Trường đại học đồng loạt dừng tổ chức kỳ thi riêng
Điều 12 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD – ĐT về việc tổ chức thi, kiểm tra riêng để tuyển sinh ở năm 2020 được cho là gây khó nên hàng loạt trường đại học phải hủy dự định tổ chức kỳ thi riêng đã công bố trước đó.
Theo phương án tuyển sinh đã công bố, trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự tính tổ chức kỳ thi riêng gồm 2 đợt vào tháng 6 và 7 năm nay. Trước đó, trường này đã tổ chức một đợt thi riêng để tuyển sinh vào trường năm 2019.
Tuy nhiên, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã quyết định tạm dừng kỳ thi riêng năm nay, chuyển chỉ tiêu phương thức này sang phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT (40% chỉ tiêu) và phương thức xét học bạ (50% chỉ tiêu) vì trường thấy cần thêm thời gian để hoàn thiện tốt hơn các quy định cụ thể.
Tương tự, trường ĐH Công nghệ TP. HCM cũng chính thức có quyết định dừng kỳ thi đánh giá năng lực riêng năm nay dù từng tổ chức một năm trước đó. TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, một phần do quỹ thời gian còn lại của học kỳ 2 năm học này quá gấp, chỉ còn hơn 2 tháng trước khi đến với kỳ thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng.
Ngoài ra, quy định về kỳ thi riêng trong quy chế tuyển sinh chính thức đã thay đổi nhiều so với dự thảo trước đó theo hướng “thoáng” hơn. Tuy nhiên để tổ chức kỳ thi này tốt hơn, trường cần thêm khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị, đặc biệt là xây dựng thêm ngân hàng đề thi và đội ngũ nhân lực.
Ở TP. HCM, chỉ còn ĐHQG TP. HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhưng cũng rút xuống chỉ còn 1 đợt.
Video đang HOT
Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng quyết định không tổ chức thi riêng năm nay. Theo đại diện trường này, lý do nhằm giảm bớt số lượng kỳ thi, bớt khó khăn cho người học và giảm rủi ro dịch bệnh. Phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được Bộ GD – ĐT điều chỉnh phù hợp, qua đó trường có thể dựa vào kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Đồng thời, quyết định này nhằm giảm bớt kỳ thi, bớt khó khăn cho người học và giảm rủi ro về dịch bệnh trong tình hình năm nay.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã chốt phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như dự kiến ban đầu mà theo 3 phương thức. Đó là tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD – ĐT, xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Trường ĐH Luật TP. HCM cũng đã thông báo dừng tổ chức kỳ kiểm tra năng lực để xét thí sinh vào trường sau 4 năm thực hiện với lý do quy trình tuyển sinh qua nhiều công đoạn quá phức tạp với thí sinh.
Ngoài ra, ĐHQG Hà Nội và các trường đại học khối ngành y dược cũng bỏ ý định tổ chức kỳ thi riêng năm nay.
Theo lãnh đạo các trường đại học, nguyên nhân khiến các trường đồng loạt dừng tổ chức kỳ thi riêng là Bộ GD – ĐT đã đưa ra các điều kiện bị cho là gây khó cho các trường nếu muốn tuyển sinh riêng.
Cụ thể, Điều 12 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD – ĐT về việc tổ chức thi, kiểm tra riêng để tuyển sinh quy định các trường phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm chất lượng như có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh, đảm bảo về cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu để tổ chức tốt kỳ thi riêng, xây dựng được cấu trúc đề thi phù hợp cho tuyển sinh đại học; công bố trước khi thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là 15 ngày.
Đảm bảo ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận của trường đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi, đã ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kỳ thi, có Đề án tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh của trường…
Không hủy kỳ thi, nhưng ĐHQG TP. HCM quyết định giảm bớt đợt thi với kỳ thi đánh giá năng lực, từ 2 đợt thành 1 đợt vào giữa tháng Tám. Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo an toàn cho thí sinh và xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.
Học ngành luật không lo thiếu việc làm
Năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh theo nhiều phương thức...
Phiên tòa giả định tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - H.T
Nước ta có hơn 800.000 doanh nghiệp, 63 đoàn luật sư, gần 800 tổ chức hành nghề công chứng, hơn 770 cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân các cấp có gần 1.500 đơn vị, số cơ quan tư pháp cấp phòng và sở cũng hơn 770, cùng hàng nghìn cơ quan, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau... đã thu hút một lượng lớn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
Đây là động lực đã thúc đẩy hình thành một mạng lưới hơn 50 cơ sở đào tạo pháp luật, bao gồm các trường đại học (ĐH) chuyên về luật, các khoa và bộ môn luật trong các trường đại học khác.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành luật kinh tế, ngày 29.5.2015, Bộ GD-ĐT ký Quyết định số 1817/QĐ-BGD-ĐT cho phép Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đào tạo ngành luật kinh tế trình độ ĐH chính quy. Ngày 24.4.2019, Khoa Luật Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được thành lập theo Quyết định số 174/QĐ-NTT của hiệu trưởng nhà trường, trên cơ sở bộ môn luật kinh tế tách từ khoa quản trị - luật.
Đến nay, khoa đã quy tụ đội ngũ giảng viên cơ hữu là các tiến sĩ, thạc sĩ với chuyên môn nghiệp vụ cao về pháp luật được đào tạo tại các trường ĐH có uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, để thực hiện triết lý đào tạo"Thực học - thực hành - thực danh - thực nghiệp" của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khoa đã ký hợp đồng với gần 100 giảng viên thỉnh giảng là những thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại... tham gia "truyền nghề" cho gần 800 sinh viên (SV) đang theo học.
Ngay từ năm nhất, SV Khoa Luật Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hình thức học tập đa dạng và sinh động: học tập tại lớp, làm việc nhóm, tham quan và học tập thực tế tại các cơ quan, tổ chức hành nghề luật để rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu gắn với thực tiễn nghề nghiệp và định hướng việc làm sau này.
Năm thứ 3, SV sẽ đi thực tập tại các tổ chức hành nghề luật do SV tự chọn, hoặc khoa sẽ giới thiệu đến thực tập tại hơn 30 đơn vị có ký kết hợp tác với trường để có thể ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nghề nghiệp. Việc này đảm bảo SV sau khi tốt nghiệp sẽ hội đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng, đảm nhận được công việc của chuyên viên tư vấn pháp luật, hành nghề luật sư, công chứng viên; làm việc tại các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy...
Trường đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị cần thiết cho quá trình học tập: xây dựng kho học liệu online, phòng thực hành nghề luật; 100% phòng học có máy lạnh, wifi phủ toàn trường. Bên cạnh đó, lập các website, CLB Pháp luật với nhiều hoạt động như: tổ chức phiên tòa giả định xét xử các vụ án, phiên họp giả định giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài... do SV trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Thực hiện phương châm "Trường chuẩn - Học hành chuẩn - Nghề nghiệp chuẩn", Khoa Luật Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã và đang khẳng định uy tín và chất lượng thông qua chiến lược đào tạo các cử nhân luật có năng lực, phẩm chất đạo đức, phát triển toàn diện và thành công trong nghề nghiệp.
Năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh theo các phương thức:
Xét kết quả thi THPT 2020; Xét học bạ đạt 1 trong 3 tiêu chí (Tổng ĐTB 1 HK lớp 10 ĐTB 1 HK lớp 11 ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 điểm, Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm, ĐTB cả năm lớp 12 đạt từ 6.0). Riêng các ngành sức khỏe xét theo ngưỡng điểm của Bộ GD-ĐT; xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.
19h hôm nay, khởi động chương trình Khám phá trường học trên Tuổi Trẻ Online 19h hôm nay (10-6), Tuổi Trẻ Online sẽ khởi động chương trình "Khám phá trường học" để cùng thí sinh chọn trường, chọn ngành trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2020. Diễn viên Lê Tam Triều Dâng tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trong chương trình Khám phá trường học - Ảnh: ĐỨC ANH Khi trưc tiêp đi kham pha cac trương...