Trường đại học có nhiều ngành chỉ đào tạo 10 sinh viên
Năm 2018 nhiều ngành đào tạo sư phạm của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) sẽ chỉ tuyển sinh và đào tạo từ 10 đến 15 sinh viên theo đơn đặt hàng của địa phương này.
ảnh minh họa
PGS.TS Lê Văn Trưởng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết đây sẽ là điểm đặc biệt trong công tác đào tạo các ngành sư phạm của trường trong năm nay.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Đề án đặt hàng Trường ĐH Hồng Đức đào tạo mỗi năm mỗi ngành từ 10-15 em, ít nhất tổng điểm 3 môn là 24 điểm. Nếu đào tạo đạt các chuẩn thì tỉnh sẽ sử dụng và đảm bảo cho các em việc làm khi ra trường.
“Trước sức ép đào tạo giáo viên cho việc đổi mới chương trình, SGK mới thì tỉnh đặt hàng yêu cầu đầu vào 24 điểm với 3 môn không tính ưu tiên, ít nhất 8 điểm mỗi môn. Mầm non và tiểu học hiện vẫn đang thiếu giáo viên nên chúng tôi vẫn sẽ tuyển sinh bình thường như mọi năm, còn giáo viên cho cấp THCS và THPT thì mỗi ngành (môn) chỉ khoảng 10-15 em, đây là điểm mới độc đáo”, ông Trưởng cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Trưởng, đây là lần đầu tiên nhà trường đào tạo theo địa chỉ sử dụng do địa phương đặt hàng.
“Các em sẽ được đào tạo theo chương trình chất lượng cao. Tỉnh cam kết sẽ sử dụng khi các em tốt nghiệp ra trường”.
Trao đổi với Báo, đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng đánh giá cao và rất hoan nghênh hướng đi này của tỉnh Thanh Hóa, theo hướng trường đào tạo giáo viên theo đặt hàng của địa phương.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học : “Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên đưa ra đề án đó, như vậy trường sẽ đào tạo theo đúng địa chỉ, tức nhu cầu địa phương bao nhiêu thì đào tạo bấy nhiêu. Trường đưa ra ngưỡng đầu vào cao thì sẽ chọn lựa được các sinh viên tốt. Toàn bộ kinh phí tỉnh sẽ đầu tư ngân sách cho Trường ĐH Hồng Đức để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao.Được biết, mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi năm. Điều này là rất tốt, phù hợp với hướng đi của Bộ GD-ĐT để giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên”.
Theo Vietnamnet
Các trường đào tạo CNTT phải theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, các trường đại học và những đơn vị trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang nhanh chóng vào cuộc...
ảnh minh họa
GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã : "Đã đến lúc, đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy cho sinh viên đại học, học viên cao học - đặc biệt là khối ngành kỹ thuật phải là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực và phải là người thành thạo, am hiểu thực tế để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0."
Đây cũng là tiêu chí đầu tiên trong quá trình kiện toàn đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy của BVU.
Ngành Công nghệ thông tin của BVU ngoài GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, PGS. TS. Trương Mỹ Dung tham gia giảng dạy còn quy tụ được nhiều thế hệ giảng viên kế cận, là những tiến sĩ, thạc sĩ trẻ, năng động, tràn đầy tâm huyết được đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nước như Nhật Bản, Nga, Đức, Ấn Độ.
Theo Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Điện, Điện tử của BVU, chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của BVU đã được xây dựng theo đúng định hướng ứng dụng, đảm bảo giảm thiểu khối kiến thức hàn lâm và tập trung vào kiến thức ứng dụng thực tế.
Điển hình như chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin mà BVU mới được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo (từ tháng 11-2017) có thiết kế khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành gồm 42 tín chỉ/ tổng số 60 tín chỉ (chiếm tỷ lệ 70% thời lượng) bao gồm các học phần tự chọn giúp người học tiếp cận kiến thức công nghệ 4.0.
Điểm khác biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin của BVU là các học phần tự chọn được chia làm các nhóm: nhóm học phần về Phần cứng, Mạng và An ninh mạng; nhóm học phần về Hệ thống thông tin thông minh; nhóm học phần về Công nghệ phần mềm; nhóm học phần về Công nghệ thông tin; và nhóm học phần về Quản trị doanh nghiệp; giúp người học có nhiều lựa chọn trong việc bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Đối với các kỹ sư công nghệ thông tin đã "ra nghề", trước những đòi hỏi lớn về chuyên môn của cuộc cách mạng 4.0, để có thể tiếp tục theo đuổi nghề, để có thể không bị đào thải, để thăng tiến trong sự nghiệp, phát triển bản thân thì học cao học là một trong những con đường nhanh nhất vừa giúp người học nâng cao trình độ và có bằng thạc sĩ trong tay.
Đầu tháng 11-2017, Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận quyết định đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin.
Để chuẩn bị mở ngành đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin, BVU đã phải có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về chương trình, nội dung đào tạo; đội ngũ giảng viên; khả năng nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện mở ngành đào tạo thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
BVU là một trong các trường đại học đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời đổi mới, sáng tạo để có thể bắt kịp nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Theo SGGP
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 tại Đắk Lắk, Khánh Hòa Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 sẽ diễn ra tại Đắk Lắk và Khánh Hòa vào hai ngày 3 và 4-3-2018. Học sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn tuyển sinh tại chương trình tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2018 ở Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Chương trình do báo, Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo dục nghề...