Trường đại học đứng sau những dự án giao thông lớn
Dự an Bên xe Miên Đông mơi, Tuyến xe buýt nhanh (BRT)… do một trường đại học tại TP.HCM tư vấn, thiết kế.
Đó là phân hiệu Trường đại học Giao thông vận tải tại TP.HCM – ngôi trường có lịch sử 30 năm phát triển. Hiên tai, Phân hiệu co 11 đơn vị chức năng, 3 khoa, 16 bộ môn và 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng công trình.
Giảng viên và sinh viên Phân hiệu Giao lưu với Giảng viên và Sinh viên Đại học Yokohama – Nhật Bản
Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành giao thông vận tải ở các tỉnh phía Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường đại học Giao thông vận tải – Cơ sở II tập trung thực hiện chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Chính phủ.
Ngày 27-4-2007, Cơ sở II vinh dự là 1 trong các cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ GD-ĐT chọn tổ chức hội thảo “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân.
Tại hội thảo, các tỉnh thành phố cũng như các tập đoàn kinh tế lớn muốn đẩy mạnh phát triển giao thông vận tải đã trực tiếp ký kết thỏa thuận mở rộng quan hệ hợp tác với nhà trường.
Trước xu thế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường; tăng hiệu quả vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đi lại; năm 2018, Phân hiệu là cơ sở đào tạo duy nhất trong cả nước triển khai đào tạo chuyên ngành mới “Hệ thống Giao thông thông minh – ITS” đáp ứng nhu cầu nhân lực, góp phần xây dựng thành phố thông minh, cũng như quốc gia thông minh.
Sinh viên Phân hiệu tham quan thực tế thi công đường Hầm Metro số 1
Bên cạnh kết nối doanh nghiệp đào tạo, phong trào nghiên cứu khoa học của giảng viên phân hiệu cũng phát triển cả về chất và lượng, nhiều đề tài cấp bộ, cấp thành phố có tính ứng dụng cao, giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết xã hội nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng.
Năm 2019, số lượng báo cáo, bài báo khoa học có bước phát triển vượt bậc vơi số lượng bài báo hoặc báo cáo khoa học được đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học tăng 49,5%. Số lượng bài báo quốc tế tăng 40% so với năm học trước.
Nhằm ươm mầm phong trào nghiên cưu khoa hoc trong sinh viên, Phân hiệu đã tổ chức các hội thi, chương trình học thuật, tạo sân chơi khoa học lành mạnh, góp phần phát hiện bỗi dưỡng, vun đắp tinh thần sáng tạo trong sinh viên, tạo nên những sản phẩm có ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống. Điên hình là chương trình “Hội thi mô hình chuyên ngành” được tổ chức liên tục từ năm 2015 đến nay.
Năm 2017, mô hình “Robot do thám” của sinh viên Phân hiệu được đại diện cho TP.HCM tham dự và được tuyên dương tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc tổ chức tại Hà Nội. Sinh viên Phân hiệu đã tham gia và đạt giải nhì toàn quốc tại cuộc thi “Tài năng trẻ Logistics Việt Nam năm 2019″ do Bộ Công thương phối hợp cùng mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam tổ chức.
Video đang HOT
Hội nhập quốc tế
Trong nhưng năm qua, Phân hiệu đã mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học và tập đoàn có uy tín trên thế giới nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Năm 2019, Phân hiệu đã phối hợp với Đại học Feng Chia (Đài Loan) tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam: Tầm nhìn và Giải pháp” thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giáo viên và sinh viên, góp phần làm tăng vị thế của nhà trường.
Sinh viên trong giờ học Thí nghiệm cơ điện tử
Với mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong trường đại học, Phân hiệu đã chủ động hợp tác với các chuyên gia của Trường Đại học Derby Vương Quốc Anh tham gia đấu thầu cùng các chuyên gia nước ngoài khác, để thực hiện các đề xuất trong Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST) do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ.
Kết quả, Phân hiệu rất vinh dự là 01 trong 06 trường đại học của Việt Nam và là 01 trong 29 chuyên gia trên tổng số 600 chuyên gia tham gia đầu thầu (tỷ lệ chọi là 1/30) được Quỹ FIRST lựa chọn tài trợ để thực hiện đề xuất “Phat triên công nghệ mô phong sô đê thiêt kê tối ưu lơp vật liệu mặt đường bê tông nhựa co kha năng khang hằn lún trong điều kiện giao thông và khí hậu của Việt Nam” với giá trị tài trợ khoảng 107.000 USD.
Bên cạnh đó, nhằm nghiên cứu phát triển vật liệu bê tông tính năng cao để thiết kế và chế tạo hợp lý kết cấu phao, bè nổi cho công trình nhà ở nổi, nhà bè nuôi thủy hải sản, bến thuyền – ca nô, hỗ trợ các vùng đồng bằng ngập lụt, duyên hải, sông, hồ; đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, Phân hiệu đã phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Brandenburg Cottbus-Senftenberg (BTU) thực hiện 01 dự án về “Nghiên cứu phát triển và sản xuất bè nổi làm từ vật liệu kết hợp bê tông và gỗ” thuộc Chương trình hợp tác ZIM (theo Nghị định thư Việt Nam – CHLB Đức) với giá trị khoảng 365.000 EUR.
30 năm xây dưng va phat triên, Phân hiêu Trương đai hoc Giao thông vận tải TP.HCM, tại TP.HCM đa nhân đươc nhiêu phân thương cao quí như: Huân chương Lao đông hang Nhât, Nhi, Ba; Cơ thi đua đua cua Chinh phu; Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tông Liên đoan Lao đông Viêt Nam va cua các bô, nganh; nhiêu năm liên Phân hiệu đat danh hiêu Tâp thê lao đông xuât săc…
Tham gia nhiều dự án giao thông lớn
Với mô hình công ty trực thuộc trường đại học đầu tiên của cả nước, Công ty Cổ phần UTC2 trực thuộc trường là điển hình kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ của trường đại học vào thực tiễn lao động sản xuất, là cái nôi góp phần dìu dắt các sinh viên và tân kỹ sư, cử nhân do trường đào tạo.
Công ty đã tham gia các dự án lớn của ngành giao thông vận tải tại TP.HCM, tiêu biểu như: dự an Bên xe Miên Đông mơi, dự án Tuyến xe buýt nhanh (BRT), gói thầu Tư vấn quốc tế (CS4) về Phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững hợp nhất cho TP.HCM thuộc dự án “Xây dựng tuyến metro số 2, tuyến Bến Thành – Tham Lương… góp phần giải quyết những vấn đề hóc búa của thực trạng xây dựng công trình giao thông tại khu vực phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
ĐỨC PHONG
Vì quyền lợi thí sinh, đại học đề nghị hỗ trợ dữ liệu kết quả thi THPT 2020
Để hỗ trợ thí sinh, hỗ trợ trường đại học trong xét tuyển đầu vào công bằng, khách quan nhất thì Bộ GD&ĐT phải tiếp tục hỗ trợ các trường cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT 2020, hệ thống lọc ảo ...
Đó là ý kiến của nhiều trường đại học về công tác tuyển sinh năm 2020 khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi quá đột ngột, khiến các trường đại học không kịp xoay sở.
Thí sinh vào đại học năm 2020 gặp lúng túng khi Bộ GD&ĐT thay đổi phương án thi đột ngột
Tránh xáo trộn, các đại học sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển
PGS.TS Nguyễn Thị Hoà, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, trong tình hình dịch Covid -19, cả đất nước gặp khó khăn, việc Chính phủ quyết định giao các địa phương tổ chức Kỳ thi THPT dưới sự Thanh tra, giám sát của Bộ nhằm giảm tải áp lực học tập cho học sinh, giảm gánh nặng kinh tế cho các địa phương và đảm bảo các quy định của Luật GD 2020 là phù hợp.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH,CĐ trong xét tuyển đầu vào, PGS.TS Nguyễn Thị Hoà mong Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT 2020, kết quả học bạ của học sinh 3 năm học THPT và thứ tự nguyện vọng vào ĐH của thí sinh để các trường cùng xét tuyển.
"Việc duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu trên sẽ tạo ra sự ổn định, công bằng trong xét tuyển, tránh lượng thí sinh trúng tuyển ảo và phát huy tối đa nguyện vọng, sở trường của thí sinh. Rất mong Bộ tiếp tục tạo điều kiện để hệ thống hoạt động ổn định, tạo thuận lợi cho thí sinh" - PGS.TS Nguyễn Thị Hoà đề nghị.
PGS.TS Bùi ĐứcTriệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, hiện nay theo quan sát của tôi hầu hết các trường ĐH đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển. Ngay cả ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội có kỳ thi riêng vẫn sử dụng kết quả này để xét song song.
Như vậy, có thể nói hệ thống các trường ĐH trên toàn quốc vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này tương đương với kỳ thi THPT quốc gia các năm trước.
Do đó, ông Triệu cho rằng, phần mềm xét tuyển, đăng ký xét tuyển của Bộ đã hoàn thiện và hoạt động rất hiệu quả mấy năm qua rất cần được vận hành như các năm trước để hỗ trợ công tác tuyển sinh của các trường.
Hơn thế là hỗ trợ thí sinh, thực hiện trách nhiệm xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 này, để giảm bớt thiệt thòi cho thí sinh và mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội.
Cơ sở dữ liệu điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT là căn cứ quan trọng và khách quan nhất để các trường đại học thực hiện xét tuyển
Phải tạo thuận lợi, giữ ổn định cho thí sinh, gia đình và xã hội
Đồng quan điểm trên, ông Đặng Văn Tùng, Trưởng phòng đào tạo, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đề nghị: Bộ GD&ĐT cho phép tiếp tục lồng ghép việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT với hồ sơ ĐKXT đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Đồng thời, chỉ đạo các Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức triển khai hướng dẫn thí sinh khai hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ và xử lý dữ liệu vào hệ thống phần mềm quản lý chung như năm 2019 của Bộ GD&ĐT để tránh gây xáo trộn, lãng phí trong công tác tuyển sinh; tạo thuận lợi, giữ ổn định cho thí sinh, gia đình và xã hội cũng như hỗ trợ các trường đại học có thể thực hiện xét tuyển theo đúng chỉ tiêu đã công bố.
Đặc biệt, với vai trò quản lý chuyên ngành của Bộ GD&ĐT, đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục giữ vai trò chủ trì điều hành đối với công tác lọc ảo, xét tuyển đại học thống nhất toàn quốc như năm 2019.
Ông Tùng đánh giá, phần mềm quản lý tuyển sinh hiện đã được hoàn thiện, đang được ứng dụng rất hiệu quả trong công quản lý của Bộ GD&ĐT cũng như tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi cho các bên cùng tham gia khai thác, sử dụng hiệu quả trên hệ thống (từ thí sinh, trường THPT, Sở GD, trường đại học đến quản lý Bộ GD&ĐT), điều này đã được xã hội đánh giá rất cao.
TS. Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng trường ĐH Thủy Lợi cho biết, theo quan điểm của tôi, để kỳ thi THPT đạt hiệu quả cao trên cả 5 phương diện: Tinh gọn, giảm tải và áp lực cho học sinh; Tạo điều kiện và cơ hội đồng đều cho học sinh; Tiết kiệm, không gây bất ngờ; Tiết kiệm, tận dụng được hạ tầng CNTT đã đầu tư 5 năm qua; Hỗ trợ cho các Trường đại học tuyển đúng, đủ và công bằng cho cả người học và thí sinh.
Tuy nhiên, nhằm giảm tải áp lực học tập cho học sinh vì phương án thi thay đổi bất ngờ nên TS Thạc đề xuất 2 vấn đề:
Thứ nhất, Bộ chỉ đạo tổ chức việc đăng ký thi, đăng ký xét tuyển trên hệ thống thi như những năm 2019 trở về trước để tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội, công bằng trong tuyển sinh và ổn định tâm lý.
Thứ hai, Để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH,CĐ trong xét tuyển đầu vào, rất mong Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT 2020, kết quả học bạ của học sinh 3 năm học THPT, hệ thống lọc ảo ...
"Việc duy hệ thống phần mềm thi và xét tuyển dựa trên cơ sở dữ liệu thống nhất nêu trên sẽ tạo ra sự ổn định trong toàn hệ thống và phát huy tối đa nguyện vọng, sở trường của thí sinh, tiết kiệm cho toàn xã hội" - TS Thạc nhấn mạnh.
Công khai dữ liệu so sánh giữa phổ điểm học bạ và phổ điểm thi tốt nghiệp
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, để bảo đảm kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, chất lượng, bên cạnh các giải pháp hành chính, về mặt kỹ thuật, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức các môn thi trắc nghiệm nhằm giảm thiểu tác động của con người trong quá trình thi cử.
Các môn thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình giám sát chặt chẽ (bản chất là chấm tập trung trong toàn quốc). Các địa phương tổ chức chấm các bài thi tự luận như những năm trước.
Việc tổ chức kỳ thi cũng nhằm tạo sự minh bạch, công bằng giữa người học trên toàn quốc, là cơ hội để học sinh rèn luyện bản lĩnh thi cử, tạo động lực thi đua cho cả người học, người dạy;...
"Sau khi có kết quả thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, công khai dữ liệu so sánh giữa phổ điểm học bạ và phổ điểm thi tốt nghiệp của các địa phương để dư luận giám sát" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Thi hay xét tốt nghiệp? Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm thu hút gần 1 triệu thí sinh cả nước tham dự để xét tốt nghiệp THPT và dùng kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GDĐT phải điều chỉnh kế hoạch năm học nhiều lần. Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GDĐT cân...