Trường đại học của giáo sư nhận giải Nobel Vật lý 2016
Một trong ba tân chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm nay là giáo sư của Đại học Washington, Mỹ. Đây là trường đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu khoa học.
Năm 2016, giải Nobel Vật lý thuộc về ba nhà khoa học: David Thouless của Đại học Washington ở Seattle, Duncan Haldane của Đại học Princeton ở New Jersey và Michael Kosterlitz của Đại học Brown ở Providence.
David Thouless trở thành giáo sư Vật lý tại Đại học Washington (UW) ở Seatle, Mỹ từ năm 1980. Ngôi trường này được thành lập năm 1861 và là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại miền Tây nước Mỹ.
Trường đại học công lập này có hơn 44.000 sinh viên học tập trên khuôn viên rộng khoảng 2,8 km2.
Video đang HOT
UW có 16 trường thành viên, 14 khoa đào tạo trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ. Ngành Y là thế mạnh của trường. Ngoài ra, Đại học Washington cũng nổi tiếng trong việc đào tạo nhân lực cho các dịch vụ công khác như giáo dục, kỹ thuật, quan hệ công chúng.
Nơi chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2016 giảng dạy là một trong những trường ở Mỹ đầu tư nhiều nhất cho công tác nghiên cứu khoa học. Năm 2014-2015, vốn đầu tư cho nghiên cứu của trường lên đến 6,4 tỷ USD.
Hệ thống thư viện của Đại học Washington rộng thứ 18 ở Mỹ với hơn 7,5 triệu đầu sách.
UW chú trọng nâng cao đời sống của sinh viên. Trường cung cấp phòng tập miễn phí cho các bạn trẻ muốn tập thể hình.
Ngoài các ký túc xá hiện tại, Đại học Washington đang xây dựng ký túc xá mới nhằm cung cấp thêm 2.400 chỗ ở cho sinh viên. Dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Trường cũng nổi tiếng với các chính sách hỗ trợ sinh viên khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Mark Emmert – Hiệu trưởng UW – tuyên bố trường sẽ nỗ lực hết khả năng để giúp các em nhà nghèo tiếp cận giáo dục đại học dễ hơn.
Trong hơn 150 hoạt động, Đại học Washington đào tạo nhiều cá nhân kiệt xuất, hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có nhà văn Marilynne Robinson – chủ nhân giải Pulitzer, ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long.
Theo Zing
GS Ngô Bảo Châu tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Giáo sư Ngô Bảo Châu và 6 giáo sư đoạt giải Nobel của thế giới sẽ tham gia chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII - năm 2016. Sự kiện dự kiến thu hút 250 đại biểu, gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII là một trong những hoạt động của Hội Gặp gỡ Việt Nam thành lập từ năm 2013 nhằm tham gia vào chương trình phát triển khoa học và giáo dục quốc gia. Cùng với chương trình nói trên, Hội Gặp gỡ Việt Nam có nhiều chương trình hoạt động khác tại Việt Nam như thành lập quỹ học bổng GGVN, phát học bổng Vallet-GGVN, sáng lập chương trình "Bàn tay nặn bột" ở Việt Nam, thành lập lớp dự bị (2 năm) dành cho sinh viên thi tuyển vào các trường kỹ sư khoa học ứng dụng quốc gia Pháp (INSA), giúp 3 làng trẻ em SOS Đà Lạt, SOS Đồng Hới, SOS Huế...
7 giáo sư đoạt giải Nobel và Field gồm Ngô Bảo Châu (Field 2010), David Gross (Nobel Vật lý 2004), Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984), Jerome Fiedman (Nobel Vật lý 1990), Kurt Wuthrich (Nobel hóa học 2002), Finn Kydland (Nobel Kinh tế 2004) và Jean Jouzel (Nobel Hòa Bình 2007) sẽ cùng tham gia sự kiện chính của chương trình là hội thảo quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội", được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 8-7, tại Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành (Quy Nhơn, Bình Định).
Hội thảo có 12 hội nghị và 3 lớp học quốc tế chuyên đề về vật lý, được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa (UNESCO) bảo trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bình Đình, Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức
Sự kiện này sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học tương tác, trao đổi với các nhà hoạch định chính sách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung và đặc biệt ở các nước đang phát triển xung quanh Việt Nam với những đặc thù của các đất nước này.
GS Ngô Bảo Châu là một trong bảy giáo sư sẽ tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Bên cạnh đó, chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016 sẽ có các buổi nói chuyện đại chúng tại Quy Nhơn với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành. Cụ thể, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ trò chuyện với chủ đề: "Cuộc đời khoa học của tôi - Từ Vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học" vào 15 giờ ngày 6/7.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (Đại học Virginia, Mỹ) sẽ nói chuyện với chủ đề "Con người và vũ trụ: Vũ trụ có ý nghĩa gì không?" vào 15 giờ ngày 8/7. Hai buổi nói chuyện này đều được tổ chức tại Hội trường Quang Trung (Nhà văn hóa trung tâm Bình Định).
Tại Hà Nội, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ có cuộc trò chuyện tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào lúc 15 giờ ngày 15/7. Ngoài ra, giáo sư Finn Kydland sẽ nói chuyện với chủ đề Kinh tế học tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội vào lúc 15 giờ ngày 12/7.
Theo_An ninh thủ đô