Trường Đại học Giáo dục triển khai mô hình đào tạo giáo viên mới
Năm 2020, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí chất lượng cao bằng chương trình đào tạo tân tiến, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội với chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này là 60 chỉ tiêu.
Trường Đại học Giáo dục triển khai mô hình đào tạo giáo viên mới
Theo Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên dạy THCS sẽ phải có bằng Đại học. Như vậy cùng với việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy các môn mới, lần đầu tiên xuất hiện ở bậc THCS là môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí sẽ rất cấp thiết và là một trong điều kiện quan trọng để có thể triển khai thành công việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo.
Theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành – Trưởng khoa Sư phạm Trường Đại học Giáo dục, kiến thức về Lịch sử và Địa lí luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau. Đó cũng là tư duy tích hợp mà mỗi chúng ta đều hướng tới khi hình thành và phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh được nêu trong Chương trình GDPT 2018.
Để đào tạo giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018, năm học 2020-2021, tiếp theo việc mở chương trình đào tạo giáo viên ngành Khoa học tự nhiên (bậc THCS), chương trình đầu tiên tại các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước đón nhận sinh viên năm học 2019-2020, Trường Đại học Giáo dục triển khai mô hình đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí bằng một chương trình đào tạo tân tiến cùng với phương thức đào tạo kết hợp Blended learning trên hệ thống dạy học LMS Moodle và hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại mà sinh viên có thể sử dụng các phần mềm dạy học đặc trưng của môn học như GIS trong dạy học Lịch sử và Địa lí.
Được đào tạo theo hướng tích hợp, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, với hình thức dạy học kết hợp Blended learning thông qua hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, triển khai thực địa trải nghiệm, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc giảng dạy ở các trường phổ thông mà không phải trải qua thời gian thử việc.
“Cùng với việc triển khai đào tạo khóa đầu tiên môn KHTN, tích hợp Lý, Hóa và Sinh ở bậc THCS, việc đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lý trong KHXH sẽ góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực trong đổi mới đào tạo giáo viên ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của xã hội”- PGS.TS Nguyễn Chí Thành nhấn mạnh.
Video đang HOT
'Chiến lược' xếp thứ tự nguyện vọng xét tuyển đại học thông minh
Theo các chuyên gia tuyển sinh, "bài toán" chọn trường để điền vào danh sách các nguyện vọng xét tuyển đòi hỏi thí sinh phải có một "chiến lược" thông minh.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus)
Thí sinh có hai tuần, từ nay đến 30/6, để hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng; trong đó, ở mục 21 của Phiếu đăng ký dự thi, thí sinh sẽ phải điền danh sách các ngành, trường đại học, cao đẳng mà mình muốn xét tuyển. Theo các chuyên gia tuyển sinh, "bài toán" đăng ký nguyện vọng để điền vào danh sách ở mục này đòi hỏi thí sinh cần phải có một "chiến lược" thông minh.
Theo đó, các em nên ưu tiên ngành học, trường học yêu thích nhất, có điểm đầu vào cao hơn ở những vị trí đầu tiên và giảm dần mức độ yêu thích cho các vị trí sau.
Lập danh sách trường
Theo thầy Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, Phó Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), để chọn trường, trước tiên thí sinh phải xác định được lĩnh vực, ngành học mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như hoàn cảnh bản thân.
Bước thứ hai là tìm hiểu để đưa ra được một danh sách các trường đào tạo những ngành học mình muốn theo đuổi, vì cùng một ngành học nhưng có rất nhiều trường tham gia đào tạo. Mỗi trường lại khác nhau ở nhiều phương diện, từ điều kiện xét tuyển, chương trình, định hướng đào tạo, học phí, điểm đầu vào đến vị trí địa lý.
Trong số đó, điểm đầu vào là yếu tố quan trọng nhất vì sẽ quyết định đến sự đỗ, trượt của thí sinh. Thí sinh nên tìm hiểu điểm đầu vào của các trường trong ba năm gần nhất. Điều này giúp thí sinh có thể xếp được thứ tự các ngành, trường theo điểm chuẩn hàng năm.
"Việc tìm hiểu kỹ càng, chi tiết về từng ngành, từng trường trên nhiều phương diện sẽ giúp thí sinh dễ dàng tìm được những trường phù hợp với mình," thầy Hà chia sẻ.
Thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Ba nấc thang nguyện vọng
Theo thạc sỹ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện các trường phổ thông đều có tổ chức các kỳ thi khảo sát, thi thử đại học. Đây là lợi thế để thí sinh có thể ước lượng được mức điểm, hiểu được năng lực của mình đến đâu.
Căn cứ vào lực học của mình, thí sinh chia các trường đã chọn thành ba nhóm: Trường yêu thích nhất và có điểm đầu vào hàng năm cao hơn so với năng lực, trường thường có điểm chuẩn tương đương và trường có điểm đầu vào hàng năm thấp hơn so với lực học bản thân.
Việc sắp xếp các thứ tự nguyện vọng thực hiện theo nguyên tắc giảm dần về độ yêu thích, độ phù hợp và mức điểm xét tuyển.
Theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 5/2020, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều trường, ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng đã đăng ký.
Vì vậy, theo thầy Sơn, để tăng khả năng đỗ đại học nhưng vẫn không bỏ lỡ cơ hội "chạm tay" vào ngôi trường mơ ước, thí sinh nên mạnh dạn đưa lên đầu danh sách nguyện vọng một vài trường mình yêu thích nhưng có điểm đầu vào cao hơn một chút so với năng lực bản thân.
"Nếu may mắn và làm bài thi tốt, đạt điểm cao, các em sẽ có cơ hội đỗ. Nếu không đậu, các em vẫn được xét tuyển ở các nguyện vọng dưới," thầy Sơn phân tích.
Đây cũng là lời khuyên Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Thủy lợi Trần Khắc Thạc. Theo thầy Thạc, thí sinh nên đăng ký ký tối thiểu 6 nguyện vọng.
"Ví dụ em thích ngành A, hãy đăng ký để có ba cụm trường cho ngành A: Chọn ngành A của 2 trường nhóm đầu; chọn ngành A của 2 trường nhóm giữa; chọn ngành A của 2 trường nhóm dưới. Chỉ cần như vậy, chắc chắn các em sẽ đỗ ngành các em yêu thích và phù hợp với năng lực của mình," thầy Thạc tư vấn.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi có điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học một lần bằng Phiếu đăng ký xét tuyển. Thời gian điều chỉnh từ ngày 9/9 đến ngày 18/9. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, tăng cơ hội đỗ đại học, cao đẳng, để các em có thể chọn được trường học phù hợp với bản thân./.
Tuyển sinh 2020: Ngành có chương trình chưa được kiểm định chỉ được tăng 10% chỉ tiêu Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH và các ngành đào tạo giáo viên. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào một trường đại học trong năm 2019 - Đào Ngọc Thạch Theo đó, các ngành được tự chủ xác định...