Trường đại học Dược Hà Nội nhận bằng khen và cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ
Sáng ngày 12/10, Trường đại học Dược Hà Nội đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng, phát triển và 107 năm đào tạo dược.
Tham dự buổi lễ có Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Dược Nội và Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hải Nam – Hiệu trưởng nhà trường. Ngoài ra, còn có lãnh đạo Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế, các cơ quan Trung ương địa phương và các tổ chức quốc tế tham dự buổi lễ kỷ niệm.
Tại buổi lễ, Trường đại học Dược Hà Nội cũng vinh dự được nhận bằng khen và cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các tập thể, cá nhân nhà trường đã có những thành tích xuất sắc. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng trao tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân của nhà trường.
Giáo sư, Tiên sĩ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Trung Dũng
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, thầy và trò Trường đại học Dược Hà Nội đã phát huy được truyền thống vẻ vang, đoàn kết và tinh thần nỗ lực học hỏi không ngừng để có được những thành tích đáng mừng như ngày hôm nay.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những kết quả tốt đẹp mà nhà trường đã đạt được. Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp rất lớn của nhà trường về trí tuệ, công sức của đội ngũ cán bộ nhà trường trong sự phát triển của ngành y tế.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng giao cho nhà trường những trọng trách hết sức quan trọng. Vì thế, tôi đề nghị Ban lãnh đạo nhà trường cùng đội ngũ giảng viên cần tiếp tục khẳng định vai trò hàng đầu của mình trong việc bồi dưỡng cán bộ ngành dược nhằm phục vụ quá trình đổi mới và chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong từng giai đoạn của đất nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cập nhật thông tin kịp thời để bài giảng luôn theo kịp thực tế, kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành”.
Phát biểu tại buổi lễ Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hải Nam – Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội nêu: “Năm 1961 chính là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Trường đại học Dược Hà Nội ngày nay. Nhà trường luôn tiên phong trong lĩnh vực đào tạo nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hồng về phẩm chất đạo đức, cung cấp dịch chất lượng, hàng đầu.
Hiện nay, nhà trường có gần 4.200 sinh viên thuộc các hệ đào tạo: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 và 2 ngành đại học chính quy. Trường cũng quy tụ đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong ngành dược. Nếu nói về quy mô, diện tích thì Trường đại học Dược Hà Nội chỉ là một trường nhỏ, nhưng vị thế của cái tên Trường đại học Dược chưa bao giờ là nhỏ.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường luôn cố gắng để có thể đưa Trường đại học Dược Hà Nội thành một trường đại học lớn sánh vai với các trường đại học hàng đầu trong cả nước về cả chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng đào tạo đầu ra. Đến nay trường đã đào tạo hơn 16.000 dược sĩ đại học, 3.480 dược sĩ Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 và 1.412 Thạc sĩ và 164 Tiến sĩ”.
Thầy Nguyễn Hải Nam – Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội phát biểu. Ảnh: Trung Dũng
Được biết, Trường Đại học Dược Hà Nội có tiền thân là trường Thuốc Đông Dương, được thành lập theo sắc lệnh của Chính phủ Pháp do toàn quyền Doumer ký ngày 8/1/1902, có nhiệm vụ đào tạo y sỹ, dược sỹ Đông Dương và nghiên cứu một số bệnh ở vùng nhiệt đới. Thời gian đầu trường đóng chân ở ấp Thái Hà, sau đó chuyển vào trung tâm thành phố Hà Nội ở số 13-15 Lê Thánh Tông như hiện nay. Bác sĩ Alexandre Yersin được bổ nhiệm làm giám đốc thời điểm đó.
Sau đó, vào ngày 15/10/1941, Chính phủ Pháp đổi tên thành Trường Đại học Y – Dược Đông Dương. Khi cách mạng tháng Tám thành công, Trường Đại học Y – Dược Đông Dương được đổi tên thành Trường Đại học Y – Dược khoa. Ngày 15/11/1946 Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức khai giảng khóa đầu tiên. Tuy nhiên, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trường Đại học Y – Dược khoa phải sơ tán đến vùng kháng chiến Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Giáo sư Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trao cờ thi đua và bằng khen cho đại diện Trường đại học Dược Hà Nội. Ảnh: Trung Dũng
Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Y – Dược khoa ở Việt Bắc trở về tiếp quản Trường Đại học Y – Dược cũ của Pháp để lại và đảm nhận công tác đào tạo cán bộ y tế trong giai đoạn mới. Giáo sư Hồ Đắc Di được bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách ban Y là ông Mai Văn Bộ, Phó Hiệu trưởng phụ trách ban Dược là Giáo sư Trương Công Quyền.
Ngày 29/09/1961, do yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Y tế ra Quyết định số 828//BYT/QĐ, tách Trường Đại học Y – Dược khoa Hà Nội thành hai trường: Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Đến ngày 11/9/1985, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội đổi tên thành Trường Đại học Dược Hà Nội theo Quyết định số 1004/BYT – QĐ, của Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ đó đến nay trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường Đại học Dược Hà Nội.
Đào tạo tiến sỹ: Cho phép áp dụng quy chế mới với khóa tuyển sinh cũ
Theo Thông tư 18 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về đào tạo tiến sỹ, các trường được phép áp dụng tiêu chuẩn đầu ra của Thông tư này với các nghiên cứu sinh đã tuyển theo thông tư năm 2017.
Theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT vừa Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ (sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8), các nghiên cứu sinh đã được tuyển sinh theo quy chế cũ năm 2017 và đang được đào tạo có thể được áp dụng tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của quy chế mới năm 2021.
Cụ thể, theo khoản 2, Điều 24 của Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8 tới đây quy định "cơ sở đào tạo quyết định việc áp dụng khoản 2 Điều 5, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 14 của Quy chế này đối với khóa đã tuyển sinh trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành."
Tiêu chuẩn đầu ra của quy chế mới năm 2021 đang được nhiều ý kiến đánh giá là thấp hơn so với quy chế năm 2017 và là vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong giới khoa học.
Cụ thể, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 14 trong quy chế mới đã bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế đối với người hướng dẫn; khoản 2 Điều 5 của quy chế mới bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh. Trong khi đó, đây vốn là những điểm mới được đánh giá là đột phá, cốt lõi trong quy chế cũ ban hành năm 2017.
Theo lãnh đạo các trường đại học, thông thường, nghiên cứu sinh tuyển đầu vào theo quy chế nào phải thực hiện yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra theo quy chế đó. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các thông tư quy định về quy chế đào tạo tiến sỹ trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, trong Thông tư 08 năm 2017, Điều 32 quy định đối với các khóa tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo tiến sỹ đã ban hành trước đó.
Điều 48 của Thông tư về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành năm 2009 cũng quy định tiêu chuẩn đầu ra mới chỉ được dụng sau gần 3 năm kể từ khi có thông tư mới có hiệu lực. Theo đó, các khóa tuyển sinh đã tuyển theo thông tư cũ sẽ áp dụng chuẩn đầu ra theo thông tư cũ.
"Vì vậy, việc cho phép cơ sở đào tạo được phép tuyển sinh theo quy chế cũ nhưng lại thực hiện chuẩn đầu ra theo quy chế mới là bất thường và không hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh quy chế mới năm 2021 đã hạ chuẩn đào tạo so với quy chế năm 2017," lãnh đạo một trường đại học cho hay.
Cũng theo vị lãnh đạo này, Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân quy định "thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học." Theo đó, hầu hết các nghiên cứu sinh được tuyển sinh theo quy chế của năm 2017 hiện vẫn chưa ra trường.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng với khoản 2, Điều 24, quy chế mới đã gần như cho phép các trường được quyền "xóa sổ" hoàn toàn điểm mới của quy chế năm 2017./.
Ngành Giáo dục nên nhân rộng cách làm của Vũng Tàu sẽ có dạy, học, và thi thật Việc nâng cao thành tích là tốt nhưng cái xấu là thành tích không được ghi nhận một cách trung thực, phải đề cao giá trị trung thực mới có "học thật thi thật". Làm sao để thực hiện được "học thật, thi thật, đánh giá thật" vẫn là một vấn đề nan giải đặt ra cho toàn ngành giáo dục. Cũng giống...