Trường đại học chuyển hướng đào tạo liên ngành, xuyên ngành
Năm 2021, hàng loạt trường ĐH chuyển sang đào tạo theo hướng liên và xuyên ngành, tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ngành đào tạo. Những ngành học này không chỉ mới lạ về tên gọi mà cả chương trình học, bằng cấp.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM năm 2020 – ĐÀO NGỌC THẠCH
Tạo ra một lực lượng lao động kiểu mới
Trong phương án tuyển sinh năm nay, điểm đáng chú ý của nhiều trường là sự xuất hiện của nhiều ngành học mới với tên lạ. Tên các ngành học này đều có xu hướng dài và có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có 6 ngành mới, trong đó có quản trị kinh doanh thực phẩm, kinh doanh thời trang và dệt may. Theo thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường này, đây là 2 ngành có tính chất liên ngành.
Trong đó, kinh doanh thời trang và dệt may trang bị kiến thức của các lĩnh vực kinh tế, quản lý, thời trang và dệt may giúp người học trở thành một nhà kinh doanh trong lĩnh vực trên. Trong khi đó, ngành quản trị kinh doanh thực phẩm chuyên đào tạo các nhà quản lý cho doanh nghiệp kinh doanh và chế biến thực phẩm. Sinh viên 2 ngành này sẽ học 3 năm rưỡi và nhận bằng cử nhân.
Quản lý đô thị thông minh bền vững cũng là ngành mới có tính liên ngành được tuyển sinh tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trong năm nay. Ngành học này là sự kết hợp các nhóm kiến thức liên quan đến môi trường, quản lý và công nghệ thông tin.
Trước đây, theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, một số ngành của trường này cũng được mở theo hướng xuyên ngành với sự kết hợp nhiều khối kiến thức trong cùng lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật như: robot và trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử. Các ngành này là sự kết hợp giữa cơ khí, tự động hóa và công nghệ thông tin.
Cũng theo xu hướng liên ngành, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm nay có nhiều chuyên ngành mới như: du lịch số, kinh tế số, tin – sinh học, công nghệ tài chính… Tất cả các ngành này đều là xu hướng tích hợp giữa 2 lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau để tạo ra một lực lượng lao động kiểu mới.
Trước đó, từ năm 2019, một số trường khác cũng đã có ngành mới được mở theo hướng này. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội có ngành quản trị thông tin và Việt Nam học (dành cho người Việt Nam). Trường ĐH Hà Nội có ngành truyền thông đa phương tiện – kết hợp giữa truyền thông và công nghệ thông tin. Trường ĐH Kinh tế quốc dân có ngành kinh doanh số, cũng là khoa học liên ngành công nghệ thông tin, kinh doanh và phân tích dữ liệu.
Năm ngoái Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội cũng tuyển sinh nhiều ngành theo hướng này như: quản lý phát triển đô thị và bất động sản, kỹ thuật điện tử và tin học, khoa học thông tin địa không gian, công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường…
Video đang HOT
Đáp ứng nhu cầu nhân lực
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân nhìn nhận xu hướng đào tạo ĐH liên ngành đang tăng lên trong thời đại kỷ nguyên số để đáp ứng nhu cầu lao động mới. Ở đó kỹ sư các khối ngành kỹ thuật khi tham gia vào thị trường lao động đòi hỏi phải có sự giao thoa của nhiều ngành nghề khác nhau.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết trường có một số ngành đào tạo trang bị đồng thời nhiều kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật cho sinh viên như: hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng, quản lý và khai thác hạ tầng, robot và trí tuệ nhân tạo… Theo ông Dũng, thực tế các thiết bị và công trình không tồn tại đơn lẻ mà tích hợp nhiều lĩnh vực, đòi hỏi kỹ sư làm việc phải tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực. Do vậy, người học ra trường sẽ nhanh chóng thích ứng với công việc, đơn vị sử dụng cũng đỡ tốn công đào tạo bổ sung.
Tuy nhiên, theo ông Dũng: “Mặc dù liên ngành nhưng chương trình đào tạo vẫn phải đảm bảo tối thiểu 53% kiến thức các môn cơ sở ngành và chuyên ngành chính. Bởi trong thời đại kỷ nguyên số mọi thứ thay đổi nhanh chóng, ngành nghề mới ra đời và mất đi liên tục thì người học vẫn kịp thời thích ứng với sự thay đổi đó”.
Ngành mới theo hướng liên ngành tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng tương tự. Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho biết trong ngành mới liên ngành sẽ có một lĩnh vực chính và một lĩnh vực phụ. Chẳng hạn, ngành quản trị kinh doanh thực phẩm sẽ gồm 70% kiến thức về công nghệ thực phẩm, phần còn lại về quản trị kinh doanh.
Còn tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết năm nay trường sẽ triển khai đào tạo liên ngành theo hướng song ngành. Theo đó, sinh viên ngành chính sau khi hoàn tất bằng 1 có thể học để tích lũy thêm kiến thức để nhận bằng thứ 2 – ngành thứ 2 có sự tích hợp giữa cả 2 ngành. Chẳng hạn, sinh viên ngành công nghệ thông tin học đủ 150 tín chỉ được cấp bằng kỹ sư ngành này, sau đó nếu hoàn thiện trên 50 tín chỉ các học phần có liên quan đến du lịch, sẽ nhận thêm bằng cử nhân du lịch số.
“Đây chưa phải là những ngành mới mà thực chất là hình thức đào tạo song ngành, cách để thử nghiệm hướng đào tạo mới liên ngành”, tiến sĩ Lưu chia sẻ.
Tên gọi ngành đào tạo được quy định ra sao ?
Thông tư 22/2017 của Bộ GD-ĐT quy định về mở ngành đào tạo trình độ ĐH ghi rõ, tên ngành đăng ký đào tạo cần có trong danh mục giáo dục đào tạo theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký chưa có trong danh mục này, cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này (trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo). Ngành đăng ký phải phù hợp với nhu cầu xã hội và người học, yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước; phù hợp chức năng, nhiệm vụ của nơi đào tạo.
Bộ chưa ban hành Quy chế Tuyển sinh, trường đã nhận hồ sơ xét tuyển
Đến nay, Bộ GD - ĐT vẫn đang trong quá trình xây dựng và dự thảo Quy chế Tuyển sinh đại học chính quy năm 2021. Tuy nhiên, nhiều trường đại học đã bắt đầu thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học bạ. Việc này có đúng quy chế?
Nhận hồ sơ từ 1/3
Từ ngày 1/3, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) nhận hồ sơ xét tuyển học bạ theo phương thức 5 học kỳ và tổ hợp 3 môn lớp 12. Đây là hai trong bốn phương thức trường công bố trong đề án tuyển sinh dự kiến năm 2021.
Theo đó, trường dành 30% tổng chỉ tiêu cho hai phương thức này. Cụ thể, phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; phương thức xét tuyển học bạ 5 học kỳ, thí sinh cần có tổng điểm trung bình 5 học kỳ xét tuyển (gồm 2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
Nhiều trường đại học đã bắt đầu thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 1/3.
Tương tự, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông báo, bắt đầu từ ngày 1/3 nhà trường sẽ chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức học bạ THPT đợt 1 dành cho tất cả các thí sinh.
Theo đó, trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2021, phương thức xét tuyển học bạ THPT tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn duy trì ở 3 tiêu chí gồm: Xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn đạt từ 18 điểm; điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 và tổng điểm trung bình học bạ THPT 3 học kỳ năm lớp 10, 11, 12 (thí sinh được chọn điểm cao nhất trong 2 học kỳ mỗi năm học) đạt từ 18 điểm.
Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, khi đã có kết quả học kỳ I lớp 12 trong tay, thí sinh đã có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT 3 học kỳ ngay trong đợt đầu tiên từ ngày 1/3 đến hết ngày 2/5 để nắm chắc suất vào đại học năm 2021.
Vì chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ THPT chỉ chiếm 40%, nên nếu đủ chỉ tiêu, các thí sinh nộp sau sẽ không còn cơ hội. Thêm nữa, nhiều ngành "hot" hầu như đạt chỉ tiêu ngay trong đợt tuyển sinh đầu tiên, thí sinh nộp trước bao giờ cũng lợi thế hơn và có thể dễ dàng chọn được ngành học phù hợp với năng lực và sở thích.
Năm 2021, HUTECH thực hiện xét tuyển học bạ THPT theo 2 phương thức: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ I lớp 12), xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12.
HUTECH áp dụng các phương thức xét tuyển học bạ trên cho tất cả các ngành đào tạo trình độ Đại học chính quy tại Trường; gồm 50 ngành thuộc nhiều lĩnh vực như: Khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Kiến trúc - Mỹ thuật Ứng dụng, Sinh học - Môi trường - Nông Lâm, Ngoại ngữ, Luật.
Để đăng ký xét tuyển bằng học bạ THPT, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và có điểm xét tuyển đạt từ ngưỡng điểm do HUTECH quy định. Cụ thể, với phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ, thí sinh cần có tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển (gồm 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên; với phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe, điều kiện xét tuyển áp dụng theo quy định của Bộ GD - ĐT.
Nhiều trường đại học tư thục cũng khởi động hoạt động tương tự từ ngày đầu tiên của tháng Ba. Cụ thể, trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng... cũng bắt đầu xét học bạ từ ngày 1/3.
Không chỉ có trường ngoài công lập mà ngay cả trường công lập cũng bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ 1/3. Cụ thể, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy bằng hình thức xét kết quả học tập bậc THPT. Đây là 1 trong 4 phương thức tuyển sinh của trường năm nay, áp dụng cho khoảng 40% chỉ tiêu các ngành tại cơ sở chính TP. HCM (tổng chỉ tiêu dự kiến gần 4.900).
Cụ thể, trường xét kết quả học tập của 5 học kỳ bậc THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) với học sinh đã tốt nghiệp, có điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 6 trở lên...
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cũng bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển phương thức này từ 1/3. Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, ở đợt đầu tiên này trường nhận hồ sơ đến hết ngày 25/4 và dự kiến xét tuyển khoảng 40% chỉ tiêu (tương đương 1.400 TS). TS nộp hồ sơ cần có điểm trung bình cộng các môn theo tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
Nhận sớm để làm gì?
ThS Phạm Thái Sơn cho rằng những thí sinh đăng ký xét tuyển trong đợt đầu luôn có cơ hội rộng mở trong chặng đua vào đại học. Chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ của trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM là 1.400 chỉ tiêu. Trường có phân chỉ tiêu cho riêng đợt xét tuyển học bạ đầu là 840 chỉ tiêu cho 34 ngành đào tạo. Có thể nói đây là đợt xét tuyển học bạ có quy mô lớn nhất của trường.
Thí sinh chọn đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ ngày càng tăng trong những năm qua.
Theo ông Sơn, các trường mở đợt xét tuyển sớm bởi đến nay, thí sinh lớp 12 đã có điểm trung bình học kỳ I. Các bạn đã có thể tham gia xét tuyển theo phương thức xét điểm trung bình 5 học kỳ THPT (không tính học kỳ II lớp 12) hoặc tổng điểm trung bình 3 học kỳ tốt nhất của bậc THPT (thí sinh được chọn điểm trung bình học kỳ tốt nhất mỗi năm học).
Trong khi đó, ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM giải thích, số thí sinh chọn đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ ngày càng tăng trong những năm qua.
Đa số các trường đại học hiện nay đều dành khá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển học bạ, bên cạnh việc xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực. Bởi đây là phương có nhiều ưu điểm như giảm áp lực thi cử, giúp thí sinh lựa chọn được ngành học, trường phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển của mình
Vì vậy, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ THPT sớm sẽ có nhiều lợi thế vì thường ở đợt đầu chỉ tiêu các ngành còn nhiều, điểm trúng tuyển không quá cao nên dễ trúng tuyển hơn những đợt sau.
"Trên thực tế, sinh viên trúng tuyển theo bất cứ phương thức nào thì khi học cũng học chung với nhau, chương trình đào tạo như nhau, hưởng thụ các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, giá trị bằng cấp như nhau. Thí sinh xét tuyển dựa vào học bạ THPT nên xác định ngành, trường mình yêu thích, chọn hình thức xét tuyển hoặc tổ hợp môn có mức điểm cao nhất đăng ký xét tuyển sớm để được ưu tiên, khi đăng ký xét tuyển", ông Nguyên nói.
Lãnh đạo các trường đại học nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 1/3, khi Bộ chưa ban hành Quy chế Tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 nói rằng, Luật Giáo dục Đại học trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Do đó, việc các trường nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 1/3 là không sai.
Vì sao nhiều trường chưa cho sinh viên học tập trung? Dù UBND TP. HCM đã có quyết định cho phép sinh viên quay lại trường học từ 1/3 nhưng sáng nay, nhiều trường đại học vẫn cho sinh viên học online, chưa tổ chức học tập trung. Cụ thể, trường ĐH Nguyễn Tất Thành ban hành thông báo, các lớp học phần đã triển khai học trực tuyến sẽ tiếp tục dạy đến...