Trường chuyên đang loay hoay với ngoại ngữ
Trong đề án phát triển phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020, mục tiêu phấn đấu là từng bước giảng dạy các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh đã được đại diện đến từ các trường THPT chuyên đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường THPT chuyên tại nhiều địa phương đang yếu và thiếu giáo viên ngoại ngữ.
Nét mới trong hệ thống các trường THPT chuyên những năm vừa qua là ở một số trường như THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐHQGHN), THPT chuyên Tự nhiên (ĐHQGHN), THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã tổ chức dạy thí điểm các môn toán, vật lý, hóa học bằng tiếng Anh.
Ngoài ra các trường này cũng thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với với các trường ĐH, các tổ chức giáo dục trên thế giới. Cụ thể như trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã liên kết với hơn 10 trường ĐH lớn ở Australia, Anh, Pháp, Singapore.. và đã gửi hơn 80 học sinh đi tào tạo nước ngoài theo các chương trình hợp tác. Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam quan hệ hợp tác với các trường ở Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc…để đưa học sinh du học theo chế độ học bổng.
Tuy nhiên, việc này chỉ thực hiện được một số ít các trường THPT chuyên đứng đầu toàn quốc do các trường này đã có sự phát triển lâu đời và được đầu tư rất lớn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất tốt. Bên cạnh đó nhiều trường THPT chuyên tại nhiều địa phương đang yếu và thiếu ở nhiều bộ môn chứ chưa nói đến ngoại ngữ.
Ông Bùi Văn Trung, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) cho biết việc tuyển sinh của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn, mỗi một năm chỉ khoảng hơn 1.000 thí sinh thi tuyển nhưng chỉ chọn ra được gần 400 học sinh. Số học sinh để vào đủ tất cả các lớp chuyên và đảm bảo chất lượng cũng là điều đặc biệt khó khăn. Trong đó số học sinh có trình độ ngoại ngữ là không nhiều. Các khối chuyên thường thiếu chỉ tiêu là các môn hấp dẫn không cao như tiếng Nga, Pháp..Hiện nay chế độ chính sách với học sinh chuyên chưa thể hỗ trợ được cho các em. Chính sách này áp dụng rất lâu rồi.
Nhận xét về nhiệm vụ về trình độ ngoại ngữ trong đề án, ông Trung cũng thẳng thắn chia sẻ: “Yêu cầu ngoại ngữ đối với giáo viên có thể đạt được nhưng phải có sự đầu tư dài hơi. Ngoại ngữ là một vấn đề tương đối vất vả đối với các giáo viên trong trường”.
Hiện tại, nhà trường đang có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo các giáo viên trẻ có trình độ, đặc biệt là giáo viên giỏi về ngoại ngữ. Được sự đồng ý của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình, nhà trường vẫn tuyển thêm giáo viên giỏi về mặc dù là có thể là thừa chỉ tiêu. Trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm sẽ đào tạo cho các giáo viên trẻ.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Lũy, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Long An.
Ông Lê Văn Lũy, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Long An cho biết nhà trường mới được thành lập từ tháng 2/2010 trên cơ sở tách ra từ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Hiện tại trường chỉ có 39 giáo viên, đảm nhận giảng dạy hơn 400 học sinh. Hiện tại trường vẫn nhờ cơ sở của trường khác để giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn.
Vì vậy, ông Lũy cũng cho biết rất khó để nhà trường có thể thực hiện được những mục tiêu của đề án, đặc biệt là về ngoại ngữ. Nhìn chung, các thầy cô giáo trong trường vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về ngoại ngữ được đặt ra.
Ông Lũy cho hay hiện tại, nhà trường cũng chỉ mới yêu cầu chứ chưa có kế hoạch kiểm tra cụ thể trình độ ngoại ngữ của các giáo viên. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích các thầy cô giáo nâng cao trình độ nếu có bằng A thì phấn đầu có bằng B, nếu có bằng B thì phấn đấu có bằng C… Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho các thầy cô giáo được tiếp tục bồi dưỡng thêm về ngoại ngữ vì hiện nay chủ yếu trình độ của các giáo viên trường là bằng A.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định hệ thống giáo viên ở trường chuyên hiện nay còn thiếu và yếu. Nguyên nhân có thể do định hướng phát triển của một số trường chuyên còn chưa đúng. Để thực hiện được đề án này lãnh đạo các trường phải có biện pháp khắc phục, đặc biệt là vấn đề ngoại ngữ của giáo viên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết, việc dạy và học ngoại ngữ trong trường học hiện nay ở nước ta còn đang yếu, trong đó có cả việc học ngoại ngữ ở các trường chuyên. Học sinh trường chuyên khi tham gia vào các kỳ thi quốc tế thường gặp một số vấn đề về ngoại ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học và làm bài. Hiện nay, để thi quốc tế thì các sách tham khảo phần nhiều là từ nước ngoài. Vì vậy nếu các em học sinh không có đủ một vốn ngoại ngữ tốt thì rất khó khăn trong việc tiếp cận các tri thức mới nhất.
Theo xu hướng toàn cầu hóa, việc học ngoại ngữ là không thể thiếu vì nó là một trong những chìa khóa để tiếp cận với các nền công nghiệp tiên tiến. Có rất nhiều học sinh giỏi nhưng không thể nhận học bổng của các tổ chức quốc tế vì không đủ điểm IELTS hoặc TOEFL.
Học sinh các nước châu Âu, châu Mỹ có điều kiện học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc. Còn đối với học sinh Việt Nam, hiện tại chúng ta mới có thể đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều có thể nói và viết tiếng Anh thành thạo. Học sinh các trường chuyên sẽ là những học sinh nguồn để đạt được mục tiêu này.
Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ GD trung học cho biết: Một trong những nội dung quan trọng của đề án là triển khai dạy học bằng tiếng Anh ở các môn học. Trước tiên sẽ dạy một số môn học chuyên tự nhiên bằng tiếng Anh như Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tin học… Sau đó sẽ mở rộng dần đến các môn khoa học xã hội. Đối với các môn xã hội không phải học hết bằng tiếng Anh mà học sinh chỉ học tiếng Anh theo các chuyên đề còn bình thường vẫn học bằng tiếng Việt.
Hơn 1.000 giáo viên các trường THPT chuyên trên toàn quốc cũng đã được tập huấn nội dung chuyên sâu, tiệm cận với chương trình quốc tế. Chương trình phát triển GD trung học cũng đã có kế hoạch tập huấn tiếng Anh cho 456 giáo viên dạy các môn học ở trường chuyên (dự kiến tiến hành vào hè năm 2011), mục tiêu của chương trình là giáo viên chuyên có thể dạy các môn học của mình cho học sinh bằng tiếng Anh. Do vậy, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên chuyên là tối cần thiết và được củng cố trước. Sau đó, mỗi năm sẽ mở rộng ra các trường khác.
Hoạt động này được thực hiện hàng năm từ năm 2011 để đảm bảo hỗ trợ các giáo viên dạy môn học của mình bằng tiếng Anh. Tổng kinh phí tập huấn tiếng Anh cho giáo viên chuyên là 638.400 đô la Mỹ.
Theo BĐVN
Học giỏi đâu nhất thiết phải là trường chuyên!
Mấy ngày gần đây, rất nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về cậu bé Võ Văn Huy, học sinh lớp 12 của Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Tây Hòa, Phú Yên) là một trong 6 học sinh được chọn tham gia đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 52 tại Hà Lan diễn ra từ ngày 13/7 đến 24/7/2011.
Chuyện học sinh giỏi tham dự một kỳ thi quốc tế cũng không có gì đáng bàn, tuy nhiên trường hợp của Huy lại khác. Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ và thực tế cũng đã cho thấy đa phần học sinh tham dự các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều thuộc các trường THPT chuyên hay những trường THPT có thương hiệu.
Tuy nhiên, cậu học trò Võ Văn Huy lại không nằm trong quy luật đó, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa). Thi đậu vào trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) nhưng do điều kiện không cho phép, cậu học trò Huy đành chấp nhận học tại một trường không mấy tên tuổi và thuộc một vùng kinh tế cũng chẳng mấy khá giả.
Mặc dù học trường huyện và hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Huy luôn cố gắng học tập. Năm học nào cậu học trò Huy cũng đạt học sinh giỏi với điểm trung bình môn trên 9,0 điểm, riêng môn Toán luôn là điểm 10, điều đặc biệt là Huy cũng chẳng có thời gian học thêm ở bất cứ nơi nào. Thế nhưng, cậu học trò huyện lại được vinh dự tham gia vào một cuộc thi Toán tầm cỡ quốc tế như thế vả là một nghị lực phi thường.
Sở dĩ, nhắc đến Võ Văn Huy bởi vì hiện nay, đa phần phụ huynh học sinh, ai cũng muốn con em mình được vào trường chuyên, trường điểm của tỉnh. Nhất là trong các đợt thi chuyển cấp vào lớp 10 hàng năm, nhiều phụ huynh tìm mọi cách nào là bắt ép ôn tập, học thêm nhiều nơi, đủ kiểu chạy trường,... mà quên mất rằng khả năng học tập của các em đâu phải chỉ phụ thuộc vào trường đó mà cái chính là ở bản thân của các em.
Trong hội nghị về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2011-2012, TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã nói rõ, học không phải là đối phó với thi cử mà học là để biết, để làm người. Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng này của người dân cũng như dư luận xã hội, nhiều quận, huyện đã tích cực xây dựng trường lớp để thay thế việc thi tuyển vào lớp 10 bằng cách xét tuyển.
Dẫn lời ông Minh và trường hợp của em Võ Văn Huy để thấy rằng, không phải học sinh giỏi nào cũng xuất phát từ các trường THPT chuyên hay các trường công lập nổi tiếng mà yếu tố đầu tiên dẫn đến sự thành công của các em đều phụ thuộc rất nhiều vào bản thân. Vì vậy, việc chạy trường điểm, bắt các em ôn tập, thi cử quá nhiều liệu đã có tác dụng?
Theo Giaoduc.net.vn
Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", câu nói này nghe quá quen thuộc trong những năm trước đây. Bây giờ ít người nói vậy vì nó không còn đúng nữa, đơn giản là có "cùng sào" đi nữa thì "chuột" cũng... không vào sư phạm. Lý do thì hầu như ai cũng biết, nhất là "người trong cuộc": 1.Lương thấp: làm...