Trường ‘dã chiến’ của học trò Cơ Tu
Thay vì ngồi trên lớp và được nghe thầy cô giáo giảng bài trực tiếp, dịch COVID-19 đã khiến nhiều học trò Cơ Tu ở xã Hòa Bắc (Hòa Vang, Đà Nẵng) phải trải qua những buổi học rất khác: học trong nhà gươl.
Các học sinh Cơ Tu ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương ngồi ôn bài tại nhà gươl – Ảnh: B.D.
Đó là một buổi chiều cuối tháng 4-2020, trên sóng truyền hình Đà Nẵng phát sóng hai tiết học gồm ngoại ngữ và toán.
Cách thành phố chừng 30km, những học trò Cơ Tu ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương, xã Hòa Bắc (Hòa Vang, Đà Nẵng) đã về nhà gươl – nhà truyền thống của người Cơ Tu – để nghe giảng, ôn bài.
Giám sát lớp học này là thầy giáo Lê Châu Khoa – bộ môn tiếng Anh và bà Phạm Thị Kim Huệ – quản sinh ở trường.
Khu vực này sóng điện thoại lẫn sóng tivi rất kém, phần lớn các hộ lại không có tivi nên các em phải về nhà gươl với sự giám sát của thầy cô, quản sinh để tiếp thu bài vở từ màn hình tivi.
Video đang HOT
Thầy Phạm Minh Vũ
Khẩu trang, nước sát trùng thay giáo án
Giờ lên lớp của thầy Khoa thật khác những buổi học thông thường. Thay vì mang theo giáo án, thầy Khoa chở theo một túi nhỏ đựng khẩu trang và mấy chai nước sát trùng. Tới nhà gươl ở thôn Tà Lang, thầy Khoa khiêng chiếc ghế ngồi sẵn ở trước cửa vào, sắp những chiếc khẩu trang cùng nước sát trùng đặt sẵn trên bàn.
14h, từng học trò Cơ Tu cầm trên tay vài cuốn sách, cây bút tiến vào cửa “lớp”. Thầy Khoa đứng sẵn, cầm khẩu trang phát cho từng em, rồi đưa nước sát khuẩn để học sinh khử trùng trước khi vào giờ học.
Đúng 14h30, giờ học trên sóng tivi được bắt đầu. Qua màn hình, giáo viên tại trung tâm TP Đà Nẵng trực tiếp sử dụng phần mềm đứng giảng bài và tiết học được phát trên tivi để học sinh toàn TP có thể theo dõi. Ở trong mái nhà gươl cao ráo, sạch sẽ rộng chừng 100m2, 15 học sinh Cơ Tu ngồi cách nhau từng bàn riêng rồi ghi chép, nghe giảng.
“Chúng tôi duy trì được lớp học này tới nay khoảng 3 tuần rồi và ngày nào có tiết học thì giáo viên bộ môn cũng phải chạy từ TP lên nhà gươl để giám sát, hướng dẫn học sinh ôn bài” – thầy Lê Châu Khoa nói.
Đưa sóng về buôn
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương Phạm Minh Vũ cho biết trong số các học sinh ở trường này thì con em đồng bào Cơ Tu ở hai thôn gồm Tà Lang, Giàn Bí có điều kiện đặc biệt nhất.
Hai ngôi làng này nằm lọt thỏm giữa núi, bao quanh là rừng và cách trường chừng 10km. Thường ngày học sinh được đến trường và học nội trú nhưng từ ngày có dịch COVID-19 tới nay, các em phải ở nhà.
Khác với những năm trước, từ năm học này trở đi học sinh Cơ Tu từ lớp 9 chuyển lên cấp học cao hơn không được tuyển thẳng nữa mà phải thi. Để học trò không hụt kiến thức, Trường Nguyễn Tri Phương đã cử thầy cô tìm tận nhà học sinh để ôn bài, ôn lại kiến thức. Khi chương trình dạy trên sóng truyền hình được Đà Nẵng tổ chức, các học sinh ở Tà Lang, Giàn Bí được đưa về nhà gươl để ôn tập.
Thầy Vũ nói đa số các hộ Cơ Tu ở Tà Lang, Giàn Bí có điều kiện rất khó khăn, học sinh cũng không có điện thoại thông minh kết nối được mạng, không có máy tính lẫn tivi nên nhà trường đã bàn với người dân lấy nhà gươl để các em làm chỗ ngồi nghe giảng.
Để lớp học này diễn ra, người dân đã đồng ý giao chìa khóa nhà gươl, sửa soạn lại bàn ghế và bố trí một tivi 42 inch đủ để 14 học sinh ngồi giãn cách nghe giảng. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức lớp, phân công giáo viên giám sát, mua ăngten nối sóng truyền hình về buôn.
Thầy Lê Châu Khoa cho biết trước khi học tập trung ở nhà gươl, các học sinh còn được tách thành hai nhóm, mỗi nhóm 7 em khối lớp 9 để ngồi học ở hai nơi: nhà gươl và nhà của một hộ dân kế bên. Việc này nhằm đảm bảo giãn cách xã hội phục vụ chống dịch.
Hướng dẫn cách tính tiết học của giáo viên dạy trực tuyến
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành hướng dẫn về chế độ làm việc, nghỉ hè đối với giáo viên (GV) trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 năm học 2019-2020.
Theo đó, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong học kỳ II năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh học tại nhà. GV thực hiện các công việc như: dạy học, giáo dục trẻ/học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các công cụ trực tuyến (qua internet, trên truyền hình).
Do đó, khi xác định chế độ làm việc của GV, các sở GD-ĐT cần lưu ý chỉ đạo các trường căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của GV, hiệu trưởng trao đổi với tổ/nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy. Từ đó xác định tổng số tiết dạy của GV (trong đó có cả các tiết quy đổi).
Giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM) chuẩn bị bài giảng trực tuyến Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Ngoài ra, nếu GV được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học online, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học hoặc địa phương thì hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với GV đó hoặc cho cả những người cùng tham gia, bảo đảm đúng người, đúng việc.
Việc quy đổi số tiết dạy của GV phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của trưởng phòng GD-ĐT (đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS) hoặc giám đốc sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) theo quy định.
Do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh, nên thời gian nghỉ học của GV năm nay sẽ được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học 2019-2020 (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng GV, hiệu trưởng bố trí cho GV nghỉ hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý, bảo đảm theo đúng quy định.
Y.Anh
Khó xử với... học trực tuyến Việc tiếp tục giảng dạy, công nhận, đánh giá chương trình của trường như thế nào khi có học sinh được học trực tuyến nhưng cũng nhiều em không được học? Giáo viên tại TP.HCM trong một buổi dạy trực tuyến cho học sinh khi nghỉ học phòng dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND...