Trường chuyên Hà Giang: Thí sinh điểm cao đang xáo trộn tâm lý
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng cho hay tâm lý của ba học sinh THPT chuyên Hà Giang bị xáo trộn. Bà mong sớm có kết quả rà soát để mọi việc sớm minh bạch.
Chia sẻ với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Giang cho hay, năm nay nhà trường có ba thí sinh được điểm cao nhất cả nước, đó là T.K.T.T, H.H.L và N.V.A
Cụ thể, T.T lớp chuyên Toán có số điểm khá cao ở các môn: Toán 9,6; Vật lí 9,5; Hóa học 9,5; Sinh học 9,75.
H.H.L có điểm Toán 9,8; Ngữ Văn 8,5; Tiếng Anh 9,8. Trong khi đó, H.L có điểm thi thử lần đầu: Toán 4,4; Ngữ văn 5,25; Tiếng Anh 7,2.
V.A đạt Toán 9,6; Ngữ văn 9,75; Ngoại ngữ 9,6.
Thi thử không nói lên được điều gì
Trong ba học sinh trên. T.T là học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học, có khả năng tiếp nhận kiến thức tốt, dự định Thảo theo khối ngành y. Bản thân cô Hằng là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và dạy Thảo trong đội tuyển cấp tỉnh nên rất thấu hiểu năng lực của em.
Trường THPT chuyên Hà Giang. Ảnh: Q.Q.
H.L là học sinh có khả năng Tiếng Anh tốt, em tham gia vào CLB Tiếng Anh của trường.
Video đang HOT
Cả T. và L. đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường.
Ngoài ra năng lực của Việt Anh cô Hằng không nắm được chính xác.
Trước kết quả thi THPT quốc gia và thi thử chênh lệch của top 3 học sinh này, cô Hằng cho hay: ‘Học tài thi phận là những điều chúng ta không thể nói trước được. Chúng tôi chân trọng năng lực của các em dù tốt hay chưa thực sự tốt. Điểm thi thử có thể không nói lên điều gì. Năm nay trường cho tổ chức đề thi thử hai lần đều bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT’.
Hai trong số học sinh không thuộc ‘con ông cháu cha’
Trả lời câu hỏi về những nghi ngờ ‘gia thế’ của các thí sinh này đang bị đồn đoán là ‘con ông, cháu cha’, nữ Phó Hiệu trưởng cho biết, theo những thông tin vị này nắm được thì 2 em học sinh T.K.T.T và H.H.L đều có bố mẹ làm bình thường, không thuộc gia đình quyền quý hay con ông cháu cha như dư luận nghi ngờ.
Trong đó, cả bố mẹ của T.K.T.T là giáo viên trường bình thường, bố của H.H.L làm kinh doanh, mẹ là giáo viên.
Riêng học sinh N.V.A, bà Hằng không có thông tin nên không thể chia sẻ.
Bà Hằng bày tỏ: ‘Vì có chút việc riêng nên tôi chưa kịp trao đổi với học sinh nhưng tôi cho rằng bây giờ tâm lý của các em, gia đình đang rất xáo trộn.
Nhà trường rất mong sớm có kết luận kiểm tra cuối cùng để tâm lý học sinh, phụ huynh, nhà trường được thoải mái.’
Theo tiin.vn
Thi thử đại học, áp lực thật
Ngày thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần, những kỳ thi thử càng dồn dập. Kết quả từ những đợt thi này ít nhiều ảnh hưởng tâm lý của học sinh.
Những kỳ thi thử là một phần quan trọng trong quá trình ôn luyện của học sinh lớp 12. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tích cực, thi thử cũng mang lại những áp lực nhất định cho sĩ tử.
Nhiều kỳ kiểm tra
Trong một năm, học sinh phải làm nhiều bài kiểm tra, những bạn lớp 12 còn có thêm nhiều kỳ thi thử chuẩn bị cho ngày vượt vũ môn.
Một học sinh ở Bình Định cho biết từ đầu học kì II đến nay, em đã thi thử 4 lần do trường tổ chức. Theo nam sinh này, em còn một lần thi thử nữa. Đó là chưa kể 2 đợt thi giữa kỳ, cuối kỳ, rất nhiều bài kiểm tra ở lớp, giải đề mẫu, thi thử ở các trung tâm ôn luyện, học thêm. Cậu chia sẻ em ngán ngẩm với những kỳ thi, vì lịch quá dày đặc.
Đến nay, học sinh tại TP.HCM đã trải qua một kỳ thi tập dượt. Nhiều trường có kế hoạch tổ chức thêm từ một đến hai đợt thi thử trong thời gian tới.
Học sinh trường THPT Trưng Vương trong lần thi thử gần đây. Ảnh: Minh Nhật.
Em Nguyễn Thúy An (lớp 12 chuyên Anh ở Quãng Ngãi) cho biết trường tổ chức thi thử, 100% học sinh tham gia. Một số môn bị điểm thấp khiến em xấu hổ, lo lắng.
"Các kỳ thi thử do trường tổ chức, giáo viên thường ra đề khó hơn các năm và đề mẫu. Tâm lý thầy cô cho rằng đề khó, điểm thấp, các em sẽ cố gắng ôn luyện nhiều hơn", cô Võ Lê Hải Phương (Tuy Phước, Bình Định) cho hay.
Áp lực điểm số
Không thể phủ nhận hiệu quả tích cực của những lần thi thử. Học sinh sẽ được làm quen đề, không khí kỳ thi, tập đối mặt áp lực tâm lý thi cử và hiểu rõ năng lực của mình để phấn đấu. Từ điểm số ban đầu của các em, giáo viên sẽ có kế hoạch ôn tập chu đáo cho từng bạn, nhóm học sinh.
Tuy nhiên, điểm số trong các kỳ thi thử cũng mang đến cho học sinh cả áp lực. Không ít bạn phải thay đổi nguyện vọng vì điểm thi thử thấp so với điểm chuẩn các năm của trường đăng ký.
Lịch thi THPT quốc gia 2017. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
"Ban đầu, em định thi Đại học Bách khoa, nhưng sau khi thi thử thấy không khả quan nên đổi sang trường có điểm chuẩn thấp hơn", Võ Ngọc Hùng (lớp 12 ở TP.HCM) cho biết.
Điểm số trong các kỳ thi thử ảnh hưởng khá nhiều tâm lý học sinh. Nhiều em vì điểm thi không như ý, với áp lực, kỳ vọng từ nhiều phía, phải học đêm học ngày dẫn đến căng thẳng.
TS Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) khuyên: "Áp lực về điểm số là điều bình thường trong cuộc sống, tạo cho các em sức đề kháng tâm lý cho kỳ thi quan trọng phía trước. Tuy nhiên, học sinh nên xác định rằng đó chỉ là thử, cơ hội vẫn còn, không nên quá căng thẳng. Các em cứ cố gắng hết sức mình, kết quả thế nào cũng nên chấp nhận".
Theo Zing
Nữ sinh xinh xắn vượt khó đạt điểm thi THPT Quốc gia cao nhất tỉnh Sóc Trăng Ky thi THPT Quôc gia năm 2018, em Vo Tiêu Thanh - học sinh Trương THPT Hoang Diêu (TP Sóc Trăng) là thí sinh đat điêm cao nhât tai tinh Soc Trăng vơi tông sô điêm cac môn thi la 47 điểm (Toan: 6,2, Ngư Văn: 8, Lich sư: 7,8, Đia ly: 8,8, GDCD: 9,5 va tiêng Anh: 6,8) Ơ tô hơp khôi...