Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM thi tuyển kết hợp xét điểm học bạ
Năm nay, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM có 7 ngành thi tuyển môn năng khiếu và 4 ngành xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh lớp 12 tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên – NGỌC DƯƠNG
Theo tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, năm nay trường tuyển sinh 11 ngành. Trong đó, có 4 ngành xét điểm trung bình năm lớp 12 gồm quản lý văn hóa, hướng dẫn du lịch, khoa học thư viện và kinh doanh xuất bản phẩm.
Bên cạnh đó, có 7 ngành sẽ thi năng khiếu và căn cứ điểm trung bình lớp 12 để xét tuyển, bao gồm thanh nhạc, diễn viên kịch – điện ảnh, đạo diễn sân khấu, nhiếp ảnh, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp và hội họa.
Video đang HOT
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký từ ngày 22.6 đến 10.8 (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020). Thời gian thi môn năng khiếu và xét tuyển dự kiến từ 25.8 đến 28.8.
Nội dung thi năng khiếu như sau:
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM trao bằng thạc sĩ các chuyên ngành Văn hóa, Thư viện
Sáng 13.6, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ cho 91 học viên các chuyên ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện năm 2020.
Đây là đợt trao bằng lần thứ 5 cho các lớp cao học Quản lý văn hóa từ khóa 4 đến khóa 7; Văn hóa học từ khóa 3 đến khóa 5 và Khoa học Thư viện khóa đầu tiên.
Theo đó, tính đến thời điểm này, Nhà trường đã có 323/441 học viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ, chiếm tỷ lệ trên 73,2%, trong đó không có học viên xuất sắc, có 55 học viên đạt loại giỏi. Đáng chú ý, Nhà trường đã quyết định xóa tên là 77 học viên không đảm bảo nội quy học tập, học viên học quá thời gian đào tạo và gia hạn theo quy định mà vẫn chưa bảo vệ được luận văn.
Trong số 91 học viên được nhận bằng thạc sĩ năm 2020, có 18 học viên đạt loại giỏi, 2 học viên cao tuổi nhất đều 57 tuổi và 2 học viên nhỏ tuổi nhất đều 28 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Thế Dũng trao bằng tốt nghiệp cho các tân thạc sĩ
Thông tin thêm về quá trình đào tạo, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho biết, từ số lượng học viên trúng tuyển là 512 thí sinh (tính đến khóa học 2018-2020), đến cuối khóa học còn lại 441 học viên, đạt tỷ lệ 86,1%; số lượng học viên tốt nghiệp được nhận bằng thạc sĩ là 323 học viên, đạt tỷ lệ 73,2%, điều này cho thấy nhiều học viên không hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện, chiếm gần 27%.
Theo đó, có nhiều lý do dẫn đến học viên không hoàn thành nhiệm vụ học tập, trong đó phần lớn người học không bố trí được thời gian, sắp xếp công việc cơ quan, bị bệnh, tai nạn,... Một số học viên chưa thích ứng với phương pháp đào tạo thạc sĩ, dẫn đến lực học yếu, bỏ học.
Việc xác định đề tài nghiên cứu của học viên còn yếu. Nhiều học viên chưa có sự chuẩn bị đề cương nghiên cứu kỹ trước khi tham gia học. Có học viên quan điểm là tập trong ôn thi để đạt kết quả đầu vào trước, đề cương từ từ sẽ tính sau. Trong khi đó, thời gian học thạc sĩ theo quy định là 2 năm, học viên chỉ học các môn học chuyên ngành 3 học kỳ, học kỳ cuối là thực hiện luận văn tốt nghiệp. Vì vậy, nhiều học viên chuẩn bị định hướng nghiên cứu của mình vội vàng, chưa có sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo.
Chính vì vậy, kết quả nhiều học viên không hoàn thành được luận văn của mình, dẫn đến bị phạt và bị xóa tên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của học viên còn yếu, chưa thể đạt được chuẩn đầu ra trình độ B1 khung Châu Âu, đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều học viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp.
Được biết, từ năm học 2011 trở về trước, việc đào tạo cao học Quản lý Văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện do Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đảm nhiệm. Việc đào tạo chỉ tập trung ở Hà Nội sẽ rất khó khăn cho các học viên phía Nam về kinh phí, thời gian và điều kiện đi lại,... dẫn đến nguồn nhân lực ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện có trình độ cao ở phía Nam vẫn còn rất thiếu và yếu.
Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nói trên là nhiệm vụ của hệ thống trường văn hóa - nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL, đặc biệt là khu vực phía Nam. Từ năm 2011, Trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học ngành Quản lý văn hóa; năm 2013, Trường được đào tạo cao học Văn hóa học và đến năm 2016, tiếp tục được Bộ cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện. Đến thời điểm này, Nhà trường đã tuyển sinh được 9 khóa cao học ngành Quản lý văn hóa; 6 khóa cao học ngành Văn hóa học và 3 khóa ngành Khoa học Thư viện.
Tư vấn mùa thi phát trên đài truyền hình địa phương Từ hôm nay 1.6, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên thực hiện năm 2020 sẽ phát sóng trên các đài phát thanh - truyền hình địa phương, đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và YouTube của Báo Thanh Niên. Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên thực hiện năm 2020 sẽ phát sóng trên các...