Trường đại học gặp khó dù muốn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT
Nếu không có điểm các môn thành phần bài thi tổ hợp trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT như những năm trước đây, nhiều trường sẽ gặp khó khăn khi không biết tính điểm các tổ hợp xét tuyển như thế nào.
Năm 2020, thí sinh lớp 12 sẽ dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì Kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm. Ảnh: Hải Nguyễn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 22.4. Điểm mới của kỳ thi là sẽ do các địa phương chịu trách nhiệm chủ trì công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, mỗi bài thi tổ hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).
Trước những thông báo mới về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các trường đại học cũng đang gấp rút xây dựng phương án tuyển sinh mới.
Chia sẻ với Lao Động, đại diện nhiều trường cho biết với phương án mới này, các trường sẽ “loay hoay” khi không có nhiều đầu điểm riêng lẻ của từng môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân để xét các tổ hợp.
Ví dụ, tổ hợp A03 (Toán, Vật lí, Lịch sử) sẽ không tính được điểm môn Vật lí, Lịch sử; tổ hợp A06 (Toán, Hóa học, Địa lí) sẽ không tính được điểm môn Hoá học, Địa lí; tổ hợp C17 (Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân) sẽ không tính được môn Hoá học, Giáo dục công dân… Theo liệt kê, có hàng chục tổ hợp xét tuyển sẽ gặp tình cảnh tương tự.
Ông Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết, nhà trường dự định sẽ điều chỉnh tỉ lệ ở các phương thức tuyển sinh: Sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT – xét tuyển theo điểm học bạ – kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM lần lượt là 50% – 40% – 10% thay vì tỉ lệ 80% – 10% – 10% như trước đây.
Tuy phần lớn chỉ tiêu vẫn sử dụng kết quả kỳ thi do Bộ tổ chức nhưng ông Sơn chia sẻ rằng chưa có phương án nào cho việc không có điểm thành phần từng môn.
“Chúng tôi hiện vẫn đang chờ quyết định, hướng dẫn chính thức về việc tổ chức kỳ thi THPT năm nay để có hình thức điều chỉnh phương án tuyển sinh cho hợp lý. Thời gian tuyển sinh đã rất gấp rồi nên các trường, phụ huynh, học sinh cũng mong sớm có phương án chính thức để kịp chuẩn bị”, ông Sơn cho hay.
Video đang HOT
Tương tự, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Bách khoa TPHCM, cho hay hiện tại vẫn đang chờ phương án chính thức, cụ thể được công bố để quyết định có điều chỉnh phương án tuyển sinh hay không. Trước mắt, nhà trường vẫn giữ nguyên 5 phương thức xét tuyển đã công bố.
“Chúng tôi vẫn đang chờ phương án cuối cùng xem Bộ có trả kết quả thi điểm thành phần các môn tổ hợp hay không. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, với các trường khối Kỹ thuật, còn thi các môn Toán, Vật lí, Hoá học thì vẫn có cơ sở để xét tuyển dựa theo kết quả thi THPT 2020″, ông Thắng cho hay.
Còn ông Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TPHCM cho rằng các trường đại học sẽ bắt đầu phải tự chủ tuyển sinh sớm hơn dự kiến.
Theo ông Lý, ngoài các phương thức xét tuyển như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ, đánh giá năng lực, tự tổ chức kỳ thi riêng thì các đại học cùng khối ngành, nhóm ngành, cùng chung sứ mệnh nên liên kết với nhau để tuyển sinh.
HUYÊN NGUYỄN
Bộ GD-ĐT chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020: Học sinh khối 12 nói gì?
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2020 sẽ tổ chức với mục đích xét tốt nghiệp THPT thay vì xét tuyển vào Đại học như mọi năm.
Lo lắng là điều không tránh khỏi
Ngày 22/4, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 khi học sinh cả nước phải kéo dài thời gian nghỉ học vì dịch Covid -19.
Theo đó, thời gian diễn ra kỳ thi là vào tháng 8/2020, dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày với 3 buổi thi. Mục đích chính của kỳ thi là xét tốt nghiệp, vậy nên, kỳ thi năm nay được đổi tên thành 'kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020' thay vì 'thi THPT quốc gia' như mọi năm.
Như vậy, các trường ĐH, Cao đẳng năm sẽ được tự chủ trong việc tuyển sinh, có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trong tuyển sinh hoặc tổ chức kỳ thi riêng cho phù hợp với chất lượng đào tạo của trường.
Các trường đại học sẽ tự chủ tuyển sinh. Ảnh: Ngọc Thắng
Ngay khi phương án chốt của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được công bố, học sinh khối 12 có nhiều cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số ý kiến ghi nhận được tại Trường THPT Thới Bình, tỉnh Cà Mau:
'Khi nhận được thông tin em cảm thấy rất sợ và lo lắng, em không biết đề thi sẽ như thế nào, các trường đại học sẽ tuyển sinh ra sao' - em Lâm Cao Minh chia sẻ.
Cùng về vấn đề trên, em Huỳnh Quới Trân cho biết: 'Em rất lo lắng và cảm thấy năm của mình thật sự không may, em không biết các trường đại học sẽ đề ra phương án gì, sẽ phải học như thế nào trong tình hình hiện tại nên khá hoang mang'.
Thay đổi bất ngờ khiến học sinh hoang mang
Có thể thấy, các em đang trông chờ một phương án chính thức từ phía các trường đại học, để sớm có kế hoạch học tập, ôn luyện phù hợp. Điều này đòi hỏi các trường phải nhanh chóng đề ra cách thức tuyển sinh, vì năm học đang đến giai đoạn 'nước rút', mọi mục tiêu, nỗ lực và cố gắng trong giai đoạn này quyết định thành bại cho cả quá trình 12 năm ngồi trên ghế nhà trường.
Chủ động ôn tập ngay từ bây giờ
Kì thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ do Bộ GD&DT phụ trách ra đề, thanh tra, giám sát. UBND các tỉnh, thành sẽ phụ trách tổ chức kì thi, coi thi, chấm thi tự luận.
Thí sinh dự thi sẽ làm ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, cùng với một bài thi tổ hợp tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Tuy nhiên, thay vì tính điểm 3 môn thành phần thì năm nay chỉ có một đầu điểm chung cho bài thi tổ hợp.
Mỗi thí sinh sẽ làm ba bài thi bắt buộc và một tổ hợp bài thi tự chọn
Để giảm nhẹ áp lực cho các em học sinh, đề thi năm nay được Thủ tướng yêu cầu 'không đánh đố học sinh, học gì thi nấy nhưng phải đảm bao chất lượng'. Như vậy, so với khung chương trình học và đề thi của các năm trước, độ khó của đề thi năm nay sẽ được giảm nhẹ để phù hợp với lượng kiến thức và thời gian học tập, ôn luyện mà các em có được. Tuy nhiên, một số em vẫn tỏ ra khá lo lắng.
'Em nghĩ điều gì cũng sẽ có hai mặt, về mặt tốt, việc không đánh đố sẽ giúp đề thi dễ hơn với chúng em, nhưng mặt chưa tốt thì chính là thay đổi bất ngờ không giống với mọi năm làm chúng em bỡ ngỡ, không biết phải học và ôn luyện như thế nào.
Em có nguyện vọng vào Học viện biên phòng, đây là một thử thách khó khăn với em, vậy nên từ đây đến khi Học viện công bố kết quả tuyển sinh, em phải nỗ lực gấp nhiều lần' - Nguyễn Khánh Văn bày tỏ.
'Em cũng không an tâm lắm về vấn đề này, vì đã có nhiều lần pha kèo ở các năm trước, đề minh họa dễ, đề thi khó, hoặc có thể ngược lại, không có gì là chắc chắn. Em dự định sẽ thi vào Đại học Luật TP.HCM bằng tổ hợp Văn - Sử - Địa.
Những năm trước, trường xét tuyển bằng cách cộng cả điểm học bạ, điểm thi THPT và kì thi Đánh giá năng lực, năm nay lại thay đổi nhiều, vậy nên em vẫn phải cố gắng học và ôn luyện nhiều hơn, củng cố kiến thức trong tổ hợp môn thi đã chọn của mình' - Lâm Cao Minh bộc bạch.
Thay đổi bất ngờ, khó thích ứng. Ảnh: H.Yến
Không thể chủ quan với đề thi được giảm nhẹ
Trong tình hình hiện tại, các em chỉ có thể dựa vào sức mình, cùng với những định hướng của thầy cô, cố gắng củng cố kiến thức và kĩ năng của mình. Mặc dù có nhiều thay đổi, kì thi vẫn tổ chức chung cho cả nước, các trường đại học không phân biệt sinh viên, cơ hội chia đều cho tất cả, các em phải tự mình nắm bắt và vượt qua.
Trang Thư
Lo âu phương án thi mới Không nằm trong hai 'kịch bản' mà Bộ GD-ĐT từng dự kiến, phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 giữ nguyên năm bài thi nhưng chỉ nhằm xét tốt nghiệp, trường đại học tự lo phần tuyển sinh. Học sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Năm nay, dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong tháng 8-2020 - Ảnh:...