Trường chuẩn quốc gia không có hiệu trưởng
Kể từ ngày 1-12-2011 thầy Phan Văn Kháng trường tiểu học Thanh Hà (Thanh Chương, Nghệ An) có quyết định nghỉ hưu nhưng đến nay đã gần một tháng, thầy vẫn phải đến trường làm công việc của một hiệu trưởng. Vì sao vậy?
Trường tiểu học Thanh Hà được công nhận là chuẩn quốc gia từ năm 2005. Nguyên nhân của sự việc kể trên là từ khi có quyết định nghỉ hưu thầy Kháng không nhận được một công văn hay văn bản nào yêu cầu bàn giao công việc cho người kế nhiệm hay hiệu trưởng tạm thời. Trong khi đó 2 hiệu phó của trường cũng vì không có chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện nên không dám thay quyền hiệu trưởng.
Gần một tháng nay hằng ngày thầy Kháng vẫn phải ký tên, đóng dấu hầu hết các giấy tờ văn bản của trường như khi còn đương nhiệm. Có những giấy tờ quan trọng như bảng lương, giấy tạm ứng kinh phí tiền đi thi hội khỏe phù đổng, biên bản thẩm định trường chuẩn quốc gia mức độ 1… chỉ có hiệu trưởng đang đương chức mới được ký và đóng dấu nhưng thầy Kháng vẫn làm.
Thầy Phan Văn Kháng.
Thầy Kháng tâm sự: “Tôi biết như vậy là không đúng chức trách nhưng không còn cách nào khác tôi phải làm thôi. Gần cả đời tôi gắn bó với nghề, cống hiến cho sự nghiệp trồng người, đến nay tôi có quyết định nghỉ hưu, tôi cũng muốn được nghỉ ngơi vui thú tuổi già, nhưng gần một tháng nay tôi không biết bàn giao công việc, con dấu cho ai nên vẫn phải hằng ngày tiếp tục đến trường. Tôi mong muốn cấp trên nhanh chóng bổ nhiệm hiệu trưởng kế nhiệm hoặc tạm quyền để tôi bàn giao công việc”.
Ông Hoàng Cao Phơn – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà thừa nhận: “Việc thầy Kháng đã nghỉ hưu mà vẫn đi làm không lương là có thật. Hiện nay thầy cũng đã có danh sách trong những người hưởng lương hưu trí tại xã Thanh Hà”.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương lại nói: “Việc thầy Kháng nghỉ hưu chúng tôi đã biết nhưng việc thầy Kháng vẫn đi làm và ký tên, đóng dấu vào các văn bản liên quan đến trường chúng tôi không hề hay biết. Nếu có việc như thế thì thầy Kháng làm sai và thầy đã nghỉ hưu thì cứ việc nghỉ”.
Video đang HOT
Ông Phạm Viết Hải, chuyên viên phụ trách tổ chức, thanh tra thi vụ Phòng Giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương nói: “Việc thầy Kháng đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm chúng tôi có biết và cho đến nay việc trường khuyết hiệu trưởng gần một tháng mà vẫn phải để thầy Kháng làm việc là vì do có vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm hiệu trưởng. Lúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ vài ba ngày sẽ bổ nhiệm được hiệu trưởng nhưng trong quá trình làm quy trình bổ nhiệm đang có nhiều vướng mắc nên mới xảy ra tình trạng đến nay trường tiểu học Thanh Hà vẫn chưa có hiệu trưởng”.
Theo TPO
Nghệ An: HS thị trấn Hưng Nguyên vẫn tiếp tục học tại trường cũ
Trước mắt, học sinh thị trấn Hưng Nguyên vẫn tiếp tục học tại Trường THCS Quang Trung phân hiệu 2. Nếu có sự thay đổi nào khác, UBND huyện và các cơ quan liên quan sẽ bàn bạc với người dân".
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) Trần Xuân Trung tại cuộc đối thoại với người dân thị trấn Hưng Nguyên vào sáng nay 5/12.
Hàng trăm phụ huynh tập trung tại cổng trụ sở UBND huyện Hưng Nguyên vào sáng nay 5/12.
Như Dân trí đã đưa tin, sáng ngày 2/12, hàng trăm phụ huynh có con em học tại Trường THCS thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) nay là Trường THCS Quang Trung phân hiệu 2, đã tập trung tại trụ sở UBND huyện Hưng Nguyên để phản ứng trước thông tin sẽ chuyển học sinh (HS) thị trấn lên Trường THCS Quang Trung (phân hiệu 1, đóng tại xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên). Lý do khiến phụ huynh không đồng tình với chủ trường này là lo ngại con em mình sẽ gặp nguy hiểm trên đường tới trường.
Do chưa nhận được câu trả lời chính thức từ phía các cơ quan chức năng nên sáng nay 5/12, hàng trăm phụ huynh thuộc 17 khối của thị trấn Hưng Nguyên đã kéo đến trụ sở UBND huyện Hưng Nguyên để tiếp tục phản đối. Trước tình hình đó, UBND huyện Hưng Nguyên đã tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với người dân do đích thân Chủ tịch UBND huyện Trần Xuân Trung chủ trì.
Tại buổi đối thoại, 6 người dân đại diện cho hàng trăm phụ huynh HS và bà con nhân dân thị trấn Hưng Nguyên bày tỏ quan điểm không đồng ý với chủ trương chuyển con em thị trấn Hưng Nguyên lên học tại trường ở xã Hưng Đạo. Đồng thời đề nghị giữ nguyên ngôi trường có lịch sử phát triển gần 60 năm này.
Phụ huynh yêu cầu lãnh đạo huyện phải có câu trả lời cuối cùng về việc chuyển học sinh thị trấn Hưng Nguyên lên Trường THCS Quang Trung đóng tại xã Hưng Đạo để học.
Thay mặt UBND huyện Hưng Nguyên, ông Trần Xuân Trung cho biết, việc sáp nhập các trường học trên địa bàn huyện là theo chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An. Do số lượng HS tại Trường THSC thị trấn quá ít (272 HS) nên khó tổ chức lớp cũng như bố trí giáo viên dạy để đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong khi đó khuôn viên của trường nhỏ (hơn 6.000m2) nên không thể đảm bảo trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Ông Trung cho biết, việc sáp nhập trường là nằm ngoài ý muốn của UBND huyện, UBND xã và ngành giáo dục. Nhưng trong bối cảnh giảm quy mô trường lớp thì việc sáp nhập trường là tất yếu. UBND huyện đã đề ra 3 phương án. Thứ nhất là sáp nhập 2 trường THCS thị trấn và trường THCS Hưng Đạo và chuyển về học tại Trường THCS thị trấn. Tuy nhiên nếu chuyển về đây thì khuôn viên quá nhỏ, không đủ điều kiện để xây dựng thêm phòng học và các phòng chức năng khác. Mặt khác, Trường Mầm non thị trấn không được mở rộng diện tích nên không đảm bảo theo quy định. Nếu di chuyển trường Mầm non thị trấn đến địa điểm khác để xây dựng thì sẽ không được hưởng dự án kiên cố hóa trường học.
Đại diện người dân thị trấn Hưng Nguyên phát biểu trong buổi đối thoại, yêu cầu giữ nguyên Trường THCS thị trấn cho con em học.
Phương án thứ 2 là sau khi sáp nhập 2 trường lại với nhau thì sẽ xây dựng một trường mới nằm giữa 2 địa phương. Nếu vậy sẽ phải thu hồi 10.000m2 đất nông nghiệp và phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Ngoài ra việc xây dựng mới sẽ không được hưởng dự án kiên cố hóa trường học, toàn bộ kinh phí xây mới khoảng 20 tỷ đồng sẽ phải huy động trong nhân dân. Hơn nữa xây dựng trường mới gần đường tránh Vinh sẽ gây ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Nếu xây dựng trường mới tại xã Hưng Đạo (trong khuôn viên trường THCS Hưng Đạo) sẽ giải quyết được các vấn đề trên. Cụ thể, với khuôn viên gần 9.000m2 đủ điều kiện để xây dựng trường chuẩn quốc gia, Trường Mầm non thị trấn được hưởng kinh phí dự án kiên cố hóa trường học trị giá 2,1 tỷ đồng. Ngoài ra, Trường THCS Quang Trung (sau khi sáp nhập Trường THCS thị trấn và trường THCS Hưng Đạo) sẽ được hưởng 2 công trình xây dựng 15 phòng học và 10 phòng chức năng trị giá 7 tỷ đồng. Do đó, không phải huy động sự đóng góp của nhân dân 2 địa phương để xây dựng trường học.
Về quãng đường đi lại của các em HS 2 địa phương thì ông Trần Xuân Trung cho rằng cự ly quãng đường là tương đương nhau, HS thị trấn đi học tại Trường THCS Quang Trung phải đi quãng đường xa nhất là 6 km. Trong khi đó, HS xóm xa nhất của xã Hưng Đạo đến trường cũng phải đi 5,7km. "Hơn nữa việc đảm bảo an toàn giao thông cho các cháu trên đường đi học phụ thuộc vào ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông và ý thức của chính các cháu. HS ở xã Hưng Đạo vẫn đi trên con đường này để xuống Trường THCS Lê Hồng Phong (là trường năng khiếu của huyện) bình thường đấy thôi", ông Trung cho biết thêm.
Ông Trần Xuân Trung - Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên: "Trước mắt học sinh thị trấn Hưng Nguyên vẫn tiếp tục học tại trường cũ".
Do vậy UBND huyện Hưng Nguyên đã có chủ trương sau khi sáp nhập 2 trường sẽ xây dựng trụ sở tại xã Hưng Đạo và chuyển HS vùng thị trấn lên đây để học.Theo kế hoạch việc chuyển HS thị trấn lên trường ở xã Hưng Đạo để học sẽ được thực hiện vào đầu học kỳ 2 năm học 2011-2012 này.
Việc sáp nhập trường là cần thiết, tất yếu, tuy nhiên trước phản ứng của phụ huynh HS, ông Trần Xuân Trung cho biết: "Trước mắt sẽ giữ nguyên việc học của con em thị trấn tại Trường THCS Quang Trung phân hiệu 2, khi nào có sự thay đổi khác, UBND huyện sẽ bàn bạc với bà con. Việc sáp nhập trường là tất yếu tuy nhiên việc di chuyển trường học từ thị trấn lên Hưng Đạo học sẽ được bàn bạc dựa trên ý kiến thống nhất và ủng hộ của người dân".
Trước thông tin mảnh đất của Trường THCS thị trấn cũ, nay là phân hiệu 2 của Trường THCS Quang Trung đã bị chính quyền bán cho doanh nghiệp, ông Trần Xuân Trung khẳng định, UBND huyện chưa có phương án sử dụng đất này vào mục đích nào khác.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Hoàng Văn Phi - Bí thư đảng bộ huyện Hưng Nguyên thừa nhận các đơn vị liên quan chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn trong việc giúp người dân hiểu rõ chủ trương chung của tỉnh và huyện trong việc sáp nhập các trường học trên địa bàn và chủ trương này chưa được sự đồng tình cao của người dân. "Bà con hết sức bình tĩnh. Lãnh đạo huyện sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bà con. Thường trực huyện ủy đã có ý kiến giữ nguyên, chưa di chuyển HS thị trấn lên xã Hưng Đạo học. Sau này như thế nào sẽ bàn bạc và thống nhất với bà con", ông Hoàng Văn Phi cho hay.
Hoàng Lam
Theo dân trí
Chốt địa điểm học cho 500 HS tiểu học Học sinh ở 10 lớp của Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm trong danh sách chuyển đến địa chỉ 319 Bạch Đằng sẽ về học tạm tại Trường Tiểu học Phúc Tân và THCS Nguyễn Du cùng nằm trong địa bàn quận Hoàn Kiếm. Liên quan đến kế hoạch chuyển học sinh tới các địa điểm khác, phục vụ...