nội dung cần quan tâm khi xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.
Các đại biểu tham gia Hội thảo đều chung quan điểm chương trình giáo dục mầm non mới cần kế thừa, phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành. Song song với đó là tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập, đặc biệt chú ý đến các vấn đề giáo dục trẻ trở thành công dân toàn cầu.
Các đại biểu cũng xác định giáo dục mầm non là nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy, chương trình cần thể hiện rõ nét tính liên thông, đồng thời mang tính mở để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả hơn, bảo đảm phù hợp với các điều kiện vùng, miền,...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng nội dung chương trình giáo dục mầm non cần thể hiện rõ nét hơn tính liên thông với chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó cần xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt tiểu học.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đề xuất, dựa trên mục tiêu và kết quả mong đợi cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, các địa phương, nhà trường lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để xây dựng các chủ đề giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, tổ chức cho trẻ em học qua chơi...
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Vinh cho rằng, chương trình giáo dục mầm non quốc gia là chương trình khung, còn các địa phương và từng nhà trường sẽ phát triển chương trình phù hợp với học sinh. Cách tiếp cận này sẽ cung cấp khả năng phát triển chương trình giáo dục mầm non mới dựa trên điều kiện, khả năng và nhu cầu cụ thể của các nhóm trẻ, dựa vào đặc điểm cụ thể của nhà trường, khu vực,...
Phụ huynh ở Thanh Hóa ngỡ ngàng khi trường thu 10 triệu đồng đầu năm học Phụ huynh Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) ngỡ ngàng khi trường thông báo thu các khoản đầu năm với tổng cộng hơn 10 triệu đồng mỗi học sinh. Theo phản ánh của một số phụ huynh có con học ở lớp 11A2, Trường THPT Đông Sơn 1, trong đợt họp phụ huynh vừa qua họ được giáo viên chủ nhiệm thông...