Trường có tỷ lệ chọi dưới 1 không có nghĩa “thi là đỗ”!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ.
Theo thống kê của Trường ĐH Nha Trang, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào nhóm ngành hàng hải, nhóm kỹ thuật và khai thác thủy sản khá thấp, hầu hết có tỉ lệ “chọi” dưới 2. Riêng ngành kỹ thuật khai thác thủy sản có tỉ lệ “chọi” 0,9. Ở trường này, nhóm ngành kinh tế có tỉ lệ “chọi” cao nhất, hầu hết ở mức 1/7. Trong đó ngành kế toán có tỉ lệ “chọi” 10,8, cao nhất trường. Một số ngành như công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện – điện tử có tỉ lệ “chọi” dao động từ 5-7.
Tại Trường ĐH An Giang, nhóm ngành thủy sản thu hút khá đông học sinh ĐKDT. Trong đó, cao nhất là ngành bảo vệ thực vật, 1 “chọi” 20, phát triển nông thôn 1/8. Một số ngành công nghệ như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và nhóm ngành kinh tế cũng có tỉ lệ “chọi” tương đối cao, dao động từ 6-9.
Ở Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, ngành văn hóa du lịch có số thí sinh ĐKDT đông nhất với 948 hồ sơ, chiếm gần 50% tổng số 1.887 hồ sơ nộp vào trường trong năm nay. Ngành có số hồ sơ nhiều thứ hai là khoa học thư viện với 274 hồ sơ. Kế đến là nhóm ngành quản lý văn hóa 287 hồ sơ, kinh doanh xuất bản phẩm 149 hồ sơ…
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
Thí sinh đang chọi chính mình
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ.
Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm nay ở nhiều trường tăng hơn năm ngoái nhưng nhiều ngành học có số hồ sơ quá ít, không bằng chỉ tiêu của ngành. Những ngành này chắc chắn sẽ phải tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới đủ chỉ tiêu...
Chưa thi đã tính tuyển NV 2
Với các ngành có tỷ lệ chọi dưới 1 (lượng hồ sơ ĐKDT ít hơn chỉ tiêu của ngành), thí sinh không phải lo "ăn thua" với nhau nhưng phải tự vượt qua chính mình. Ít nhất phải đạt điểm tổng 3 môn bằng hoặc cao hơn điểm sàn theo quy định của Bộ (sau khi đã tính điểm ưu tiên) mới có cơ hội đỗ. Dẫn đầu danh sách trường có nhiều ngành có tỷ lệ chọi dưới 1 là ĐH Văn hóa TPHCM với 8 chuyên ngành.
Mặc dù tổng hồ sơ năm nay của Trường ĐH Sư phạm TPHCM tăng khoảng 2.500 so với năm ngoái, song nhiều ngành hệ sự phạm có tỷ lệ chọi dưới 1, gồm: SP Song ngữ Nga - Anh, SP tiếng Pháp; ở hệ cử nhân cũng có nhiều ngành tỷ lệ chọi dưới 1: Ngôn ngữ Nga - Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc; Vật lý học; Văn học. Năm ngoái, các ngành này đều phải tuyển NV2. Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có một ngành có lượng hồ sơ ít hơn chỉ tiêu là ngành Toán ứng dụng: 46 HS/50 CT. Ngành này năm ngoái điểm chuẩn NV1 và điểm sàn xét tuyển NV2 là 14 điểm.
Theo Ban đào tạo ĐH Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh năm nay, ĐH Đà Nẵng có khoảng gần 20 ngành học rơi vào nhóm tỷ lệ "chọi" dưới 1. Các mức "chọi" thấp khác (từ 1 đến 2) cũng chiếm trên chục ngành. TS Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo nhận định: Tỷ lệ chọi phản ánh xu hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh.
Khối ngành kinh tế vẫn hút thí sinh, tập trung ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điện tử, quản trị kinh doanh... do nhu cầu công việc cao; trong khi đó, các ngành khối C chiếm tỷ lệ nộp hồ sơ ít so với chỉ tiêu. Một số ngành dù được đánh giá đang có nhu cầu tuyển dụng cao, song có khá ít hồ sơ ĐKDT như các ngành ngoại ngữ: tiếng Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp...
TS Nguyễn Hoàng Việt cho hay, chênh lệch tỷ lệ chọi giữa các ngành, trường không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển sinh và đào tạo của ĐH Đà Nẵng. Theo quy định của ĐH Đà Nẵng, hai trường thành viên ĐH Kinh tế và ĐH Bách khoa sẽ xét tuyển theo điểm chuẩn của trường. Thí sinh không đạt điểm chuẩn ngành nhưng đạt điểm chuẩn của trường có thể xin chuyển sang các ngành học khác đạt điểm chuẩn. Với các trường còn lại, thí sinh không đủ chỉ tiêu vào các ngành học có tỷ lệ chọi thấp vẫn tiếp tục được xét tuyển NV2, NV3. "Phương án cuối cùng là tạm đóng cửa một số ngành học nếu khó đạt chỉ tiêu" - ông Việt nói. Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, ĐH Đà Nẵng phải đóng cửa 9 ngành học, tập trung ở trường ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế vì thiếu chỉ tiêu.
Không phải cứ thi là đỗ
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ phải có tổng điểm thi 3 môn bằng hoặc trên điểm sàn của Bộ và phải bằng hoặc trên điểm chuẩn của ngành theo quy định của từng trường. Do vậy, tỷ lệ chọi thấp không có nghĩa cứ thi là đỗ.
ThS. Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho biết: Tỷ lệ chọi không ảnh hưởng đến việc các trường đưa ra điểm chuẩn theo ngành. Yếu tố quyết định điểm chuẩn là chất lượng bài làm, điểm số của thí sinh thi vào từng ngành.
Nếu lượng thí sinh thi vào ngành nào đó đông, điểm số cao thì điểm chuẩn sẽ cao. Nhưng nếu lượng thí sinh thi đông nhưng chất lượng bài làm thấp, tổng điểm 3 môn thi thấp, dưới sàn quá nhiều thì chưa chắc điểm chuẩn sẽ cao. Các trường sẽ căn cứ vào điểm thi của thí sinh, kết hợp với chỉ tiêu của ngành và đưa ra điểm chuẩn. Một số ngành sẽ xét tuyển NV2 để đủ chỉ tiêu và hút thêm thí sinh thi trượt ở các trường khác nhưng có điểm số cao.
"Do vậy, dù thí sinh thi vào ngành có tỷ lệ chọi rất thấp nhưng nếu điểm thi dưới sàn, hoặc dưới hơn điểm chuẩn của ngành đó thì đừng nghĩ đến chuyện trúng tuyển. Thí sinh trước hết là phải chọi với chính bản thân mình để có điểm thi thật cao", ông Hoàng nói.
Qua nhiều mùa tuyển sinh cho thấy, ở những ngành học có số thí sinh dự thi ít hơn chỉ tiêu, điểm chuẩn của ngành thường bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT 0,5 điểm (trừ các ngành có môn thi nhân điểm hệ số). Những ngành này đều phải tiếp tục xét tuyển NV2, NV3.
ThS. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TPHCM cho biết: Những năm gần đây, một số ngành của trường có tỷ lệ "chọi" dưới 1, điểm chuẩn chỉ ở mức điểm sàn và phải tuyển thêm NV2, NV3. Tuy nhiên, trường vẫn phải duy trì, bởi đây là những ngành học đặc thù, không thể không đào tạo.
"Thí sinh đừng vội mừng khi thấy tỷ lệ chọi quá thấp hoặc lo âu khi thấy ngành mình thi có tỷ lệ chọi quá cao. Quan trọng là ở điểm số 3 môn thi của các thí sinh", ThS. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TPHCM khuyến cáo.
Theo Tiền Phong
TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2011: Hồ sơ sai sót: Không phải chỗ nào cũng được sửa Sau khi ht hạnăng ký dự thi tuyển sinh H, C năm 2011, nu phát hn sai st, sinh vẫnciều chỉnh nhngi tùy loại thông tin. Theo Tin sĩ Nguyễn Tin Dũng, Trởng phòng àoo Trng H S phạm kỹ thuật TP.HCM, hằng năm, sai st phổ bin nhất trong hồăng ký dự thi là họ tên, ngày tháng năm sinh, nhm lẫi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza
Thế giới
10:15:13 18/04/2025
Triệt phá đường dây ma túy, một cán bộ Công an Quảng Ninh hy sinh
Pháp luật
10:14:50 18/04/2025
Jennie - Lisa: Mối quan hệ "bằng mặt không bằng lòng"?
Nhạc quốc tế
10:14:30 18/04/2025
'Thiên đường biển' xanh như ngọc ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hợp với ai thích yên tĩnh
Du lịch
09:42:03 18/04/2025
1 "người đẹp quốc dân" bị phạt hơn 21 tỷ đồng vì dám quảng cáo "răng trắng lên chỉ sau 1 ngày đánh răng!"
Sao châu á
09:15:45 18/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 18: Bố con ông Nhân hoá giải mâu thuẫn?
Phim việt
09:10:09 18/04/2025