Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh: Tăng tốc nhờ tự chủ
Sau 5 năm thực hiện cơ chế tự chủ, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) đã đổi mới cả chất và lượng.
Đặc biệt, người học được hỗ trợ nhiều chế độ chính sách cũng như các dịch vụ tốt, thu nhập của người lao động tăng lên, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) có nhiều bứt phá.
Hoạt động nghiên cứu khoa học được chú trọng
Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học
Ngày 23/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 901 phê duyệt Đề án Đổi mới hoạt động HUFI. Có thể nói, đây là bước ngoặt cho HUFI tăng tốc và bứt phá trong các hoạt động của nhà trường, trong đó, có hoạt động NCKH. Đây là một trong những hoạt động cơ bản của HUFI, hoạt động này được nhà trường quan tâm và liên tục có những bước phát triển nhanh trong suốt 5 năm vừa qua (2015 – 2020).
Từ một cơ sở giáo dục đại học với nguồn lực hạn chế cho NCKH, trong giai đoạn trước năm 2015, các kết quả NCKH của HUFI còn rất khiêm tốn, số công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín dưới 15 bài, số người thực hiện NCKH chiếm tỷ lệ thấp, đề tài NCKH các cấp không nhiều, kinh phí đầu tư cho NCKH rất hạn chế.
Tuy nhiên, từ khi thực hiện cơ chế hoạt động tự chủ theo quyết định 901 của Thủ tướng Chính phủ, bằng những chính sách phù hợp, HUFI đã có những bước phát triển NCKH vượt bậc. Với chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, có năng lực NCKH, HUFI đã gia tăng được một đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong vòng 5 năm, HUFI đã gia tăng hàng trăm giảng viên có trình độ tiến sĩ với khả năng NCKH tốt.
Video đang HOT
Có thể khẳng định, nhờ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, HUFI đã có thể tuyển dụng viên chức, nhân viên hợp đồng theo nhu cầu, ký hợp đồng lao động với giảng viên, nhà khoa học là người nước ngoài để đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy, NCKH, được quyền cơ cấu và quyết định số người làm việc.
Trên cơ sở có nguồn nhân lực tốt cộng với chính sách đầu tư kinh phí đáng kể cho các hoạt động khoa học – công nghệ (KH-CN); chính sách hỗ trợ, khen thưởng hoạt động NCKH; chính sách thông thoáng cho hoạt động dịch vụ và chuyển giao KHCN, HUFI đã đạt được nhiều kết quả như: Số công trình công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín (ISI/Scopus) tăng lên đáng kể.
Năm 2019, HUFI lọt vào top 30 các cơ sở giáo dục đại học có nhiều công bố khoa học quốc tế nhất (với 120 bài). Dự báo, năm 2020, HUFI sẽ tiếp tục gia tăng số lượng công bố trên các tạp chí khoa học uy tín (ISI/Scopus); số đề tài NCKH cấp nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố cũng tăng lên đáng kể, khẳng định năng lực NCKH của HUFI. Các chuyển giao, dịch vụ KHCN với nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu chuyển giao, có giá trị cao về công nghệ; kinh phí đầu tư hoạt động KH-CN tăng cao, chiếm tỷ lệ 8% tổng kinh phí hàng năm.
Nhà trường ký kết hợp tác với nhiều đơn vị
Sẵn sàng cho những mục tiêu lớn
Tự chủ đại học là vấn đề mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học nếu tận dụng tốt và có đủ năng lực quản trị đại học, sẽ tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ. Là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên thuộc Bộ Công Thương thực hiện cơ chế tự chủ, HUFI đã tận dụng tốt cơ chế tự chủ để tự khẳng định thương hiệu và phát triển trên nền tảng nguồn lực được đầu tư có trọng điểm.
Xác định được bối cảnh toàn cầu hóa và tận dụng những lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, cộng với định hướng xây dựng và phát triển HUFI trở thành một trường đại học ứng dụng hàng đầu ở Việt Nam và có vị thế trong khu vực, nhà trường xác định hoạt động NCKH của HUFI tiếp tục được quan tâm và định hướng trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được đầu tư và đẩy mạnh.
Cụ thể, nhà trường sẽ chú trọng xây dựng đội ngũ có năng lực NCKH, có khả năng thực hiện đề tài, dự án NCKH các cấp; có khả năng làm dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ. Xác định các hướng nghiên cứu thế mạnh của HUFI, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học mạnh để làm tiên phong trong các lĩnh vực thế mạnh NCKH của HUFI.
Đồng thời, gắn hoạt động NCKH với đào tạo, tăng cường NCKH không chỉ đối với cán bộ, giảng viên mà cả người học, áp dụng các kết quả NCKH vào trong hoạt động đào tạo. Xây dựng các đơn vị KH – CN nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển, thương mại hóa các kết quả NCKH của HUFI; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, semina, workshop nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
Xây dựng chính sách cho hoạt động KH-CN phù hợp để phát triển nhanh hoạt động KH-CN của HUFI; phát triển tạp chí KH-CN và thực phẩm trở thành tạp chí khoa học có uy tín ở trong nước. Kết hợp với các doanh nghiệp để triển khai nghiên cứu, phát triển công nghệ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường NCKH cho giảng viên trẻ, sinh viên, gia tăng chất lượng các đề tài cấp cơ sở, gắn liền với việc ứng dụng đề tài cơ sở trong các lĩnh vực khác nhau.
Như vậy, tự chủ đại học đã đưa lại cho HUFI nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó, hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ mà HUFI đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Với định hướng và chính sách phù hợp cho hoạt động NCKH hy vọng trong thời gian tới HUFI tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa..
Là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, đến nay, HUFI trở thành một trong số ít các trường đại học được phép tự chủ hoàn toàn, kể cả chi thường xuyên, chi đầu tư.
Kỹ năng, công nghệ mới cần đào tạo ở trường đại học
Các chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra rất nhiều kỹ năng, công nghệ mới và nếu các cơ sở giáo dục Việt Nam không thay đổi để thích ứng thì người lao động Việt sẽ 'thua ngay trên sân nhà'.
Người lao động cần rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm ngay khi còn là sinh viên - ẢNH: MỸ QUYÊN
Xuất hiện nhiều kỹ năng, công nghệ mới
Mới đây, Bộ Khoa học - Công nghệ đưa ra dự thảo về các công nghệ chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, thiết bị nano, tế bào nhiên liệu, năng lượng hydrogen, xe tự lái, thiết bị tự bay, công nghệ ánh sáng và quang tử, công nghệ thần kinh, tin sinh học, nông nghiệp chính xác, y học cá thể hóa, y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô...
PGS-TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, nhìn nhận đây đều là những công nghệ xu thế và được ưu tiên phát triển ở các quốc gia lớn trên thế giới. "Tuy nhiên, ở Việt Nam đa số vẫn là những lĩnh vực mới mẻ. Các trường ĐH mới chỉ đang tiếp cận một số công nghệ vì để đưa vào đào tạo như một ngành học hay một môn học thì không đơn giản. Phải xây dựng được đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, đầu tư cơ sở vật chất", ông Thuận nói.
Một khi công nghệ mới xuất hiện thì kéo theo các kỹ năng mới để người lao động có thể làm chủ được công nghệ đó. Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới tổ chức năm 2019 cũng đã đưa vào 24 nghề về "kỹ năng tương lai", là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và doanh nghiệp trên thế giới liên quan đến các công nghệ mới, tư duy mới đang được ưu tiên phát triển ở nhiều quốc gia.
Cần thay đổi để thích ứng
Theo ông Nguyễn Chí Trường, để đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới, giáo dục phải thay đổi tư duy, lấy kỹ năng làm mục tiêu và động lực để có những chương trình đào tạo phù hợp và đổi mới theo hướng tiếp cận linh hoạt.
"Điều này đòi hỏi phải có quá trình và thay đổi rất nhiều thứ. Các cơ quan hoạch định chính sách cũng nên lấy kỹ năng lao động làm mục tiêu, thước đo để có những chính sách phát triển phù hợp trong tương lai. Trước mắt phải đầu tư vào các kỹ năng nền tảng cơ bản nhưng cũng phải đảm bảo tính đa dạng, tính liên ngành liên nghề để sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi", ông Trường chia sẻ thêm.
Theo ông Trường, do trường ĐH ở Việt Nam chưa đào tạo các kỹ năng, công nghệ mới, nhân lực rất hạn chế nên một số doanh nghiệp lớn phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập công nghệ nước ngoài về và thuê đội ngũ có kỹ năng từ nước ngoài để vận hành công nghệ. Ông Trường cho rằng hệ thống các trường ĐH, trường nghề cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch đào tạo theo xu thế này, nếu không sẽ thua thiệt.
Ông Trương Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty Festo Việt Nam, cũng cho rằng: "Công việc thay đổi, cơ sở đào tạo cũng phải thay đổi và người học cũng phải thay đổi. Các trường ĐH, CĐ, trung cấp phải nhanh chóng nghiên cứu và xây dựng chương trình đáp ứng các yêu cầu mới về kỹ năng, công nghệ. Các công ty nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, nếu chúng ta không đào tạo đáp ứng được nguồn nhân lực cả chất và lượng thì tất yếu lao động nước khác sẽ vào thay thế".
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cũng cho rằng kỹ năng mà công dân thế kỷ 21 cần có là khả năng thích ứng với những thay đổi đang diễn ra hằng ngày, điều mà tại trường ĐH, CĐ, trung cấp chưa thực sự chú trọng đưa vào dạy.
Nhiều ngành "hiếm" người học, các trường tìm cách cứu gỡ Điều đáng chú ý của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay đó là có nhiều ngành học truyền thống, ngành tiêu biểu của trường thế nhưng vẫn không tuyển được thí sinh. Có ngành thậm chí của một trường chỉ tuyển được 1-2 chỉ tiêu. Có trường cùng một lúc nhiều ngành phải tuyển bổ sung nhưng vẫn...